Cho △ABC có 3 góc nhọn ,2 đường cao BM và CN cắt nhau tại H
a,Chứng minh △ABM∼△ACN
b,AB.HM=HC.HN
Cho tam giác ABC nhọn(AB<AC),kẻ đường cao BM và CN cắt nhau tại H
a)Chứng minh:tam giác ABM đồng dạng tam giác CAN
b)Chứng minh:HB.HM=HC.HN
a: Xét ΔABM vuông tại M và ΔACN vuông tại N có
\(\widehat{BAM}\) chung
Do đó: ΔABM\(\sim\)ΔACN
b: Xét ΔHNB vuông tại N và ΔHMC vuông tại M có
\(\widehat{NHB}=\widehat{MHC}\)
Do đó: ΔHNB\(\sim\)ΔHMC
Suy ra: HN/HM=HB/HC
hay \(HN\cdot HC=HB\cdot HM\)
a, Xét ΔABM và ΔACN có
\(\widehat{N}=\widehat{M}=90^0\)
\(\widehat{A}:chung\)
\(\Rightarrow\Delta ABM\sim\Delta ACN\left(g-g\right)\)
b, Xét ΔNHB và ΔMHC có :
\(\widehat{N}=\widehat{M}=90^0\)
\(\widehat{NHB}=\widehat{MHC}\left(đối\cdotđỉnh\right)\)
\(\Rightarrow\Delta NHB\sim\Delta MHC\left(g-g\right)\)
\(\Rightarrow\dfrac{HB}{HC}=\dfrac{HN}{HM}\)
\(\Rightarrow HB.HM=HC.HN\left(đpcm\right)\)
Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn. Các đường cao BM, CN cắt nhau tại H
a) Chứng minh rằng: tam giác ABM đồng dạng với tam giác ACN và AN.AB=AM.AC
b) Chứng minh rằng: tam giác AMN đồng dạng với tam giác ABC
c) Giả sử góc BAC = 60 độ . Chứng minh diện tích tam giác ABC gấp 4 lần diện tích tam giác AMN
Mọi người giúp mình với nha!!!
a: Xét ΔABM vuông tại M và ΔACN vuông tại N có
góc BAM chung
=>ΔABM đồng dạng với ΔACN
=>AM/AN=AB/AC
=>AM*AC=AN*AB và AM/AB=AN/AC
b: Xét ΔAMN và ΔABC có
AM/AB=AN/AC
góc MAN chung
=>ΔAMN đòng dạng với ΔABC
c: ΔAMN đồng dạng với ΔABC
=>S AMN/S ABC=(AM/AB)^2=(cos60)^2=1/4
=>S ABC=4*S AMN
Cho tam giác ABC cân tại A, có góc A nhọn, hai đường BM vac CN cắt nhau tại H.
a)CM tam giác AMB = tam giác ANC; góc ABM= góc ACN
b)CM HB=HC
c)Qua M kẻ đường thẳng ME song song với CN( E thuộc AB). CM :MN là phân giác của góc EMB
d) tia phân giác của góc ABM cắt MN tại P. Tính góc MEP
a: Xét ΔAMB vuông tại M và ΔANC vuông tại N có
AB=AC
góc BAM chung
=>ΔAMB=ΔAMC
=>góc ABM=góc ACN
b: góc ABM+góc HBC=góc ABC
góc ACN+góc HCB=góc ACB
mà góc ABM=góc ACN và góc ABC=góc ACB
nên góc HBC=góc HCB
=>HB=HC
c: Xét ΔABC có AN/AB=AM/AC
nên NM//BC
NM//BC
=>góc HMN=góc HBC; góc HNM=góc HCB
mà góc HBC=góc HCB
nên góc HMN=góc HNM
góc EMN=góc MNC
góc MNC=góc HMB
=>góc EMN=góc HMB
=>MN là phân giác của góc EMB
a: Xét ΔAMB vuông tại M và ΔANC vuông tại N có AB=AC
góc BAM chung
=>ΔAMB=ΔAMC
=>góc ABM=góc ACN
b: góc ABM+góc HBC=góc ABC
góc ACN+góc HCB=góc ACB
mà góc ABM=góc ACN và góc ABC=góc ACB
nên góc HBC=góc HCB
=>HB=HC
c: Xét ΔABC có AN/AB=AM/AC nên NM//BC NM//BC
=>góc HMN=góc HBC; góc HNM=góc HCB mà góc HBC=góc HCB nên:
góc HMN=góc HNM; góc EMN=góc MNC; góc MNC=góc HMB
=>góc EMN=góc HMB
=>MN là phân giác của góc EMB
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O) vẽ 2 đường cao BM và CN cắt nhau tại H
a/ Chứng minh AH vuông góc BC
b/ Chứng minh tứ giác AMHN nội tiếp
c/ Chứng minh BCMN thuộc đường tròn xác định tâm I
d/ Vẽ tiếp tuyến Ax. Chứng minh OA vuông góc MN
a: Xét ΔABC có
BM là đường cao
CN là đường cao
BM cắt CN tại H
Do đó: H là trực tâm của ΔABC
