Những câu hỏi liên quan
DA
Xem chi tiết
TN
22 tháng 2 2016 lúc 15:38

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

(Truyện cười)

 

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Treo biển).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

2. Anh muốn khoe áo đứng hóng ở cửa, đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang đầy thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may – cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì – liền vội khoe ngay: "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này...". "Chiếc áo mới" ở đây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!

3. Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

4. Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

2. Lời kể:

Khi kể diễn cảm câu chuyện này cần thể hiện rõ giọng của ba nhân vật: người dẫn chuyện, người khoe lợn cưới (vai hỏi) và người khoe áo mới (vai trả lời). Chú ý nhấn mạnh các chi tiết nhằm tô đậm các thông tin thừa:

- lợn cưới

- từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này

để thấy rõ dụng ý gây cười của tác giả dân gian.

 

 

Bình luận (0)
NT
26 tháng 2 2017 lúc 22:05

Soạn bài lợn cưới, áo mới (Truyện cười) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Tính khoe khoang là phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình “giàu” hơn người mà mình khoe. - Anh đi tìm lợn khoe trong tình huống bị mất lợn (có thể mất thật hay là mất bịa). - Lẽ ra anh ta phải hỏi người ta: “Có thấy con lợn chạy qua đây không?”. - Từ “cưới” không thích hợp để chỉ con lợn sổng chuồng và nó là thông tin thừa với người được hỏi. Nhưng đây lại là mục đích của anh khoe của. Câu 2. Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý. - Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để “khoe”. - Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: “Chẳng thấy!”. - Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của. Câu 3. Câu chuyện gây cười bỏi nó có hai mâu thuẫn không hợp với thực tế. - Đáng lẽ mất lợn chỉ đi hỏi những thông tin về lợn, đằng này nhấn mạnh cho người nghe đây là con lợn làm đám cưới. Anh ta sắp có vợ. - Đáng lẽ trả lời ngắn gọn có thấy hay không thì người trả lời dềnh dàng nhấn mạnh cho người nghe cái áo mới anh ta đang mặc. - Cả hai anh chàng đã bộc lộ cái tính khoe của không hợp lý chút nào với tình huống trên. Câu 4. Ý nghĩa: xem Ghi nhớ trang 128.

Bình luận (0)
DG
3 tháng 3 2017 lúc 19:00
Soạn bài: Lợn cưới áo mới

Tóm tắt

Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý.

Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để "khoe".

Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: "Chẳng thấy!".

Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.

Câu 3:

Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này ... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

Câu 4:

Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

Bình luận (0)
CT
Xem chi tiết
CT
22 tháng 12 2016 lúc 20:44

tiện thể các bạn nói cho mk lơn cưới là gì vậylolang

Bình luận (1)
VA
22 tháng 12 2016 lúc 20:52

I. VỀ THỂ LOẠI (tương tự bài Treo biển). Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội

Soạn bài Văn bản lớp 10Soạn bài Danh từSoạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêngSoạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)

Xem thêm: Văn nghị luận

  

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào…), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

2. Anh muốn khoe áo đứng hóng ở cửa, đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang đầy thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may – cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì – liền vội khoe ngay: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này…”. “Chiếc áo mới” ở đây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!

3. Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

 

Như thế gọi là “kẻ cắp bà già gặp nhau”. Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này… thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

4. Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

 

2. Lời kể:

Khi kể diễn cảm câu chuyện này cần thể hiện rõ giọng của ba nhân vật: người dẫn chuyện, người khoe lợn cưới (vai hỏi) và người khoe áo mới (vai trả lời). Chú ý nhấn mạnh các chi tiết nhằm tô đậm các thông tin thừa:

- lợn cưới

- từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này

để thấy rõ dụng ý gây cười của tác giả dân gian.

