Nêu tâm trạng, cảm xúc của Tú trong mỗi tình huống dưới đây:
- Nêu cách quan tâm, chăm sóc người thân trong các tình huống sau đây:
+ Người thân bị ốm;
+ Người thân gặp chuyện buồn.
- Chia sẻ cảm xúc khi em chăm sóc người thân và cảm xúc của người thân khi nhận được sự chăm sóc của em.
Nếu người thân bị ốm em sẽ hỏi han nhưng ít (vì người ốm ngại nghe nhiều), sau đó tìm hiểu xem là ốm như nào, mua thuốc men và cho ăn uống đầy đủ, đồng thời thực hiện các biện pháp để chóng khỏi. Cảm xúc người thân sẽ làm ấm lòng, cảm thấy vui khi nhận được sự chăm sóc và có thể chóng khoẻ hơn.
Khi người thân gặp chuyện buồn hay nhẹ nhàng xuống an ủi, tìm hiểu nguyên nhân và xem bản thân có giúp đỡ được gì hay không để giúp đỡ. Chắc chắn họ sẽ cảm thấy được an ủi và nhẹ lòng hơn rất nhiều.
Bài thơ cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình? Nêu cảm nhận của bạn về những cảm xúc, tâm tình của tác giả được bộ lộ trong bài thơ.
- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.
- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.
Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về tâm tư, tình cảm của ông Tú dành cho bà Tú trong tác phẩm "Thương vợ" của tác giả Tế Xương.
Em tham khảo:
“Thương vợ” – một trong những bài thơ chất chứa nồng nàn bao cảm xúc của một người chồng dành cho vợ mình giữa cuộc đời bao vất vả, lo toan. Người chồng ấy không phải ai khác mà chính là tác giả của bài thơ: Trần Tế Xương. Ông đã dành cho vợ mình những tình cảm rất chân thành qua lời thơ giản dị mà sâu sắc.Sắm vai nhân vật trong các tình huống dưới đây để thực hành điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực:
Tình huống 1: Bình nên cảm thấy rằng là thôi kệ, bài này mình làm không tốt thì bài lần sau mình sẽ cố gắng hơn để hoàn thành mục tiêu của mình.
Tình huống 2: Hoa sẽ nghĩ rằng là không sao hết, dù được giao nhiệm vụ nào thì mình cũng sẽ cố gắng hết mình, góp phần vào thành công chung của nhóm
TH1: Em sẽ hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh, đọc lại lời nhận xét và làm tốt hơn ở lần tới
TH2: Em sẽ đi dạo để lấy lại bình tĩnh, sau đó sẽ cố gắng hết mình dù là làm gì
Bằng 1 đoạn văn ngắn hãy nêu suy nghĩ của e về cảm xúc,tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"
1 số ý cho bạn viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh :
-Nhịp thơ nhẹ nhàng , trầm lắng => tạo nên không khí cho bài thơ
-''mùi nồng mặn'' là mang hương vị mặn của biển cả, của cái ấm nồng của gió cát, của miền duyên hải. , đồng thời cũng là linh hồn của làng chài nhỏ bé này.
-Có lẽ, chất mặn của biển kia cũng đã thấm sâu vào máu thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm kỉ niệm bâng khuâng , thiết tha
=>Thương nhớ da diết quê hương .
=>Cảm xúc dâng trào mãnh liệt trong lòng yêu quê hương của tác giả , đồng thời thấy được niềm khao khát được trở về quê hương của tác giả .
Đáp án nào không phải là tác dụng của trạng ngữ khi được tách ra thành câu riêng? |
| A. nhấn mạnh ý |
| B. tránh lặp ý |
| C. thể hiện tình huống, cảm xúc nhất định |
| D. chuyển ý |
| Trạng ngữ không có công dụng nào dưới đây? |
| A. Kết nối các câu làm đoạn văn mạch lạc. |
| B. Góp phần làm nội dung câu đầy đủ, chính xác. |
| C. Tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện. |
| D. Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nói tới trong câu. |
Quan sát và nêu các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong mỗi hình dưới đây.
(1) Đèn đỏ báo hiệu cho người đi bộ mà 2 bạn nhỏ vẫn băng qua đường. Đây là hành động nguy hiểm.
(2) Hai bạn nhỏ băng qua đường nơi không có vạch kẻ đường. Đây cũng là hành động nguy hiểm.
(3) Hai bạn nhỏ nô đua trên ghe thuyền. Đây cũng là hành động nguy hiểm.
(4) Có thể do gấp mà bố của bạn nhỏ và bạn ấy không đội mũ bảo hiểm, đã thế còn vượt đèn đỏ. Đây là hành động nguy hiểm.
ở đoạn trích trong lòng mẹ, nhân vật bé hồng được đặt vào hai tình huống cụ thể. đó là những tình huống nào? hãy chỉ ra sự giống và khác nhau về tâm trạng và tình cảm của bé hồng ở hai tình huống đó
*Bé Hồng được đặt vào 2 tình huống: Cuộc trò chuyện với bà cô và cuộc gặp gỡ với người mẹ dấu yêu.
*Giống nhau:
- Nhớ nhung,tin tưởng,yêu thương mẹ.
- Bỏ ngoài tai những lời lẽ cay độc của bà cô.
*Khác nhau:
- Khi trò chuyện với bà cô:
+ Tâm trạng: đau đớn xen lẫn tủi cực và buồn bã.
+ Tình cảm: căm tức những hủ tục thành kiến khi nghe về chuyện của mẹ từ miệng bà cô.
- Khi gặp lại mẹ:
+ Tâm trạng: vui sướng,mừng rỡ,hạnh phúc,sau bao năm mới được gặp lại mẹ.
+ Tình cảm: tin yêu mẹ nhiều hơn.
nhận sét về sự biểu hiện của tình quê hương trong hai bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" của Lý Bạch và "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" của Hạ Trinh Hương về hoàn cảnh và tình huống của nhân vật trữ tình, về tâm trạng được thể hiện trong mỗi bài thơ ,về nghệ thuật biểu hiện tình cảm quê hương.
Sự biểu hiện tình quê hương qua 2 bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" và "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê":
- Hoàn cảnh và tình huống:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nhà thơ sống xa quê hương, trông trăng sáng và nhớ về quê cũ.
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Nhà thơ trở về quê sau một khoảng thời gian dài (khoảng 15 năm) và có những cảm nhận về quê hương.
- Tâm trạng được thể hiện:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nỗi nhớ, thao thức không ngủ được vì nhớ về quê hương.
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: nỗi buồn, sự ngạc nhiên ngỡ ngàng về sự đổi khác của quê hương (mặc dù giọng quê không đổi nhưng trẻ con sống ở đó không còn nhận ra tác giả nữa, hỏi: khách ở nơi nào tới chơi)
- Nghệ thuật biểu hiện:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nghệ thuật đối.
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Nghệ thuật tiểu đối, bình đối, câu hỏi tu từ