=>AH\(\perp\)BC
b: Xét tứ giác AMHN có \(\widehat{AMH}+\widehat{ANH}=180^0\)
nên AMHN là tứ giác nội tiếp
c: Xét tứ giác BCMN có \(\widehat{BNC}=\widehat{BMC}=90^0\)
nên BCMN là tứ giác nội tiếp
Cho tam giác nhọn ABC có 2 đường cao BM và CN cắt nhau tại E
a,Chứng minh tam giác ABM đồng dạng với tam giác ACN và chừng minh tam giác CEM
b, chứng minh góc BNM + góc ACB =180 độ
c, Trên các đoạn thẳng BM và CN lần lượt lấy các điểm K và Q sao cho Góc AKC = AQB=90 độ
Chứng minh\(\frac{ }{ }\)\(\frac{^2^2}{^2^2}\)
Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn , đường cao BM và CN (MϵAC , N ϵ AB ) cắt nhau tại H. Chứng minh rằng AMHN và BNMC là các tứ giác nội tiếp.
Help mình nhé ~
Vì BM, CN là 2 đường cao ứng vs AC, AB (gt)
\(\Rightarrow\) \(\widehat{AMB}=\widehat{ANC}\) = 90o
\(\Rightarrow\) \(\widehat{AMH}=\widehat{ANH}\) = 90o (H \(\in\) BM; H \(\in\) CN do BM \(\cap\) CN tại H)
Xét tứ giác ANHM có: \(\widehat{AMH}=\widehat{ANH}\)
\(\widehat{AMH}\) và \(\widehat{ANH}\) là 2 góc đối nhau (gt)
\(\Rightarrow\) ANHM là tứ giác nội tiếp (dhnb tứ giác nội tiếp)
Vì BM, CN là 2 đường cao ứng vs AC, AB (gt)
\(\Rightarrow\) \(\widehat{BNC}=\widehat{CMB}\) = 90o
Mà \(\widehat{BNC}\) và \(\widehat{CMB}\) đều nhìn cạnh BC với một góc 90o (cmt)
\(\Rightarrow\) BNMC là tứ giác nột tiếp (dhnb tứ giác nội tiếp)
Chúc bn học tốt!
Gọi O là trung điểm của AH
Ta có: ΔANH vuông tại N(HN⊥AB tại N)
mà NO là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AH(O là trung điểm của AH)
nên \(NO=\dfrac{AH}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)(1)
Ta có: ΔAMH vuông tại M(HM⊥AC tại M)
mà MO là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AH(O là trung điểm của AH)
nên \(MO=\dfrac{AH}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)(2)
Ta có: O là trung điểm của AH(cmt)
nên \(AO=OH=\dfrac{AH}{2}\)(3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra OA=ON=OM=OH
⇔A,H,M,N∈(O)
hay tứ giác AMHN nội tiếp đường tròn(O)
Gọi D là trung điểm của BC
Ta có: ΔCBN vuông tại N(CN⊥AB tại N)
mà ND là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC(D là trung điểm của BC)
nên \(ND=\dfrac{BC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)(4)
Ta có: ΔMBC vuông tại M(MB⊥AC tại M)
mà MD là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC(D là trung điểm của BC)
nên \(MD=\dfrac{BC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)(5)
Ta có: D là trung điểm của BC(theo cách gọi)
nên \(BD=DC=\dfrac{BC}{2}\)(6)
Từ (4), (5) và (6) suy ra DB=DC=DN=DM
⇔B,C,N,M∈(D)
hay tứ giác BNMC nội tiếp đường tròn(D)(đpcm)
Bài 1) Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BM vuông góc AC. Kẻ CN vuông góc ABa) Chứng minh Δ ABM = Δ ACN
b) Gọi K là giao điểm của BM và CN. Chứng minh AK là tia phân giác của góc A
c) Gọi D là trung điểm của đoạn thẳng BC. Chứng minh 3 điểm A, K, D thẳng hàng
giải hộ mk câu c với ạ. Mk cảm ơnnnnnn
Cho tam giác ABC nhọn AB nhỏ hơn AC đường cao BM CN cắt nhau tại H Chứng minh BH * BM + CH * CN = BC^2
AH cắt BC tại P.
-Xét △ABC có:
BM, CN lần lượt là các đường cao (gt).
BM và CN cắt nhau tại H.
\(\Rightarrow\) H là trực tâm của △ABC.
\(\Rightarrow\) AH là đường cao của △ABC.
Mà AH cắt BC tại P (gt).
\(\Rightarrow\) AH⊥BC tại P.
-Xét △BHP và △BCM có:
\(\widehat{CBM}\) là góc chung.
\(\widehat{BPH}=\widehat{BMC}=90^0\)
\(\Rightarrow\)△BHP ∼ △BCM (g-g).
\(\Rightarrow\)\(\dfrac{BH}{BC}=\dfrac{BP}{BM}\) (2 tỉ lệ tương ứng).
\(\Rightarrow BH.BM=BP.BC\) (1)
-Xét △CHP và △CBN có:
\(\widehat{BCN}\) là góc chung.
\(\widehat{CPH}=\widehat{CNB}=90^0\)
\(\Rightarrow\)△CHP ∼ △CBN (g-g).
\(\Rightarrow\)\(\dfrac{CH}{CB}=\dfrac{CP}{CN}\) (2 tỉ lệ tương ứng).
\(\Rightarrow CH.CN=CP.CB\) (2)
-Từ (1), (2) suy ra:
\(BH.BM+CH.CN=BP.BC+CP.BC=BC\left(BP+CP\right)=BC.BC=BC^2\)
Bài 1 : Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp (O) có 2 đường cao BE và CF cắt nhau tại H . Đường thẳng BE và CF cắt (O) lần lượt tại M và N . Trên cung nhỏ BC lấy 1 điểm I bất kỳ , IN cắt AB tại P và IM cắt AC tại Q . Chứng minh : 3 điểm P,H,Q thẳng hàng
Bài 2 : Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp đường tròn (O) có 2 đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G .Đường thẳng BM và CN cắt (O) lần lươt tại D và E . Trên cung nhỏ BC lấy 1 điểm I bất kỳ , IE cắt AB tại P và ID cắt AC tại Q . Chứng minh : 3 điểm P,G,Q thẳng hàng
Bài 3 : Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp (O) có 2 đường phân giác BM và CN của tam giác ABC cắt nhau tại K . Đường thẳng BM và CN cắt (O) tại E và F . Trên cung nhỏ BC lấy 1 điểm I bất kỳ , IF cắt AB tại P và IE cắt AC tại Q .Chứng minh : 3 điểm P,K,Q thẳng hàng
Lưu ý : bài toán số 2 và 3 được khai thác và mở rộng từ bài toán số 1 , một điều thú vị nữa là các bài toán 1,2,3 có nội dung tương đối giống nhau
Nguon : Near Ryuzaki - VMF
Lam ho mik bai 2+3 nha
Cả 3 bài này đều sử dụng định lí Pascal
B1: Với các điểm: NAMCIB cùng thuộc đường tròn (O)
NC cắt BM tại H; NI cắt AB tại P ; MI cắt AC tại Q
=> P; H ; Q thẳng hàng
B2: Xét các điểm ADCIBE cùng thuộc đường tròn (O)
B3: Tương tự.
Bài 4. Cho tam giác ABC có góc A bằng 60o , đường cao BM và CN cắt nhau tại H. Nối AH cắt BC tại K. BiếtAC = 8cm .
a) Tính AN, NC và số đo các góc ABM và BHC.
b) Chứng minh rằng AK ^ BC, MBC = CAK .
c) Gọi I là trung điểm của BC, Chứng minh rằng tam giác MIN đều.