 

Bình luận (2)
NM
22 tháng 12 2016 lúc 20:53

Soạn bài lợn cưới, áo mới (Truyện cười) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Tính khoe khoang là phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình “giàu” hơn người mà mình khoe. - Anh đi tìm lợn khoe trong tình huống bị mất lợn (có thể mất thật hay là mất bịa). - Lẽ ra anh ta phải hỏi người ta: “Có thấy con lợn chạy qua đây không?”. - Từ “cưới” không thích hợp để chỉ con lợn sổng chuồng và nó là thông tin thừa với người được hỏi. Nhưng đây lại là mục đích của anh khoe của. Câu 2. Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý. - Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để “khoe”. - Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: “Chẳng thấy!”. - Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của. Câu 3. Câu chuyện gây cười bỏi nó có hai mâu thuẫn không hợp với thực tế. - Đáng lẽ mất lợn chỉ đi hỏi những thông tin về lợn, đằng này nhấn mạnh cho người nghe đây là con lợn làm đám cưới. Anh ta sắp có vợ. - Đáng lẽ trả lời ngắn gọn có thấy hay không thì người trả lời dềnh dàng nhấn mạnh cho người nghe cái áo mới anh ta đang mặc. - Cả hai anh chàng đã bộc lộ cái tính khoe của không hợp lý chút nào với tình huống trên. Câu 4. Ý nghĩa: xem Ghi nhớ trang 128.
 

Bình luận (0)
CK
Xem chi tiết
PC
23 tháng 12 2016 lúc 16:26

Dua vao ghi nho là được

Bình luận (1)
NH
4 tháng 1 2017 lúc 20:28

Tức tối,tất tưởi.Hết rồi.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TB
15 tháng 11 2017 lúc 11:12

Bố cục gồm 3 phần:

Mở bài:Từ có anh -> khen.

Thân bài:Tiếp theo -> bảo.

Kết bài:Phần còn lại.

Bình luận (0)
TT
15 tháng 11 2017 lúc 11:03

có 3 phần nha pẹn

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
29 tháng 4 2017 lúc 9:17

Đáp án: C

Bình luận (0)
DB
Xem chi tiết
PQ
12 tháng 6 2016 lúc 16:19

Lợn cưới, áo mới là một trong những chuyện cười hay của nước ta, mang nhiều nét đặc trưng tiêu biểu cho thể loại này. Câu chuyện ngắn gọn giống như màn kịch nhỏ kể lại một cuộc “chạm trán” thật bất ngờ và thú vị của hai anh hay khoe của: Một anh khoe con lợn cưới bị sổng và một anh khoe chiếc áo mới may. Từ đó mà bật ra tiếng cười khoái trá trước cái cảnh hai con người “trổ tài khoe của”.

Tính khoe của cũng là tính khoe khoang nói chung của con người nhưng lại mang một sắc thái riêng khá đặc biệt. Đây không phải là khoe trí tuệ, tài năng, học vấn, hay công lao, đóng góp, địa vị trong xã hội... mà là khoe của. Đành rằng khoe cái gì cũng là xấu, là không nên cần phải tránh nhưng khoe của thì thật là tầm thường, lố bịch, đáng cười, đáng phê phán chứng tỏ một nhân cách thấp hèn của loại người chỉ chú mục vào cuộc sống vật chất, tìm nguồn vui vào cuộc sống vật chất. Người có tính khoe của là người thích phô trương, huênh hoang những gì mình có với mọi người cho dù đó chỉ là “một chiếc áo mới” hay “một con lợn cưới”.

Thói phô trương, huênh hoang đã trở thành một nhu cầu, một thói quen trong cuộc sống của họ đến mức không khoe của thì không thể nào chịu được. Khi khoe của, họ hãnh diện, họ sung sướng vì thấy mình giàu có hơn người, có những cái mà người khác không có và lấy đó làm hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng thật nực cười, lố bịch, tầm thường là những thứ mà họ khoe nào có lớn lao, nào có làm cho họ cao siêu, nào có phải là mthước do giá trị con người, mà trái lại chỉ làm cho họ nhỏ bé và thấp kém.

Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh đặc biệt: đang tất tưởi chạy đi tìm con lợn sổng, vậy mà vẫn không quên việc khoe của, bởi nó đã thành một nhu cầu, thành thói quen trong cuộc sống của anh. Trên thực tế, ta thấy rằng những người hay khoe bao giô cũng tìm cơ hội đế’ khoe của. Và cơ hội đã đến khi đi tìm lợn sổng lại gặp người đứng đó. Đi tìm lợn lẽ ra phải hỏi: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không? thì anh lại hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?. Trong câu hỏi đã thừa từ cưới với người được hỏi nhưng lại cần đối với anh chàng khoe của. Thành ra câu hỏi của anh vừa có mục đích tìm lợn, vừa có thêm mục đích khoe của và dường như mục đích thứ hai “khoe của” quan trọng hơn, cần hơn. Từ cưới hoàn toàn lạc lòng trong câu hỏi tìm lợn, được chú ý hơn, ý thức hơn, nên hỏi to, nhấn mạnh, xoáy sâu vào đó và như vậy khiến người được hỏi phải chú ý vào điều mà anh ta muốn “khoe” của.

Như vậy ta thấy rằng tính khoe khoang, phô trương của anh chàng trên đây đã rõ. Nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống. Anh ta lợi dụng việc tìm lợn để khoe của, và dĩ nhiên khoe khoang là hành động lố bịch, gây cười, nhưng khoe như anh ta lại càng đáng chê trách nhiều hơn. Anh ta nhấn mạnh “con lợn cưới” để cho anh chàng đứng đó tập trung chú ý và đâu biết rằng “anh áo mới” đang tìm cơ hội.

Các cụ xưa vẫn nói già bát cơm canh, trễ manh áo mới nhưng thích thú đến như anh chàng trong truyện thì thật là điển hình cho sự lố bịch đáng chê cười và phê phán. Có áo mới, anh ta diện ngay rồi đứng hóng ở cửa, đợi mọi người đi qua khen. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” thật buồn cười, đành rằng áo mới nhưng trê con cũng không đến mức như vậy. Nhưng đối với anh chàng trong truyện đó lại là điều bình thường, thói quen. Đứng suốt từ sáng đến chiều chỉ để khoe một cái áo thì quá buồn cười. Nó hoàn toàn trái với lẽ tự nhiên, thật lố bịch, ngớ ngẩn đến khó tin. Ấy thế mà hoàn toàn thật.

Rồi chờ mãi cũng có người đi qua, khi trả lời anh lợn cưới thì cái tính khoe của ấy lại càng bộc lộ một cách hài hước và tức cười hơn nữa trong cả điệu bộ và lời nói của nhân vật. Anh ta liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: Từ lúc tôi mặc cái áo này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!. Rõ ràng trong câu trả lời bộc lộ niềm vui sướng khi được cởi mở lòng mình, được “khoe” mà từ sáng đến giờ mới được bộc lộ, và như vậy cho nên phần đầu câu trả lời là thừa, không liên quan gì đến việc tìm lợn, thấy lợn cả. Người ta hỏi về con lợn song sao lại trả lời về cái áo mới? Anh ta lợi dụng câu trả lời để khoe chiếc áo mới, và để cho anh kia biết rõ hơn, anh ta giơ vạt áo lên cái áo có mặt trong câu trả lời về việc tìm con lợn thật lạc lõng. Nhưng có cụm từ từ lúc tôi mặc cái áo này có nghĩa là từ sáng đến chiều chẵng thấy con lợn nào chạy qua cả có phần hóm hỉnh làm cho phần thông tin thừa bỗng biến thành phần chỉ ý thời gian. Song nó càng lố bịch, nực cười của hai kẻ thích khoe của gặp nhau.

Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu sắc bao nhiêu. Truyện phê phán tính khoe khoang khoác lác của con người. Đây là một tính xấu khá phổ biến ở mỗi người mà vẫn thường mắc phải.

