Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 gp

BÀI 24. CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)

I.Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám                     

* Thuận lợi: Chính quyền mới được xây dựng,đất nước độc lập, nhân dân tự do.

* Khó khăn:

- Ngoại xâm, nội phản:

+ Vĩ tuyến 16 → Bắc: 20 vạn quân Tưởng, tay sai

+ Vĩ tuyến 16 → Nam: thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.

+ 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp

- Kinh tế, tài chính:

+ Hạn hán, lũ lụt, sản xuất đình đốn → nạn đói

+ Tài chính trống rỗng

- Văn hoá – xã hội: hơn 90% nạn mù chữ và tệ nạn xã hội tràn lan.

- Chính quyền non trẻ, chưa được củng cố.

Þ  Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như ngàn cân treo sợi tóc.

II/ Bước đầu xây dựng chế độ mới.

- 6/1/1946, nhân dân cả nước đi bầu cử Quốc hội khóa I.

- 2/3/2916, Quốc hội họp phiên đầu đầu tiên.

- Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

- 29/5/1946 Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập.

III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

* Diệt giặc  đói:  Tổ chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm”, tăng gia sản xuất,  tiết kiệm, chia ruộng đất cho nông dân.

→ Nạn đói cơ bản  được đầy lùi

* Diệt giặc dốt: Ngày 8/9/1945, lập Nha bình dân học vụ. Kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mũ chữ.

* Giải quyết khó khăn về tài chính

- Kêu gọi nhân dân đóng góp, xây dựng “Quỹ độc lập”, phát động phong trào “Tuần lễ vàng”.

- Quốc hội quyết định phát hành tiền Việt Nam (23/11/1946).

IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

- Đêm 22 rạng 23/9/1945 quân Pháp đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn- Chợ Lớn, sau đó là ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

- Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu, những đoàn quân “Nam tiến” nô nức lên đường vào Nam chiến đấu.

V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản động cách mạng

* Âm mưu của quân Tưởng và tay sai

- Quân Tưởng sử dụng tay sai phá ta từ bên trong

- Bọn tay sai → phá hoại trị an, gây sức ép về chính trị

* Chủ trương, biện pháp đối phó của ta

- Thực hiện sách lược tạm thời hoà hoãn với quân Tưởng và tay sai

- Biện pháp:

+ Chia cho chúng 70 ghế trong Quối hội không qua bầu cử và một số ghế Bộ trưởng trong Chính Phủ Liên hiệp.

+ Nhân nhượng cho chúng 1 số quyền lợi kinh tế.

+ Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, lập toà án quân sự để trừng trị bọn phản CM.

Þ Hạn chế các hoạt động chống phá của quân Tưởng và tay sai

VI. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946)

- Tưởng và Pháp kí Hiệp ước Hoa- Pháp (28/2/1946) chống phá cách mạng nước ta.

- Ta chủ động đàm phán với Pháp kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).

- Nội dung Hiệp định Sơ bộ: Pháp công nhận VN là quốc gia  tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội tài chính riêng. Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm

- Cuộc đàm phán chính thức tại Phôngtennơblô (Pháp) thất bại, HCM kí với Pháp bản Tạm ước 14/9/1946 tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.

- Ý nghĩa: việc kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước giúp chúng ta có thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài.

Bài tập: Lập niên biểu các sự kiện lịch sử sau

Thời gian

Sự kiện

23/9/1945

 

8/9/1945

 

6/1/1946

 

23/11/1946

 

6/3/1946

 

14/9/1946

 

 
 

 

 

 

 

Khách