Viết bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt mà em thích .
1️⃣➕1️⃣🟰3️⃣
Help me
Viết bài văn miêu tả lại cảnh sinh hoạt ở khu nhà em ở.
Chủ nhật, mọi người trong gia đình đều rảnh rỗi. Bố mẹ không phải đi làm. Còn em được nghỉ học. Vì vậy, cả nhà đã quyết định sẽ làm một bữa tiệc nhỏ. Rất lâu rồi mọi người không có dịp quây quần bên nhau.
Chị Hòa và em cảm thấy rất vui vẻ, háo hức. Từ chiều, bố lái xe đưa ba mẹ con ra siêu thị để mua đồ. Bố mẹ nói sẽ làm một bữa tiệc nướng nên đã mua rất nhiều nguyên liệu: thịt, rau củ, hoa quả, nước ngọt... Khi về nhà, em cũng vào bếp để giúp mẹ một số công việc lặt vặt. Còn chị Hòa ở ngoài sân để giúp bố chuẩn bị bàn ăn, bếp nướng.
Một tiếng sau, công việc chuẩn bị đã xong xuôi. Em và mẹ mang các khay thức ăn ra sân. Bố đảm nhận công việc nướng đồ ăn. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Thỉnh thoảng, bố lại nhắc đến những vấn đề thời sự nóng hổi để cả nhà cùng bàn luận. Ai cũng chăm chú lắng nghe và nói ra những suy nghĩ của mình.
Sau bữa ăn, hai chị em còn giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát. Xong xuôi, mọi người cùng ngồi trò chuyện ở phòng khách. Em còn giúp mẹ gọt hoa quả nữa. Bố mẹ hỏi han tình hình học tập của hai chị em. Chị Hòa đã chia sẻ nguyện vọng của mình về kì thi đại học sắp tới. Chị mong muốn trở thành một kiến trúc sư. Em tin rằng chị sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Em cũng kể cho bố mẹ nghe về tình hình học tập của mình. Lâu lắm rồi, gia đình của em mới có giây phút sum họp bên nhau, trò chuyện vui vẻ như vậy.
Đây là khoảng thời gian cuối tuần thật ý nghĩa với gia đình của em. Nhờ vậy, em cảm thấy thêm yêu thương mọi người trong gia đình của mình nhiều hơn.
3. Viết đoạn văn khoảng 5 – 6 câu miêu tả một cảnh sinh hoạt mà em đã quan sát, chứng kiến hoặc tham gia.
giúp em với ạaaaaaaaa
Ví dụ như Cảnh quê hương nha.
Mở đoạn:
- Giới thiệu quê hương em.
Ví dụ: Địa điểm quê mình ở đâu?, có những văn hóa phong tục nổi bật gì?,...
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Chọn một cảnh mà mình muốn tả:
Ví dụ là: cảnh sáng sớm, các cô các bác ra đồng làm ruộng.
- Tả bầu trời buổi sáng lúc đó:
+ Hoạt động và hình thái của của ông mặt trời: từ từ thức dậy và chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất còn sương sớm.
+ Bầu trời lúc đó: trong vắt, tưởng như gần với người ta hơn bằng những đám mây bồng bềnh trắng trẻo ai nhìn vào cũng thấy bình yên.
+ Không khí: trong lành, mát mẻ mang đến cho mọi người cảm giác tràn đầy sức sống cho một ngày làm việc mới.
+ Cảnh vật: đẹp như một bức tranh yên bình còn cây cối thì tươi xanh.
- Tả những ngôi nhà: có nhà còn chưa thức cũng có nhà sáng sớm đã tấp nập người mua bán.
- Tả con vật: con chó, con mèo còn đang ngủ,...
- Tả hoạt động của mọi người lúc đó:
+ Các cô chú nông dân đang cấy lúa, mạ,...
+ Em cũng vào phụ một tay theo sự hướng dẫn nhiệt tình của mọi người.
- Nêu lên suy nghĩ của mình với khung cảnh này:
+ Rất yêu thích và mong muốn bức tranh đồng quê luôn đẹp đẽ như vậy!
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của quê hương mình và tình yêu mình dành cho quê hương.
+ Lý do vì sao mình đặc biệt thích cảnh vật này.
-> Gắn bó lâu dài với tuổi thơ mình.
-> Là cảnh vật quen thuộc thân thương.
- Hứa hẹn cần học hành chăm chỉ để làm giàu thêm nền kinh tế cho quê hương mình!
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó.
Đề 2: Miêu tả một con vật em đã được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh mà em yêu thích.
1. Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 28, viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
2. Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.
b. Chỉnh sửa lỗi (nếu có).
Mẹ em có nuôi một đàn gà, oai phong nhất đàn là một chú gà trống.
