Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Đường lối đổi mới của Đảng

1. Hoàn cảnh đổi mới

- Trong nước: qua hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 - 1980 và 1981 - 1985), ta đạt được những thành tựu đáng kể song cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

- Thế giới:

+ Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, toàn cầu hóa trở thành xu thế thế giới.

+ Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

2. Đường lối đổi mới

Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng tháng 12/1986 với các nội dung cụ thể:

- Đổi mới về kinh tế: xây dựng nền kinh tế nhiều ngành nghề… phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Đổi mới về chính trị: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc…

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tại Hội trường Ba Đình- Hà Nội (15 đến 18-12-1986)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội (từ 15 đến 18/12/1986)

 

@117461@

II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)

1. Kế hoạch 5 năm 1986 - 1990

a. Mục tiêu

- Cả nước tập trung sức người, sức của nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của 3 chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

b. Thành tựu

- Lương thực từ chỗ thiếu ăn thường xuyên, thì đến năm 1989: ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo, đứng thứ 3 thế giới. Năm 1990, bảo đảm lương thực có xuất khẩu.

- Hàng tiêu dùng dồi dào hơn, hàng hóa trong nước sản xuất tăng.

- Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng cả về quy mô lẫn hình thức.

- Từ 1989, bắt đầu xuất hàng có giá trị là gạo và dầu thô.

=> Đời sống nhân dân ổn định hơn.

2. Kế hoạch 5 năm (1991 - 1995)

a. Mục tiêu

- Cả nước phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, về cơ bản đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng.

b. Thành tựu

- Tình trạng đình đốn sản xuất và rối ren trong lưu thông được khắc phục.

- Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP 8,2%, nạn lạm phát bị đẩy lùi.

- Kinh tế đối ngoại phát triển.

- Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Hoạt động khoa học gắn liền với kinh tế, xã hội.

3. Kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)

a. Mục tiêu

- Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội.

- Bảo đảm an ninh, giữ vững quốc phòng.

- Cải thiện đời sống nhân dân.

- Nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

b. Thành tựu

- Kinh tế tăng trưởng khá, GDP 7% năm.

- Nông nghiệp phát triển liên tục.

- Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển, trong 5 năm xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD:

+ Nhập khẩu 61 tỉ USD.

+ Vốn đầu tư nước ngoài đưa vào thực hiện được 10 tỉ USD.

- Khoa học - công nghệ chuyển biến tích cực.

- Gíao dục đào tạo phát triển nhanh.

- Chính trị, xã hội cơ bản ổn định.

- An ninh quốc phòng tăng cường.

- Quan hệ đối ngoại mở rộng.

4. Ý nghĩa lịch sử của đổi mới

sl6r_4a
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - người khởi xướng công cuộc đổi mới

- Những thành tựu của 15 năm đổi mới đã làm tăng sức mạnh tổng hợp thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân.

- Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Nâng cao vị thế nước ta trên thị trường quốc tế.

5. Hạn chế yếu kém

- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.

- Một số vấn đề văn hóa xã hội còn bức xúc gay gắt, chậm giải quyết.

- Tình trạng tham nhũng suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống ở một số cán bộ Đảng viên còn nghiêm trọng.