Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng thừa từ các nước tư bản lan sang các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
+ Kinh tế: nền kinh tế Việt Nam, vốn đã phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế Pháp nên gánh thêm hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), kinh tế suy sụp.
+ Xã hội: nhân dân lao động, trước tiên là công nhân và nông dân, chịu nhiều tai họa nhất. Số công nhân mất việc ngày càng tăng, số còn lại thì tiền lương giảm đáng kể, nông dân tiếp tục bần cùng hóa, bị mất đất đai, chịu sưu thuế ngày càng tăng, các tầng lớp khác cũng lâm vào tình cảnh điêu đứng.
+ Chính trị: từ sau khởi nghĩa Yên Bái thất bại, đế quốc Pháp đẩy mạnh chiến dịch đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng của quần chúng.
- Tác động của khủng hoảng cùng với chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp càng nung nấu lòng căm thù chúng, nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân ta.
- Sau khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng (9/2/1930) là phong trào đấu tranh của quần chúng, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, bùng lên mạnh mẽ khắp ba miền Bắc - Trung - Nam, nổi lên là phong trào của công nhân và nông dân.
- Tiêu biểu là ngày 1/5/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân và nông dân cả nước đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động dưới nhiều hình thức để biểu dương lực lượng và tỏ rõ sự đoàn kết với vô sản thế giới.
Thời gian | Sự kiện |
2/1930 | Cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng |
4/1930 | Cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm, cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng |
1/5/1930 | Đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động |
8/1930 | Công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ bãi công |
9/1930 | Hai vạn nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An) biểu tình phản đối chính sách khủng bố của Pháp và tay sai. |
Giữa năm 1931 | Phong trào tạm lắng |
- Mặc dù bị Pháp dập tắt trong máu lửa, nhưng ptrào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.
- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Nhận định về Xô viết Nghệ Tĩnh, Hồ Chí Minh đã viết: “ Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào trong một biển máu, nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.