Toàn thân chú là bộ lông màu đen xanh pha chút màu đỏ hung, dài mềm mượt và sáng bóng. Thân chú to lớn như trái mít mật, chú ta cũng có đôi cánh to và khỏe lắm. Đôi mắt đen, tròn, nhỏ như hạt đậu, lúc nào cũng láo liêng, gườm gườm ra vẻ đáng sợ lắm. Cái mỏ của chú màu vàng sậm, cứng cáp và sắc nhọn. Những cú mổ của chú nhanh nhẹn, mạnh mẽ. Chú có chiếc đuôi lớn, cong vồng, lông có màu đen ánh xanh. Đầu chú có cái mào đỏ tươi như cái vương miện. Bộ móng vuốt của chú gà trống cũng nhọn và sắc không kém gì cái mỏ của chú cả. Mỗi khi chú ta đưa móng ra nghênh chiến, mấy chú gà trống hàng xóm đều phải e dè.
Vào mỗi buổi sáng, chủ thường gáy vàng khắp làng xóm, gọi ông mặt trời thức dậy. Vào mỗi buổi chiều, chú thường đi loanh quanh trong sân vườn, dẫn đàn gà mái đi mổ thóc bới giun.
Em rất yêu quý chú gà nhà em. Em luôn coi chú như một người bạn ở nhà của em.
- Các đặc điểm tả con vật đã phù hợp.
- Trình tự sắp xếp các ý rõ ràng, mạch lạc
- Cách dùng từ, viết câu đã đúng chính tả, có hình ảnh miêu tả.
Viết bài văn tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự.
Vào thứ 7 hàng tuần, lớp em sẽ có tiết sinh hoạt lớp để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm.
Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 4 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.
Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.
Hôm đó bạn lớp trưởng cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Danh sách tổng kết có một số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để bị nêu trong sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ.
Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thì lắng nghe rất chăm chú. Cô thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô nắm được tất cả mọi việc và làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.
Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào bị gọi cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.
Gần kết thúc buổi sinh hoạt, cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công các việc cần thực hiện.
Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu thở dài, than trách với bạn bè.
Đây là giờ “học” để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo.
Viết bài văn tả về một cảnh sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày mà em ấn tượng nhất.
refer
Hôm nay là cuối tuần, bố mẹ quyết định sẽ làm một bữa tiệc nhỏ. Bởi vậy mà em đã vào bếp giúp mẹ nấu nướng.
Em giúp mẹ một số công việc nhỏ như nấu cơm, nhặt rau hay luộc thịt. Hai mẹ con vừa trò chuyện vừa làm việc. Mẹ hỏi han tình hình học tập của em. Em đã vui vẻ chia sẻ với mẹ. Mẹ còn dạy cho em cách nấu một số món ăn. Ngoài phòng khách, bố và anh trai vừa xem phim, vừa nói chuyện rất rôm rả.
Một tiếng sau, công việc nấu ăn đã xong xuôi. Em nhìn các món ăn vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon mà lòng thật khâm phục mẹ. Tuy công việc bận rộn, nhưng mẹ luôn chăm sóc mọi người trong gia đình. Trước đó, bố và em trai được mẹ yêu cầu dọn dẹp bàn ăn, bát đũa. Rồi mọi người cùng nhau bê các món ăn ra bàn ăn. Mọi người vừa ăn cơm, vừa trò chuyện vui vẻ. Thỉnh thoảng, bố lại nhắc đến những vấn đề thời sự nóng hổi để cả nhà cùng bàn luận. Ai cũng chăm chú lắng nghe, và nói ra những suy nghĩ của mình.
Sau bữa cơm, em và em trai giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát. Xong xuôi tất cả, mọi người lại ngồi trò chuyện, xem phim ngoài phòng khách. Em giúp mẹ gọt hoa quả rồi đem ra mời bố mẹ. Mọi người cùng nhau xem phim, và bàn luận sôi nổi về các nhân vật trong bộ phim. Lâu lắm rồi, gia đình của em mới vui vẻ như vậy.
Khoảng thời gian cả gia đình quây quần bên nhau thật hạnh phúc. Em cũng thêm hiểu và yêu thương các thành viên trong gia đình của mình nhiều hơn.
Tham Khảo
Năm nay, em được về quê ngoại ăn Tết. Em đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị bên những người thân yêu.
Chiều ba mươi Tết, mọi người trong gia đình đều bận rộn. Ông, bố và anh trai của em thì dọn dẹp nhà cửa. Còn bà và mẹ thì lo chuẩn bị mâm cơm cúng Tất niên. Em chạy quanh nhà giúp đỡ mọi người những công việc nhỏ. Ai cũng đều háo hức đón chờ một năm mới sắp đến. Chẳng mấy chốc, nhà cửa đã sạch sẽ, gọn gàng. Mâm cơm cúng Tất niên cũng rất đầy đủ, đẹp mắt. Mọi người ăn mặc thật chỉnh tề, và đứng trước bàn thờ gia tiên để thắp hương cho ông bà tổ tiên. Em cảm nhận được không khí vô cùng thiêng liêng, trang trọng.
