Hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 dòng về cuộc xung đột Trịnh Nguyễn
Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 dòng ) về cuộc xung đột Trịnh Nguyễn
Cuộc chiến tranh giữa Trịnh - Nguyễn thể hiện một giai đoạn đất nước tiếp tục bước vào cuộc nội chiến giữa các giai cấp trong xã hội, quốc gia giữa các thế lực phong kiến để tranh giành sức ảnh hưởng, quyền lực. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn chủ yếu bắt nguồn từ việc Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế Đại Việt năm 1527. Sau nửa thế kỉ, hai thế lực nhà Trịnh - Nguyễn đã trải qua nhiều cuộc giao chiến, cuốn cả nước vào xoáy khói lửa. Cuộc chiến tranh đã gây những thiệt hại về sức người, sức của, triệt phá đồng ruộng, xóm làng, bên cạnh đó đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, không cho lưu thông với bên ngoài. Tất cả đã dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.
Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet về di tích Luỹ Thầy và sông Gianh (Quảng Bình), hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 dòng) về cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
Năm 1545, giữa lúc cuộc chiến Nam - Bắc triều đang diễn ra quyết liệt, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã trao lại toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (người con thứ của Nguyễn Kim) được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.
Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh, trải qua 7 lần giao chiến không phân thắng bại, năm 1672, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới phân chia đất nước. Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam, hay còn gọi là Nam Hà) do con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn” và Đàng Ngoài (vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc, hay còn gọi là Bắc Hà) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
Từ nội dung bài học và tìm hiểu thêm một số tư liệu khác, hãy viết một đoạn ngắn phản đối cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
Cuộc xung đột Nam-Bắc triều, Trịnh Nguyễn trong khoảng nửa cuối thế kỷ XVI đã làm đất nước chúng ta bị chia cắt trong hơn 2 thế kỷ. Bên cạnh đó, nó còn làm cho đời sống nhân dân bị đảo lộn hoàn toàn. Đây là điều đáng lẽ không xảy ra nếu không có sự ham muốn quyền lực, muốn tranh giành quyền lãnh đạo đất nước của nhiều phe phái khác nhau trong chính quyền nhà Hậu Lê. Nó đã để lại những hậu quả nặng nề và những vết nhơ khó rọt rửa trong lịch sử dân tộc.
Từ bài học trên và những thông tin tìm hiểu được em có thể thấy cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ về người mà đất nước rơi vào hoàn cảnh chia cắt đau thương. Nhiều gia đình vì cuộc xung đột này đã xơ tán mỗi người một nơi, mỗi người một Đàng khó lòng gặp mặt tưởng chừng ở trong một đất nước mà xa cách như nghìn cây khó lòng tương phùng. Chúng ta cùng điểm qua các hệ quả tiêu cực của cuộc xung đột này nhé:
- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.
- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).
+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.
+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".
- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
Thông qua những điều trên em hoàn toàn phản đối về cuộc xung đột này đã gây ra nhiều mất mát đau thương khiến nhiều người lầm than, gia đình ly tán đồng thời khiến một đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn kéo theo nhiều người suy kiệt sức lực. Đất nước tàn phá ác liệt, ruộng nương phá bỏ nhân dân đói kém, người dân chết không kể siết tất cả những điều này đã gây ra nhiều mất mát đau thương dẫn tới nhiều người mất cha mất mẹ rơi vào cuộc sống lang thang không nơi nương tựa. Vậy nên em không tán thành và phản đối cuộc xung đột này khi đã gây tổn thương nặng nề tới người dân những con người vô tội, chịu áp bức bóc lột.
Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
Tham Khảo :
Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:
- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.
- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.Hãy nêu hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
Tham Khảo :
- Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
+ Ở Đàng Ngoài: “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Sử gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".
Câu 1: (2,0 điểm) Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 7, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 dòng) nêu cảm xúc của em về tình bạn trong cuộc sốngcủa mỗi chúng ta.(lẹ mình đang cần gấp)
tham khảo:
Viết đoạn văn khoảng tám đến 10 câu, nêu cảm nhận của em về tình bạn của nhà thơ và người bạn trong bài bạn đến chơi nhà - Ngữ văn Lớp 7 - Bài tập Ngữ văn Lớp 7 - Giải bài tập Ngữ văn Lớp 7 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục
Câu 7 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Vận dụng những hiểu biết về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) triển khai ý chính sau đây: “Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng đánh giặc mà còn là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc”.
Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có khác với đoạn trước là: Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử: “Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 dòng nêu vai trò của tình bạn trong cuộc sống
tham khảo nha
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có những tình bạn đẹp mà chúng ta không thể nào quên. Có rất nhiều câu nói nói về tình bạn và trong đó có câu nói “tình bạn chân chính là viên ngọc quý". Tình bạn chân chính là tình bạn đẹp trong sáng thủy chung tâm đầu ý hợp yêu thương nhau, tôn trọng nhau và hiểu nhau. Tình bạn là một thứ tình cảm trước hết là rất quý giá, bền vững và tình bạn ấy rất được trân trọng ngợi ca. Tình cảm chân chính phải một tình cảm chân thành trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau. Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và có chung sở thích với ta, mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ. Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là một người bạn đến với ta trong những phút khó khăn cay đắng nhất của cuộc đời. Tình bạn là một tài sản quý giá nhất, tuyệt đẹp nhất, kì vĩ nhất do con người dày công tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Tình bạn là loại tài sản mà không thể có được bằng con đường chiếm đoạt, bằng con đường bạo lực, cưỡng đoạt.
