Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácVí dụ: NaOH: Natri hidroxit, Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit
Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:
1. Tác dụng với chất chỉ thị màu.
Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit
Dung dịch bazơ (kiềm) tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
3. Tác dụng của bazơ với axit
Bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa.
KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước
Thí nghiệm: Đun nóng bazơ không tan Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn.
Hiện tượng: Cu(OH)2 màu xanh lơ bị phân hủy thành chất rắn màu đen là CuO và nước:
Cu(OH)2 CuO + H2O
Các bazơ không tan khác như Fe(OH)3, Al(OH)3... cũng bị phân hủy bởi nhiệt tạo thành oxit tương ứng và nước.
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Vậy, bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.
1. Các dung dịch bazơ (kiềm) có những tính chất hóa học sau:
Đổi màu quỳ tím thành xanh hoặc dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ. Tác dụng với oxit axit và axit tạo thành muối và nước.
2. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy, tạo thành oxit và nước.
3. Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa).
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!