Đây là phiên bản do Trịnh Long
đóng góp và sửa đổi vào 6 tháng 8 2021 lúc 10:00. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácI. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám
1. Khó khăn
* Quân sự: giặc ngoại xâm ở 2 miền với danh nghĩa giáp giải quân đội Nhật các nước trong phe đồng minh đã kéo vào nước ta.
- 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
- Bọn phản động: Đại Việt, Tờ-Rốt-Kít, các giáo phái chống phá cách mạng.
* Chính trị: nền độc lập bị đe doạ.
- Nhà nước cách mạng chưa được củng cố.
* Kinh tế: (giặc đói)
- Nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
- Hậu quả của nạn đói.
- Thiên tại, hạn hán, lụt lội...
- Công nghiệp đình đốn, giá cả tăng vọt, tài chính kiệt quệ.
- Ngân sách trống rỗng.
* văn hoá xã hội: (Nạn dốt)
- 90% dân số không biết chữ.
- Các tệ nạn xã hội.
2. Thuận lợi
- Nhân dân phấn khởi vì được độc lập tự do, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
II. Bước đầu xây dựng chế độ mới
- Ngày 6/1/1946 tổng tuyển cử tự do trong cả nước (bầu Quốc hội).
- Bầu 333 Đại biểu vào Quốc hội.
=> Chính quyền dân chủ nhân dân được xây dựng
III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính
1. Giải quyết nạn đói
- Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch.
- Tăng gia sản xuất, tiết kiệm.
- Kết quả: Nạn đói đã được đầy lùi.
2. Giải quyết giặc dốt
- Ngày 8/9/1945 thành lập cơ quan bình dân học vụ.
- Toàn dân tham gia xoá nạn mũ chữ.
- Kết quả: Các cấp học đều phát triển mạnh.
3. Giải quyết khó khăn về tài chính
- Chính phủ kêu gọi đóng góp của nhân dân.
+ Xây dựng “Quỹ độc lập”.
+ Phát động: “Tuần lễ vàng”.
- Ngày 31/1/1946 ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
- Ngày 23/11/1946 lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
IV. Nhân dân nam bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược
- Thực dân Pháp đã có âm mưu trở lại xâm lược nước ta từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh
- Ngày “Tết độc lập” (2/9/1945), Pháp xả súng vào dân thường ở Sài Gòn - Chợ Lớn làm 47 người chết, nhiều người bị thương.
→ Đêm 22, rạng sáng 23/9/1945, Pháp chính thức cho quân nổ súng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
- Nhân dân Nam Bộ đã anh dũng đánh trả bọn xâm lược bằng mọi hình thức và vũ khí trong tay, gây cho Pháp nhiều khó khăn → Nhân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược ở Sài gòn, sau đó ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng vạn thanh niên miền Bắc hăng hái gia nhập đoàn quân “Nam tiến”, sát cánh cùng nhân dân miền Nam đánh Pháp.
→ Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu.
V. Đấu tranh chống quân tưởng và bọn phản cách mạng
- Quân Tưởng vào miền Bắc với 2 vạn quân cùng bọn phản động chúng đưa ra nhiều yêu sách về chính trị và kinh tế.
→ Ta chọn sách lược hòa hoãn, dùng ngoại giao khôn khéo để tránh xung đột quân sự, đồng thời kiên quyết vạch mặt âm mưu phá hoại của quân Tưởng và bọn phản cách mạng.
- Cụ thể:
+ Nhường cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp.
+ Nhân nhượng cho quân Tưởng một số quyền lợi về kinh tế (cung cấp cho chúng một phần lương thực, nhận tiêu tiền của Trung Quốc,…)
+ Đảng tuyên bố “tự giải tán”, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.
+ Ban hành một số sắc lệnh để trấn áp các tổ chức phản cách mạng, trừng trị thẳng tay những hành động phá hoại của bọn tay sai …
→ Âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù thất bại.
VI. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946)
1. Hoàn cảnh
- Tưởng - Pháp ký hiệp ước Hoa - Pháp (28/02/1946), chống phá cách mạng nước ta.
- Nội dung: quân tưởng được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc, được vận chuyển hàng hóa qua bến Hải Phòng vào Vân Nam không phải nộp thuế. Pháp thay Tưởng ra Bắc giải giáp quân Nhật.
2. Nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946
- Để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù và có thêm thời gian hòa hoãn và chuẩn bị lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp “hòa để tiến”: Kí với chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
- Nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: (SGK).
- Sau hiệp định sơ bộ 6/3/1946 thực dân Pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang.
- Ngày 14/9/1946, ta kí với Pháp Tạm ước nhượng bộ 1số quyền lợi kinh tế, văn hoá.