Những câu hỏi liên quan
VN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
VY
3 tháng 2 2021 lúc 21:08

Nếu không chia hạng cân thì những võ sĩ tài năng có thể hình bẩm sinh ở tầm trung cũng không bao giờ có được cơ hội thành công

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
DY
Xem chi tiết
NN
1 tháng 4 2018 lúc 20:27

Trong phần hai, sau khi đã nêu những tấm gương trung nghĩa của các tướng sĩ trong sử sách và thực tế (ở phần mở đầu), tác giả hướng người tiếp nhận bài hịch vào hiện tình đất nước để khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc ở mỗi người. Nghệ thuật khích lệ ở đoạn này như sau: - Nêu tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù vừa bằng những sự việc cụ thể, vừa bằng những hình ảnh ẩn dụ, với lời lẽ rất mạnh mẽ, biểu lộ lòng căm thù, sự khinh bỉ tột độ quân giặc của tác giả (đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói). - Tác giả tự bộc bạch nỗi lòng của mình để khích lệ các tướng sĩ. Lòng yêu nước, chí căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thật mãnh liệt, thiết tha, sôi sục, khiến lời văn như có máu chảy ở đầu ngọn bút, gây xúc động cao độ cho người nghe. Tác giả dùng cách trò chuyện với giọng chân tình, tha thiết, thể hiện mối quan hệ không chỉ là chủ soái với tì tướng, mà còn là của những người cùng chung cảnh ngộ, cùng một vận mệnh trước hoàn cảnh đất nước

Bình luận (0)
HT
13 tháng 4 2018 lúc 7:49

nêu nội dung và nghệ thuật cuarbaif hịch tướng sĩ

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MI
21 tháng 8 2023 lúc 10:51

- Văn bản Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác Tiến quân ca kể lại sự việc bài hát Tiến quân ca ra đời như thế nào do tác giả Ngọc An tổng hợp lại.

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
NQ
28 tháng 4 2017 lúc 16:37

mik nghĩ là nói dối vì bờm là người rất hay nói dối

Bình luận (0)
HH
28 tháng 4 2017 lúc 16:08

Nhớ giải đầy đủ nha !

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
DH
23 tháng 2 2023 lúc 17:11

Tôi là nhạc sĩ Văn Cao - tác giả của bài "Tiến quân ca". Tôi còn nhớ nguyên ngày tôi tìm được nguồn cảm hứng để sáng tạo nên quốc ca của dân tộc. Ph.D là 1 người bạn thân thiết của tôi khiến cuộc đời mình bước sang một trang mới. Nhờ anh ấy tôi được gặp Vũ Quý và tôi được dẫn lối theo đuổi con đường cách mạng. Cùng thời gian ấy đất nước đang bước vào giai đoạn kháng chiến chống Nhật và cần một bài hát để khích lệ người lính nói riêng và nhân dân ta nói chung. Vì vậy, tôi nảy ra ý tưởng mình phải viết một bài hát đóng góp cho cách mạng Việt Nam và tác phẩm đó chính là "Tiến quân ca". Thật bất ngờ, chỉ sau một thời gian ngắn, Tiến quân ca đã được biểu diễn tại Nhà hát lớn của Hà Nội. Tôi có cơ hội cùng hòa ca cùng đám đông trong một buổi Mít tinh chính bài hát của mình sáng tác dành cho các mạng. Tôi vô cùng, tự hào khi tác phẩm của mình đã trở thành "quốc ca" của Việt Nam... ( bạn có thể viết thêm nhé)

Bình luận (2)
PC
Xem chi tiết
MT
9 tháng 2 2017 lúc 13:03

Lâu lắm rồi, cách đây khoảng hai nghìn năm, Hùng Vương thứ 18 đang trị vì nước Văn Lang có cô con gái đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Năm ấy Mị Nương vừa đến tuổi gả chồng, tin nhà vua kén rể được truyền khắp vùng quê kẻ chợ.

Ta nghe tin, vội vàng lên đường đến Phong Châu, tin chắc chắn với tài năng phi thường của ta, ngôi vị phò mã nước Văn Lang không thể về tay ai khác.

Hôm ấy, ta vừa bước vào cổng thành Phong Châu thì một kẻ khác cũng vừa bước tới. Xem bộ dạng, ta cũng biết ngay hắn đến đây vì mục đích như ta. Trước mặt vua Hùng, hắn tự xưng là Sơn Tinh, ở vùng núi Tản Viên. Tài của hắn là: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Đến lượt ta, ta nói rõ mình là Thủy Tinh, ở miền biển. Còn về tài năng, ta chẳng kém gì kẻ kia: ta gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Vua Hùng xem chừng khó nghĩ, vì so ta với Sơn Tinh, một người là chúa miền nước thẳm, một người là chúa vùng non cao, cả hai đều xứng đáng làm rể. Nhà vua bèn cho vời các Lạc hầu vào bàn bạc. Rồi vua phán:

- Hai ngươi xứng đáng làm rể quý của ta, nhưng ta chỉ có một con gái, biết gả cho ai? Thôi thì, sáng mai, ai đem sính lễ đến trước, người ấy sẽ là rể ta.

Ta hỏi sính lễ gồm những gì thì vua phán: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng; voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

Sính lễ như thế, đối với ta rất khó, nhưng trong đêm ta cũng cho người liệu đủ. Hôm sau, mặt trời mới vừa ló dạng, ta đã có mặt trước thành Phong Châu. Nhưng, hỡi ơi! ơ phía tây kinh thành, quân tướng của Sơn Tinh đang hối hả rước Mị Nương về núi. Thì ra Sơn Tinh đã đến sớm hơn ta, từ lúc mới mờ sáng.