Tưởng tượng mình lầ dòng sông đang bị ô nhiễm. Hãy viết một đoạn văn hãy nói về cuộc đời mình( 7 đến 9 câu )
refer
''Con người đang phá huỷ môi trường sống của họ, tôi là một ví dụ''. Các bạn có biết ai đang nói đấy không , chính là tôi, một dòng sông đang bị ô nhiễm.
Trước đây tôi là 1 con sông rất đẹp , rất trong. Ngồi trên thuyền có thể nhìn thấy cua, cá đang bơi dưới đó. Vậy mà giờ đây tôi lại thành ra như vầy. Tất cả những gì tôi đang phải gánh chịu là do con người gây ra mà họ đâu chịu trách nhiệm. Hằng ngày ít nhất là có trên 10 xô rác đổ lên thân thể tôi.Trên người tôi lềnh bềnh rác rưởi. đã vậy lại còn chất thải của các công ti nữa chứ. Trước tôi trong xanh là vậy, thế mà giờ đây lại đục ngàu. Chẳng thể nhìn thấy gì khi ngồi trên thuyền nữa. Và những cô cậu học trò nghỉ hè cũng không thể bơi lội trên tôi được nữa. tất cả chỉ là quá khứ.
Dù sao thì tôi cũng đã vậy.Tôi mong con người sẽ có ý thức bảo vệ môi trường sống của họ hơn.Tôi mong tôi chỉ là con sông đầu tiên và cũng là con sông cuối cùng bị họ huỷ hoại. Bảo vệ tôi cũng như bảo vệ họ
TK :
Mình là 1 cái hồ ô nhiễm. Nhưng đó là trước đây....
Bây giờ, xung quanh mình có biết bao bạn nhỏ, có những hàng xích đu, những con thú nhún sặc sỡ sắc màu.
Cơ thể mình, là 1 cái hồ ô nhiễm đã được người ta cải tạo. Mình cảm thấy vui vì giờ đây mình là nơi trú chân cho những đàn chim nhỏ-trên những cây cao mọc trên thân mình. Trong lòng mình không còn thấy rác nữa mà thay vào đó là 1 nguồn nước trong sạch. Chung quanh hồ, người ta còn gắn những hàng điện chạy dài để mỗi tối họ mở lên thì trông mình...rất đẹp! Ở bên trên mặt nước người ta còn đặt những chú vịt khổng lồ và đó là đồ giải trí cho con người đấy. Mỗi lần ngồi lên chú vịt ấy, người ta lại đưa tay xuống mà vớt lên từ cơ thể mình 1 dòng nước mát lạnh, thậm chí có người còn té nước và xoa xoa vào mặt của nhau nữa cơ! Điều đó làm mình thích thú và hạnh phúc lắm, khi mà cách đây không lâu...
Vì bản thân mình quá nhỏ hep (do yếu tố cấu thành từ xưa đến giờ) và vì 1 số con người cộng với hành vi thiếu ý thức của mình đã khiến cho mặt hồ này, bờ hồ này phải chịu nhiều đau đớn.... Nguồn nước không được xử lý đã từ các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh tuôn tràn vào lòng mình 1 cách không thương tiếc, đó thực sự là 1 cơn ác mộng mà mình phải oằn mình chịu đựng trong suốt 1 thời gian. Cá tôm của mình là tim, là gan, là các cơ quan nội tạng buộc phải đau đớn nhiễm bệnh mà chết hết. Làn da của mình, là mặt nước lẽ ra phải thông thoáng và trong xanh nhưng giờ đây thay vào đó là 1 màu đen ngòm, 1 mùi hôi hám khó chịu và lềnh bềnh rác rưởi. Họ quăng, họ vứt vào lòng mình đủ mọi thứ: Từ những túi nylong, từ những tấm giấy, cái giày hay đôi dép hỏng hay bất cứ 1 cái gì khác mà họ- hoặc là cô tình và chỉ có thể là...cố ý đã vớ được và đã "mạnh tay" với mình. Họ thật là thiếu ý thức quá, phải chăng họ đâu biêt rằng: cái hồ này và tất cả những cái tốt đẹp ở trong hồ này lẽ ra phải là của họ, là nhu cầu, là sự sống, là sức khỏe của họ? Vậy mà sao họ vô ý thức quá? không chăm sóc, không chau chuốt thì ít ra họ cũng phải để cho mình được tự do với thiên nhiên, với cuộc sống và để cho mình tự tạo ra những lợi ích.
Và đem những lợi ích đó phục vụ họ chứ?