Tính xấu ấy thể hiện trong cách nói năng, dáng điệu, cử chỉ và nó đã biến nhân vật thành trò cười cho thiên hạ. Trong cuộc sống ta vẫn thấy những sự việc như vậy. Người ta nhiều khi muốn người khác hiểu hơn về những khả năng của bản thân lại hoá ra lố bịch, nực cười. Do vậy trong cuộc sống cần tránh mắc phải những tính xấu này, đôi khi bản thân không kiểm soát được hành vi của mình để dẫn đến thành kẻ khoác lác, trò cười cho tính khoe của. Đã có bao câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác khoe khoang trong cuộc sống. Tất cả, dân gian đã nhằm phê phán đả kích những thói hư tật xấu và khuyên mọi người hãy sống thật giản dị, khiêm tốn chân thành chớ đừng như hai anh khoe của như câu chuyện trên đây.

Hai anh khoe của chạm trán nhau, họ rất tự nhiên bộc lộ bản tính của mình nhưng dẫu thế nào cũng không giấu được thói khoe của, khoác lác đến lực cười, đến lố bịch. Câu chuyện là một bài học đầy ý nghĩa cho chúng ta trong cuộc sống.

ĐÂY LÀ CẢM NGHĨ NHA vui

Bình luận (0)
NH
7 tháng 7 2016 lúc 17:05

minh dong y voi ban quan

 

Bình luận (0)
JB
Xem chi tiết
H24
20 tháng 11 2017 lúc 19:39

Tính khoe của là hay khoe khoan, có cái gì cũng khoe, gặp ai cũng đem ra để khoe. Chúng ta không phủ nhận đức tính khoe là xấu, bởi có thể khi bạn được một thành tích nào đó, việc khoe thì có thể hãnh diện. Nhưng đức tính khoe của của 2 anh chàng trong câu truyện này là đáng cười.

p/s tham khảo nha 2

Bình luận (0)
DD
20 tháng 11 2017 lúc 19:40

Tính khoe của là một tính xấu, tỏ vẻ sĩ diện và cứ có gì mới là lại khoe

Mình hiểu đơn sơ như vậy

Còn đâu bạn tham khảo trong sách hướng dẫn soạn bài nhé

Bình luận (0)
TH
20 tháng 11 2017 lúc 19:40

- Văn bản Lợn cưới , áo mới : HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu truyện : chế giễu , phê phán những người có tính hay khoe khoang , hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ .2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản 2 truyện cười 
- Nhận ra các chi tiết gây cười 
- Kể lại câu truyện
B. Chuẩn bị:
1. GV: SGK ,giáo án , bảng phụ

2. HS: Đọc trước 2 truyện , soạn bài
C. Tiến trình dạy học:
1. Ôn định lớp : (1’) 6A4 ...........................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* GTBM (1’) Cha ông ta có câu” Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”vì thế tiếng cười không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta . Có những tiếng cười sẽ đem lại cho ta sự thư thái và thoải mái,nhưng cũng có những tiếng cười mà sau đó lại đem đến cho chúng ta những bài học ý nghĩa trong cuộc sống . Chính trong tiết học này chúng ta cũng sẽ bật nên tiếng cười nhưng ẩn sau đó là bài học ý nghĩa gì , cô cùng các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học …

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
BD
4 tháng 1 2021 lúc 22:12

khoe, may, đem, mặc, đứng, hóng, đợi, đi, khen, thấy, hỏi, tức, chạy, giơ, bảo

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NG
19 tháng 11 2021 lúc 8:26

Tham khảo!

 - Khoe khoang là một thói quen xấu, tuy không gây hại cho người khác nhưng để lại những ấn tượng không tốt trong mắt người đối diện. ... - Cần sống giản dị, khiêm nhường, tài năng và giá trị của con người được khẳng định qua những hành động cụ thể chứ không phải những lời khoe khoang sáo rỗng, vô vị.

Bình luận (0)
TP
19 tháng 11 2021 lúc 8:26

Tham khảo :

Truyện cười “Lợn cưới áo mới” mượn tình huống hài hước, khoe của của hai người đàn ông để phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách quá trớn, khoe không có điểm dừng và không khéo léo. Tiếng cười trong dân gian thường nhẹ nhàng nhưng lại có ý nghĩa sâu cay đối với chúng ta.

Bình luận (0)
H24
19 tháng 11 2021 lúc 8:26

Không khoe khoang, phải sống giản dị 

Bình luận (0)