Bài 2. Một số oxit quan trọng

NP

Bài 1: Hòa tan 32g Fe2O3 vào 218g dung dịch HCl 30% lấy dư

a) viết PTHH. Có bao nhiêu g Axit đã tham gia? Bao nhiêu g muối sắt thu được ?

b) Tính nồng độ % dung dịch các chất sau pứ.

Bài 2: Nhận biết chất sau: (bằng pp hóa học)

a) Hai chất rắn màu trắng: CaO ; P2O5

b)Ba chất khí không màu: SO2; O2; H2

Bài 3:Tách riêng từng chất trong hỗn hợp: CaO và CuO

Bài 4:Hòa tan 2,4g Đồng(II) Oxit bằng 100g dd H2SO4 29,4%

a) viết PTHH

b) Tính nồng độ % các chất có trong dd thu được sau pứ?

Bài 5: Hòa tan 13.2g hỗn hợp hai Oxit ZnO và Al2O3 vào 250 ml dd HCl 2M vừa đủ

a) Viết PTHH

b) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi Oxit có trong hỗn hợp.

c) Tính nồng độ % các muối có trong dd sau pứ (dHCl=1,2g/ml)
H24
2 tháng 7 2017 lúc 9:04

Bài 1: Hòa tan 32g Fe2O3 vào 218g dung dịch HCl 30% lấy dư

a) viết PTHH. Có bao nhiêu g Axit đã tham gia? Bao nhiêu g muối sắt thu được ?

b) Tính nồng độ % dung dịch các chất sau pứ.

Theo đề bài ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}nFe2O3=\dfrac{32}{160}=0,2\left(mol\right)\\nHCl=\dfrac{30.218}{100.36,5}\approx1,79\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

Vì số mol của HCl lấy dư nên ta tính theo số mol của Fe2O3

a) PTHH :

\(Fe2O3+6HCl\rightarrow2FeCl3+3H2O\)

0,2mol......1,2mol.....0,4mol

=> Số mol axit HCl đã tham gia là :

nHCl(tham gia ) = 1,2 (mol)

Số gam muối sắt thu được là : mFeCl3 = 0,4.162,5 = 65 (g)

b) Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}C\%_{FeCl3}=\dfrac{65}{32+218}.100\%=26\%\\C\%_{HCl\left(d\text{ư}\right)}=\dfrac{\left(1,79-1,2\right).36,5}{32+218}\approx8,6\%\end{matrix}\right.\)

Vậy...................

Bình luận (0)
H24
2 tháng 7 2017 lúc 9:12

Bài 2 : Nhận biết các chất :

a) Hai chất rắn là CaO và P2O5

Ta mỗi chất một ít vào ống nghiệm để làm mẫu thử và đánh số .

Cho mẫu thử tác dụng với nước rồi cho quỳ tím vào từng ống nghiệm .

PTHH :

CaO + H2O -> Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4

+ Ống nghiệm nào có chứa dung dịch làm quỳ tím hóa xanh thì đó là ống nghiệm có chứa dung dịch Ca(OH)2 ( ban đầu có chứa mẫu thử chất rắn CaO)

+ Ống nghiệm nào có chứa dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ thì đó là ống nghiệm có chứa dung dịch H3PO4 ( ban đầu có chứa mẫu thử chất rắn P2O5)

b) Ba chất khí không màu: SO2; O2; H2

Ta dùng que đóm đang cháy để nhận biết

Cho que đóm vào từng khí

+ Khí nào làm cho que đóm cháy mãnh liệt hơn trong không khí thì đó là khí O2

+ Khí nào làm cho que đóm vụt tắt thì đó là khí SO2

+ Khí nào làm cho que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh và có nghe tiếng tách nhỏ thì đó là khí H2

Bình luận (0)
H24
2 tháng 7 2017 lúc 9:19

Bài 4 :

Theo đề bài ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}nCuO=\dfrac{2,4}{80}=0,03\left(mol\right)\\nH2SO4=\dfrac{100.29,4}{100.98}=0,3\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

Ta có PTHH :

CuO + H2SO4 \(\rightarrow\) CuSO4 + H2O

0,03mol....0,03mol.......0,03mol

Theo PTHH ta có : \(nCuO=\dfrac{0,03}{1}mol< nH2SO4=\dfrac{0,3}{1}mol\) => nH2SO4 dư ( tính theo nCuO)

b) Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}C\%_{\text{dd}CuSO4}=\dfrac{0,03.160}{2,4+100}.100\%\approx4,69\%\\C\%_{\text{dd}H2SO4\left(d\text{ư}\right)}=\dfrac{\left(0,3-0,03\right).98}{2,4+100}.100\%\approx25,84\%\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
H24
2 tháng 7 2017 lúc 9:28

Bài 5 :

Theo đề bài ta có : nHCl = 2.0,25 = 0,5 (mol)

a) Gọi x ,y lần lượt là số mol của ZnO và Al2O3

Ta có PTHH :

\(\left(1\right)ZnO+2HCl\rightarrow ZnCl2+H2O\)

x mol..........2x mol............x mol

\(\left(2\right)Al2O3+6HCl\rightarrow2AlCl3+3H2O\)

y mol.............. 6y mol.... 2y mol

Theo đề bài ta có 2PT : \(\left\{{}\begin{matrix}81x+102y=13,2\left(a\right)\\2x+6y=0,5\left(b\right)\end{matrix}\right.\)

Giải ra ta được \(\left\{{}\begin{matrix}x=0,1\left(mol\right)\\y=0,05\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

Tới đây thì dễ rồi nhé ! Bạn tự giải tiếp nhé

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
CL
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
9V
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết