rút ra nhận xét của bản thân về các cuộc đấu tranh chống pháp của nhân dân ta từ 1885 đến 1918
Em có nhận xét gì về cuộc sống trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884? Trong số các cuộc đấu tranh đó em có ấn tượng nhất là cuộc đấu tranh nào? Nhân vật lịch sử nào? Vì sao?
Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh chống Pháp của đồng bào các dân tộc ở Gia Lai từ năm 1931đến năm 1938 (thời gian, địa điểm, diễn biến chính)?Câu 2: Rút ra nhận xét về đặc điểm của phong trào chống Pháp của của đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai từ năm đầu thế kỉ XX đến năm 1945?
Cuối thế kỷ XIX, với danh nghĩa truyền giáo, các giáo sĩ người Pháp đã đặt chân lên vùng đất này, thực chất là mở đường, đặt cơ sở cho việc chinh phục Tây nguyên. Theo chân các giáo sĩ, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau khi thôn tính xong Nam Bộ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh xâm chiếm Tây nguyên, từng bước thiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai. Từ đây, vùng đất Gia Lai chịu sự thống trị của chính quyền thực dân Pháp.
Sau khi chiếm Gia Lai, thực dân Pháp liên tục chia tách các tỉnh, các vùng dân cư ở khu vực Tây nguyên, tạo nên sự thay đổi về địa giới hành chính toàn vùng. Qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, ngày 24/5/1932, theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Pleiku chính thức được thành lập gồm đại lý Pleiku và đại lý Cheo Reo.
Cho đến trước Cách mạng Tháng tám năm 1945, tỉnh Pleiku gồm có thị xã Pleiku, huyện An Khê, huyện Pleikli, huyện Chư Ti và huyện Cheo Reo. Cư dân của tỉnh Pleiku lúc này chủ yếu là đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar và một số ít người Kinh. Tuy địa giới hành chính nhiều lần thay đổi nhưng tỉnh Pleiku vẫn được giữ nguyên tên gọi cho đến ngày giải phóng (17-3-1975).
Về phía chính quyền cách mạng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tên tỉnh được đổi thành Gia Lai. Ngày 15-4-1950, theo Nghị định số 07/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Kon Tum được sáp nhập vào Gia Lai thành tỉnh Gia -Kon. Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), tỉnh Gia - Kon được tách thành tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tên tỉnh Gia Lai được giữ nguyên cho đến năm 1975. Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, thực hiện Nghị quyết số 245-NQ/TƯ ngày 20-9-1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ cấp khu, hợp nhất tỉnh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum được hợp nhất thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Đến ngày 12-8-1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII, tỉnh Gia Lai - Kon Tum được chia tách thành tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Phát huy tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, bất khuất trước kẻ thù, ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Tây Nguyên, nhân dân các dân tộc Gia Lai đã liên tiếp nổi dậy, bền bỉ đấu tranh chống xâm lược và chính sách cai trị của thực dân, phong kiến.
Lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương đã ghi nhận phong trào đấu tranh kiên cường, bất khuất từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX của đồng bào dân tộc Gia Lai đã khiến thực dân Pháp phải lo sợ. Các cuộc nổi dậy đấu tranh vũ trang của nhân dân Gia Lai trước khi có Đảng diễn ra liên tục, kéo dài. Và, tuy bị đàn áp nhưng tinh thần yêu nước, vùng lên chống thực dân, phong kiến của nhân dân vẫn không hề suy giảm.
Năm 1930, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh chống thực dân, phong kiến, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đường lối giải phóng dân tộc của Đảng và phong trào cách mạng trong cả nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến Gia Lai thông qua những đảng viên cộng sản từ miền xuôi lên hoạt động tại các đồn điền. Từ đây, tuy vẫn còn mang tính tự phát nhưng phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của Đảng, của phong trào cách mạng trong cả nước .
Năm 1945, cùng với khí thế sục sôi của Cách mạng tháng Tám trong cả nước, thực hiện chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong điều kiện địa phương chưa có tổ chức Đảng cộng sản, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đoàn thanh niên yêu nước Gia Lai (thành lập tháng 4-1945). Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền mở ra khả năng to lớn cho việc tập hợp đông đảo lực lượng yêu nước trong các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh thành lực lượng cách mạng hùng hậu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Thắng lợi đó đã mở ra thời kỳ mới trong lịch sử phong trào cách mạng Gia Lai, là tiền đề trực tiếp cho việc thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai tháng 12-1945 và những thắng lợi to lớn, vẻ vang sau này.
Chưa bao lâu sau ngày giành được chính quyền, thực dân Pháp lại dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Đất nước Việt Nam đứng trước nguy cơ thù trong giặc ngoài, trong khi chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ, lực lượng cách mạng chưa phát triển và chưa đều khắp. Những thành quả mà nhân dân vừa mới giành được đang bị đe dọa. Do vậy, yêu cầu cấp bách, trước mắt và lâu dài lúc này ở Gia Lai là phải có một tổ chức Đảng để lãnh đạo nhân dân các dân tộc đấu tranh củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, ổn định đời sống nhân dân, gấp rút chuẩn bị các điều kiện để kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, với sự lãnh đạo tích cực của Xứ ủy Trung kỳ và Việt Minh Trung bộ, ngày 01-10-1945, chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên chính thức được thành lập tại thị xã Pleiku và tiếp sau đó, các chi bộ đảng ở An Khê, Bàu Cạn, Biển Hồ và trong Chi đội Tây Sơn... lần lượt được thành lập với tổng số 24 đảng viên. Sự ra đời của các chi bộ cộng sản đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước phát triển mới của phong trào cách mạng địa phương. Tuy nhiên, để có sự lãnh đạo thống nhất và tập trung của các tổ chức đảng, ngày 10-12-1945, Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương tỉnh Gia Lai được thành lập, lấy tên là Đảng bộ Tây Sơn. Từ đây, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ.
Sau khi ra đời, Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo xây dựng, phát triển lực lượng, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ Gia Lai đã đề ra các chương trình hành động cách mạng, tập hợp và lãnh đạo các tầng lớp nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và giành được những thắng lợi to lớn trên các mặt. Với việc phát triển nhanh lực lượng chính trị, vũ trang, xây dựng và mở rộng các khu căn cứ du kích, đảng bộ, quân và dân các dân tộc Gia Lai đã từng bước làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; tiến lên giải phóng và làm chủ phần lớn vùng nông thôn, góp phần cùng quân dân cả nước giành thắng lợi trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Từ thực tiễn của cuộc kháng chiến, Đảng bộ từng bước trưởng thành và ngày càng lớn mạnh, nâng cao uy tín trong các tầng lớp nhân dân.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đoàn kết một lòng, bước vào cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ đầy gian khổ, hy sinh. Qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ và tay sai, với bản lĩnh cách mạng và kinh nghiệm quí báu được rút ra từ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Gia Lai đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống cách mạng, ý chí độc lập tự do, liên tiếp đánh bại các âm mưu, chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, cùng quân dân miền Nam giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Qua hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh; với khát vọng độc lập, tự do; với tình yêu buôn làng, quê hương, nhân dân các dân tộc Gia Lai đã sẵn sàng đứng lên làm cách mạng theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ. Trên vùng đất này, mỗi ngọn núi, con sông, mỗi con đường, bản làng... đều ghi đậm những chiến công oanh liệt của nhân dân và chiến sỹ Gia Lai. Những tên đất, tên làng đã thành tên của những chiến công lừng lẫy như làng kháng chiến Stơr, chiến khu Xóm Ké, xã chiến đấu Gia Hội... và những địa danh lịch sử như chiến thắng Gim 100 tại đồi Đăk Pơ, chiến thắng Plei Me tại thung lũng Ia Drăng, chiến thắng đường 7 - sông Bờ... đã làm cho kẻ thù khiếp sợ. Những chiến công, tên tuổi những Anh hùng Đinh Núp, Wừu, Kpă Klơng, Kpuih Thu, Rơchăm Ơt, Puih San (A Sanh) ... đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc như một huyền thoại, không chỉ là niềm tự hào của riêng đồng bào Gia Lai mà còn là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của đồng bào các dân tộc Tây nguyên và của cả dân tộc Việt Nam.
THAM KHẢO Ở TRONG NÀY NHA!
kể tên các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1884
nhận xét tinh thần kháng chiến của nhân dân ta
- Khái quát về quá trình chiến tranh xâm lược của Pháp
+ 1/9/1858, Pháp tấn công Đà Nẵng theo kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. 2/1859, Pháp sa lầy tại Đà Nẵng.
+ 1859, Pháp chuyển quân vào Nam Kì đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. 1867, chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ.
+ 1873 - 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 + 2.
+ 8/ 1883, Pháp tấn công biển Thuận An, buộc triều đình Nguyễn đầu hàng không điều kiện.
- Kết quả + Sau gần 30 năm, kết hợp giữa vũ lực và thủ đoạn chính trị, Pháp thành công trong việc xâm lược nước ta.
- Nhận xét
+ Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.
+ Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.
Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XX
Sửa đề: Đến cuối thế kỷ XIX
Phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt với nhiều hình thức khác nhau, nhiều phương hướng khác nhau. Nhưng tất cả đều đã thất bại với nhiều yếu tố khách quan:
-Quân ta lực lượng còn yếu, còn địch thì quá mạnh.
-Chưa có đường lối chủ trương đúng đắn.
-Chưa được trang bị chu đáo.
-Chưa có được sự liên kết các cuộc đấu tranh trên toàn quốc lại với nhau.
Tham khảo
- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân , nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.
- Mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại, chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đòng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.
- Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dụng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.
Câu 1. Em hãy rút ra những nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Câu 2. Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Em hãy trình bày ý kiến của bản thân về vai trò của hòa bình, độc lập đối với mỗi quốc gia dân tộc và em có nhận xét gì hòa bình, an ninh thế giới hiện nay?
Theo em sau hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì?Em đã rút ra được bài học gì cho bản thân từ cuộc đấu tranh chống các triều đại phong kiến phương Bắc của nhân dân ta
Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói của mình và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày ngày Tết…
– Ý nghĩa: chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không gì có thể tiêu diệt, đồng hóa được.
Chúng ta rút ra:Tổ tiên đã không ngừng bảo vệ, giữ gìn phong tục tập quán cho các thế hệ sau này
-Truyền thống yêu nước
+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
+ Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc
⇔⇔ Ngày nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy những truyền thống đó để xây dựng đất nước giàu mạnh.
hơn 1000 năm Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói của mình và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày ngày Tết…
– Ý nghĩa: chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không gì có thể tiêu diệt, đồng hóa được.
Chúng ta rút ra:Tổ tiên đã không ngừng bảo vệ, giữ gìn phong tục tập quán cho các thế hệ sau này
-Truyền thống yêu nước
+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
+ Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc
⇔⇔ Ngày nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy những truyền thống đó để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói của mình và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày ngày Tết…
– Ý nghĩa: chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không gì có thể tiêu diệt, đồng hóa được.
Chúng ta rút ra:Tổ tiên đã không ngừng bảo vệ, giữ gìn phong tục tập quán cho các thế hệ sau này
-Truyền thống yêu nước
+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
+ Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc
=> Ngày nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy những truyền thống đó để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Nội dung 1: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858-1884
1. Nêu cáccuộc đấu tranh chống xâm lược tiêu biểu của nhân dân ta trong những năm 1858 - 1884.
2. Nêu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì trong những năm 1848 đến năm 1873.
3.Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta trong những năm 1858 - 1884.
refer
* Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | - Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. | Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1884 | - Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. | Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,… |
refer
2.
- Địa bàn: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhiều trung tâm khởi nghĩa được lập ra trên toàn Nam Kì như: Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Tiên,…
- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Hình thức: Đấu tranh vũ trang như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm,… dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,…
- Kết quả: tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.
3.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
Trình bày khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858- 1884? Anh(chị) hãy rút ra nhận xét về thời gian, lực lượng tham gia, lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến đó?
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | - Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. | Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1884 | - Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. | Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,… |
* Ý nghĩa :
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.
- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.
- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.
-Qua cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp từ năm 1858-1862, em hãy cho biết:
+Em hãy chỉ ra những điểm yếu của Pháp
+Nhận xét tinh thần chiến đấu của nhân dân ta và thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn
- Ban đầu:
+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...
+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).
Chúc bạn học tốt
- Ban đầu:
+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...
+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).