Bài 22. Cao trào Cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941)

1. Hoàn cảnh ra đời

- Thế giới: phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, Nhật chuẩn bị chiến tranh Thái Bình Dương.

- Trong nước:

+ Nhân dân chịu 2 tầng áp bức Nhật - Pháp, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ở Việt Nam với đế quốc Pháp - Nhật trở nên sâu sắc.

+ Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

=> Trước tình hình ngày càng khẩn trương, Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội Nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng).

Lán Khuổi Nặm, Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) - nơi diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, từ ngày 10 - 19-5-1941,
Lán Khuổi Nặm, Pác Bó (Cao Bằng)
nơi diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941

- Nội dung Hội nghị:

+ Nhiệm vụ hàng đầu giải phóng dân tộc khỏi ách Pháp - Nhật.

+ Tạm gác khẩu hiệu: "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu: "tịch thu ruộng đất của đế quốc,Việt gian chia cho dân cày, giảm tô, chia lại ruộng công".

+ Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội Cứu quốc… Nguyễn Ái Quốc kêu gọi đồng bào cả nước chống Nhật.

- 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập.

@92998@

2. Hoạt động của Mặt trận Việt Minh từ tháng 6/1941 đến 3/1945

a. Xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới vũ trang khởi nghĩa

- Ở căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai: thống nhất các đội du kích thành Cứu Quốc Quân và phát động chiến tranh du kích, sau đó phân tán nhỏ để gây cơ sở trong quần chúng tại Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

- Ở căn cứ Cao Bằng là nơi tiến hành xây dựng các Hội Cứu Quốc sớm nhất. Đến năm 1942, khắp 9 châu đều có Hội Cứu Quốc. Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng đã được thành lập.

- Năm 1943, đã có 19 ban xung phong “Nam tiến” để liên lạc với căn cư địa Bắc Sơn - Vũ Nhai và phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi.

- Ở các nơi khác: Đảng tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân vào mặt trận cứu nước. Báo chí của Đảng phát triển phong phú.

b. Tiến lên vũ trang tranh đấu

- Tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân "Sắm vũ khí đuổi thù chung".

- Theo chỉ thị của Bác Hồ, ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, 2 ngày sau đội đã hạ đồn Phay Khắt - Nà Ngần; quần chúng phấn khởi, quân địch hoang mang.

=> Như vậy đã củng cố và mở rộng căn cứ Cao - Bắc - Lạng.

- Tháng 5/1945 hai đội Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân hợp nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.

Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

II. Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945

1. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945)

a. Hoàn cảnh

- Thế giới:

+ Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hia bước sang giai đoạn kết thúc, Pháp được giải phóng.

+ Phát xít Nhật khốn đốn ở Thái Bình Dương.

- Ở Đông Dương:

+ Pháp ráo riết hoạt động với âm mưu giành lại địa vị thống trị.

+ Để trừ hậu họa bị đánh sau lưng và giữ Đông Dương làm cầu nối đi từ Trung Quốc xuống các căn cứ phía nam, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp độc chiếm Đông Dương. Sự kiện đó tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Dương.

b. Diễn biến

- Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.

- Quân Pháp chống cự yếu ớt, sau đó đầu hàng.

- Sau khi độc chiếm Đông Dương, Nhật tăng cường chính sách áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương.

@81255@

2. Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

a. Chủ trương của Đảng

- Ban thường vụ Trung Ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính là phát xít Nhật. Đảng quyết định phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước làm tiền đề cho cuộc khởi nghĩa. 

- Ngày 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Từ Sơn (Bắc Ninh)

+ Ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

+ Xác định kè thù chính: phát xít Nhật.

+ Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”; chủ trương “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”.

+ Đồng thời, sẵn sàng chuyển quan hình thức tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện.

@60064@

b. Khởi nghĩa từng phần (Cao trào kháng Nhật, cứu nước)

- Từ giữa tháng 3/1945, tiến hành khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận

+ Cao - Bắc - Lạng và nhiều châu huyện được giải phóng.

+ Ở nông thôn thành thị, Việt Minh diệt bọn tay sai Việt gian.

Khu giải phóng Việt Bắc
Khu giải phóng Việt Bắc

- Ngày 15/4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ họp và quyết định:

+ Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

+ Lập ủy ban quân sự Bắc Kỳ.

- Ngày 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời. Đây là căn cứ địa của cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

- Phong trào quần chúng lên cao khắp trong nước đấu tranh với khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Nhiều cuộc đánh chiếm kho thóc biến thành cuộc biểu tình ủng hộ Việt Minh.

Lính Nhật đánh đuổi người dân đang cướp kho thóc
Lính Nhật đánh đuổi người dân đang cướp kho thóc