Sau đó, cả gia đình cùng quân quần bên mâm cơm Tất niên. Đầu tiên, ông nội thay mặt cả gia đình tổng kết lại một năm. Khuôn mặt các thành viên hết sức nghiêm trang. Bầu không khí vô cùng yên tĩnh. Chỉ có giọng nói của ông vẫn ôn tồn, vang vọng. Sau khi ông phát biểu, mọi người cùng nâng ly để chúc mừng năm mới. Tiếng hô vang: “Chúc mừng năm mới” khiến em cảm nhận được Tết đã sắp đến gần.
Sau bữa cơm giao thừa, cả gia đình của em quây quần bên chiếc vô tuyến để xem các chương trình Tết. Mọi người vừa xem vừa trò chuyện rôm rả. Không khí thật ấm cúng biết bao. Đến mười hai giờ, em sẽ chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm.
Khung cảnh sinh hoạt vào dịp Tết thật rộn ràng, vui tươi. Dịp Tết cũng là khoảng thời gian để con người sum vầy bên gia đình. Mỗi kỉ niệm cùng với người thân đều vô cùng đáng quý. Từ đó chúng ta càng biết yêu mến và trân trọng hơn gia đình.
Từ bài văn trên, em học được những gì về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt?
Từ bài văn trên, em có thể học được những kỹ thuật miêu tả cảnh sinh hoạt như sau:
1. **Mô tả không gian:** Tác giả đã mô tả không gian quán cà phê, nhấn mạnh vào không gian rộng rãi, ánh sáng tự nhiên và sự thoải mái của bàn ghế.
2. **Mô tả hoạt động:** Tác giả tả chi tiết về hoạt động trong quán cà phê, từ cuộc trò chuyện vui vẻ, sự thảo luận tích cực đến âm nhạc nhẹ nhàng và dịch vụ thân thiện của nhân viên.
3. **Sử dụng các giác quan:** Tác giả sử dụng giác quan như thị giác (mô tả không gian), thính giác (âm nhạc nhẹ), và khứu giác (mô tả mùi cà phê thơm ngon) để tạo ra hình ảnh sống động.
4. **Mô tả tâm trạng và cảm xúc:** Tác giả chia sẻ cảm nhận tích cực của mình, như cảm giác ấm cúng, sôi động và tràn đầy năng lượng tích cực trong không khí buổi họp.
5. **Sử dụng chi tiết và ý kiến:** Tác giả sử dụng chi tiết về số lượng người tham gia, trang thiết bị (laptop, sổ ghi chú), và các hoạt động cụ thể như thảo luận về dự án, trao đổi ý kiến về sách và phim.
Tất cả những yếu tố này giúp tạo nên một bức tranh sống động và chân thực về cảnh sinh hoạt mà tác giả đã quan sát hoặc tham gia vào.
Bài học về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt:
- Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.
- Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
- Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.
- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
- Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.
- Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
- Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.
viết một bài văn miêu tả cảnh mà em yêu thích có khoảng 300 chữ
mình đang cần gấp,ko chép mạng
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
6. Từ bài văn trên, em học được những gì về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt?
Từ bài văn trên, em học được những điều về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt là:
+ Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.
+ Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
+ Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.
+ Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
+ Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.
+ Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
+ Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.
Viết một đoạn văn miêu tả hoạt động nghề nghiệp mà em yêu thích.
Từ bé, mỗi người luôn có ước mơ để theo đuổi. Đối với tôi, tôi muốn trở thành cô giáo khi lớn lên. Đầu tiên, cô giáo có kiến thức sâu rộng về nhiều ling vực và có thể cố gắng hết sức để dạy học sinh. Bởi vì kiến thức là sức mạnh dẫn đến thành công, không ai có thể thành công nếu thiếu nó. Thứ hai, một giáo viên có thể học từ họ, xã hội và những mối quan hệ khác. Gíao viên tốt là người biết cân bằng giữa học sinh và giáo viên. Kiến thức là không giới hạn, làm giáo viên mang đến cho chúng ta cơ hội việc làm nhiều hơn. Đặc biệt, con người đang sống một cuộc sống phát triển nhanh nên cần rất nhiều giáo viên cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, lợi luôn đi với hại. Giáo viên là một công việc tốt, nhưng họ phải trải qua rất nhiều căng thẳng như điểm số, phương pháo dạy, học sinh và phụ huynh. Vì thế kiên nhẫn, thông minh, được đào tạo tốt là 3 yếu tố cơ bản để trở thành nhà giáo. Trong tương lai tôi mong muốn trở thành giáo viên tiếng anh để có thể mang một thứ tiếng nước ngoài đến những vùng hẻo lánh. Bởi vì mọi người sinh ra đều bình đẳng, tất cả học sinh đều có quyền được đến trường học tập từ thầy cô, bạn bè. Bất chấp những thách thức nghề nghiệp, tôi luôn chọn theo đuổi ước mơ của mình.
mình lười nhắn lắm nhưng mình viết văn hay lắm
Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố, bố là bác sĩ. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố : lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông mình, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói : “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhât, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ :”Trời ơi!Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phãu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều. Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.
Viết 1 đoạn văn miêu tả 1 hoạt động nghề nghiệp mà em thích
Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố, bố là bác sĩ. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố : lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông mình, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói : “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhât, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ :”Trời ơi!Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phãu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều. Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.
kb nha