Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Tính chất hóa học của bazơ

Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối

  • ​Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 2 ml dung dịch FeCl3. Lắc nhẹ ống nghiệm.

  • Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. 
  • Giải thích: Do NaOH tác dụng với FeCl3 sinh ra kết tủa màu nâu đỏ là Fe(OH)3.
  • Phương trình phản ứng:                  3NaOH  + FeCl3  →  Fe(OH)3 ↓  +  3NaCl
  • Kết luận: Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit.

  • Cách tiến hành: Lấy khoảng 2 ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Sau đó để kết tủa xanh lơ lắng xuống đáy ống nghiệm. Tiếp tục nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

  • Hiện tượng: Khi nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm, kết tủa xanh lơ tan ra tạo thành dung dịch trong xuốt có màu xanh lam.
  • Giải thích: Ban đầu CuSO4 tác dụng với NaOH tạo thành kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lơ. Sau đó HCl phản ứng với Cu(OH)2 làm kết tủa tan tạo thành dung dịch có màu xanh lam.
  • Phương trình phản ứng:    ​       

CuSO4    +    2NaOH    →    Cu(OH)2↓   +   Na2SO4

Cu(OH)2   +   2HCl   →   CuCl2   +   H2O

  • Kết luận: Bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa.

2. Tính chất hóa học của muối

Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại

  • Cách tiến hành: Ngâm một đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch CuSO4.

  • Hiện tượng: Đinh sắt bị hòa tan một phần, màu xanh lam của dung dịch bị nhạt dần, có kim loại màu đỏ bám trên bề mặt của đinh sắt.
  • Giải thích: Vì Fe hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Cu nên đẩy Cu ra khỏi muối. Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam, khi muối FeSO4 được tạo thành, nồng độ CuSO4 trong dung dịch giảm nên dung dịch mất màu. Fe tham gia phản ứng nên đinh sắt tan một phần, kim loại Cu có màu đỏ sinh ra bám trên đinh sắt Fe làm đinh sắt có màu đỏ.
  • Phương trình phản ứng:    ​       

CuSO4    +    Fe    →    FeSO4   +  Cu

  • Kết luận: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

  • Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa vài ml dung dịch Na2SO4.

  • Hiện tượng: Xuất hiện vẩn đục màu trắng.
  • Giải thích: BaCl2 phản ứng với Na2SO4 sinh ra BaSO4 kết tủa màu trắng không tan.
  • Phương trình phản ứng:    ​       

BaCl2    +    Na2SO4    →   BaSO4 ↓ +  2NaCl

  • Kết luận: Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit

  • Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa vài ml dung dịch H2SO4.

  • Hiện tượng: Xuất hiện vẩn đục màu trắng.
  • Giải thích: BaCl2 phản ứng với Na2SO4 sinh ra BaSO4 kết tủa màu trắng không tan trong axit.
  • Phương trình phản ứng:    ​       

BaCl2    +    H2SO4    →   BaSO4 ↓ +  2HCl

  • Kết luận: Muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.

II. TƯỜNG TRÌNH

STT             Cách tiến hànhHiện tượng, giải thíchPhương trình hóa học
Natri hidroxit tác dụng với muốiNhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch FeCl3. Lắc nhẹ ống nghiệm.

Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

Dung dịch sau phản ứng tạo thành có kết tủa màu nâu đỏ vì chất mới sinh ra là Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.

3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3
 Đồng (II) hidroxit tác dụng với axitLấy khoảng 2 ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Sau đó để kết tủa xanh lơ lắng xuống đáy ống nghiệm. Tiếp tục nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

Kết tủa tan tạo thành dung dịch có màu xanh lam.

Kết tủa tan ra có màu xanh lam do HCl phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra muối CuCl2 (muối của đồng có màu xanh lam).

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loạiNgâm đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa vài ml dung dịch CuSO4. Để khoảng 4 - 5 phút.

Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám vài đinh sắt. Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4, chất rắn màu đỏ là (Cu) bám trên bề mặt đinh sắt.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
 Bari clorua tác dụng với muốiNhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa vài ml dung dịch Na2SO4.

Dung dịch sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng. Do BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo kết tủa trắng BaSO4.

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
Bari clorua tác dụng với axitNhỏ vài giọt dung dịch BaClvào ống nghiệm có chứa vài ml dung dịch H2SO4.

Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng. Do BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa màu trắng BaSO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!