Ta vô cùng tức giận, thét to một tiếng rồi tức tốc cho quân đuổi theo. Ta hô mưa, gọi gió, làm dông bão rung trời chuyển đất, dâng nước sông lên quyết đánh Sơn Tinh. Thật chưa bao giờ cơn giận dữ của ta lại lên đến như vậy. Nước ngập hết đồng ruộng làng mạc, dâng lên đến lưng sườn đồi núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên mặt biển.

Sơn Tinh liền hóa phép chống lại. Hắn ném đất, dời núi, dựng thành để ngăn dòng nước lũ. Nước ta dâng lên đến đâu, hắn cho núi đồi cao lên đến đó. Ta liên tiếp đánh hắn mấy tháng ròng, hắn thì vẫn vững vàng mà sức ta thì mỗi ngày một kiệt. Cuối cùng ta đành rút quân về.

Từ đó, mỗi năm, cứ đến dịp này, nhớ lại việc Sơn Tinh đã cướp mất nàng Mị Nương xinh đẹp của ta, lòng căm giận như sôi, ta lại làm mưa gió, dông bão, dâng nước đánh hắn. Ta biết ta không thế chiến thắng được hắn, nhưng mấy ngàn năm đã qua, nỗi căm tức của ta đối với Sơn Tinh vẫn như còn nguvên vẹn.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)
TL
Xem chi tiết
DH
26 tháng 9 2023 lúc 13:37

Tôi là nhạc sĩ Văn Cao - tác giả của bài "Tiến quân ca". Tôi còn nhớ nguyên ngày tôi tìm được nguồn cảm hứng để sáng tạo nên quốc ca của dân tộc. Ph.D là 1 người bạn thân thiết của tôi khiến cuộc đời mình bước sang một trang mới. Nhờ anh ấy tôi được gặp Vũ Quý và tôi được dẫn lối theo đuổi con đường cách mạng. Cùng thời gian ấy đất nước đang bước vào giai đoạn kháng chiến chống Nhật và cần một bài hát để khích lệ người lính nói riêng và nhân dân ta nói chung. Vì vậy, tôi nảy ra ý tưởng mình phải viết một bài hát đóng góp cho cách mạng Việt Nam và tác phẩm đó chính là "Tiến quân ca". Thật bất ngờ, chỉ sau một thời gian ngắn, Tiến quân ca đã được biểu diễn tại Nhà hát lớn của Hà Nội. Tôi có cơ hội cùng hòa ca cùng đám đông trong một buổi Mít tinh chính bài hát của mình sáng tác dành cho các mạng. Tôi vô cùng, tự hào khi tác phẩm của mình đã trở thành "quốc ca" của Việt Nam... ( bạn có thể viết thêm nhé)

Bình luận (0)
PN
25 tháng 9 2023 lúc 20:46

Bài hát ra đời gắn với những ký ức Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của tác giả. Theo lời kể lại vào năm 1976 của tác giả về hoàn cảnh ra đời của bài Quốc ca, đó là vào những ngày mùa đông năm 1944, khi cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc đang sục sôi khí thế.
bài văn đây nhé:

 

Tiến quân ca là một trong những sáng tác tâm đắc nhất của tôi. Bài hát được ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, cũng như đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc đời của tôi.

Trong một khoảng thời gian khá dài, tôi đã đánh mất đi những khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ. Khi đó, cuộc sống chỉ chìm trong những ngày tháng tuyệt vọng, chán nản. Giữa lúc tôi muốn bỏ cuộc, tôi đã gặp được anh Ph. D. - một người bạn rất thân thiết đã khiến cuộc đời của tôi thay đổi.

Anh Ph.D. đã giới thiệu tôi quen biết với anh Vũ Quý, người đã theo dõi con đường hoạt động nghệ thuật của tôi lâu năm. Chúng tôi đã có một buổi trò chuyện, với tôi vô cùng quý giá, để từ đó, tôi đã tìm ra hướng đi mới cho bản thân - đi theo cách mạng. Khao khát của tôi là được cùng với đồng đội cầm súng tiêu diệt kẻ thù, nhưng nhiệm vụ của tôi lại là sáng tác nghệ thuật.

Thời điểm đó, khoa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Tôi đã từng sáng tác khá nhiều bài hát về tinh thần yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng… tuy nhiên tôi lại chưa từng viết về cách mạng. Dù vậy, tôi dùng hết tất cả lòng nhiệt thành để sáng tác nên bài hát “Tiến quân ca”.

 

Anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác bài hát. Còn anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Cả ba đều vô cùng xúc động.

Tôi không ngờ rằng, chỉ sau một thời gian rất ngắn, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Khi ấy, tôi đứng lẫn vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi - Ph. D. qua loa phóng thanh. Lần thứ hai là ngày 19 tháng 8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát tiến quân ca. Sau này, khi bài hát “Tiến quân ca” được chọn làm Quốc ca chính thức của nước Việt Nam, tôi càng lấy làm vinh dự và tự hào.

Bài hát “Tiến quân ca” đã ra đời trong thời đại lịch sử đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc. 

 

Bình luận (0)
NL
25 tháng 9 2023 lúc 20:47

“Tiến quân ca” là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao (1923–1995) sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1976. Trước đó, bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976 

Dàn ý đây nha bạn bạn thay mình vào ngôi kể thứ nhất tự sưng là " tôi " là ok nha 

Bình luận (0)