Ai chỉ và giảng cho mình cách giải bài này đi!
(x-1).(x+1).(x+2)
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Ai giải bài này cho mình với đi mà, 2 giờ là phải đi học rồi!!
Tìm số x thõa mãn 700< x< 800 và khi chia x cho 6 có dư 1 , chia x cho 8 có dư 3 và x chia hết cho 5
AI GIẢI CHO MÌNH ,CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT MÌNH SẼ TÍCH.
x:6 dư 1 => x+5 chia hết cho 6
x:8 dư 3 => x+5 chia hết cho 8
x+5 là bội chung của 6 và 8
BCNN(6,8) = 23.3=24
BC(6,8)= {24;48;72;......;720;744;768;792;816}
x = {715;739;763;787}
mà x chia hết cho 5
Vậy x = 715
Các bạn chỉ mình !
Bài này là bài Có biểu thức
và đây là phần c ) Tìm x để \(P< -\dfrac{1}{2}\), mình giải ra rồi P = \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}< -\dfrac{1}{2}\). Mình nghĩ ra mấy cách như thế này nhưng không biết nó cứ như nào ấy
Cách 1 : Chuyển vế \(-\dfrac{1}{2}\) sang thì sẽ ra \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{1}{2}< 0\) , giải ra cũng ra kết quả là x<9
* Nhưng cho mình hỏi về cách này : Mình nghĩ là \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}\) đang nhỏ hơn \(-\dfrac{1}{2}\left(-0,5\right)\) , nó đang nhỏ hơn -0,5 mà nếu chuyển vế sang thì \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{1}{2}< 0\) ( mình nghĩ nếu nhỏ hơn 0 thì không thể nhỏ hơn -0,5 được ) , nhưng tại sao nó vẫn ra kết quả vậy ạ . Giair thích cho mình chỗ mà mình đang bị nhầm lẫn và sửa giúp mình nhá !
Cách 2 : Vẫn đê nguyên như cũ \(-\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}< -\dfrac{1}{2}\) ( vì \(\sqrt{x}+3>0\) , 2>0 ) nên là mình nhân chéo . Mình lấy 1 công thức tổng quát : \(-\dfrac{a}{b}< -\dfrac{c}{d}\)
* Nếu mà mình nhân theo kiểu \(-a.d< -c.b\) và 1 kiểu khác \(b.\left(-c\right)< \left(-a\right).d\) hai kiểu này nó lại khác nhau mà làm theo kiểu thứ nhất thì nó lại đúng vẫn ra x<9 . Các bạn cũng chỉ mình chỗ sai nhé ạ và giúp mình sửa ạ
Chị
Akai Haruma , chị giúp em với ạ !
thì vì cái P đó nó nhỏ hơn -0,5 nên bạn chuyển vế qua thành P+0,5<0 vẫn là 1 cách làm đúng (mình còn hay dùng cách này nữa mà)
còn khúc bạn lập luận vì nhỏ hơn 0 nên vẫn chưa chắc nhỏ hơn -0,5 có lẽ là bạn quên cái khúc mà nhỏ hơn 0 là bạn đã + 0,5 vào rồi nên nó ko phải là P nữa
và bài toán này có nhiều cách giải,bạn có thể làm như cách 1 và 2 cũng được,theo mình thì cách 2 mình ít khi làm vì phải cẩn thận ngồi xem dấu,cả 2 vế cùng dấu mới làm vậy được nên cũng hơi khó khăn,đó là theo mình thôi,còn bạn làm cách nào cũng được
Tại sao em lại nghĩ nhỏ hơn 0 thì không nhỏ hơn -0.5 được?
\(-3< 0\) nhưng \(-3< -0.5\) vẫn đúng đó thôi, 2 điều này đâu liên quan đâu nhỉ?
Khi nhân chéo 1 BPT thì: nếu mẫu số luôn dương BPT sẽ giữ nguyên chiều, nếu mẫu số luôn âm BPT sẽ đảo chiều.
Với a;b;c;d dương:
Khi em để dạng \(-\dfrac{a}{b}< -\dfrac{c}{d}\) và nhân chéo: \(-ad< -bc\) (nghĩa là nhân b, d lên, 2 đại lượng này dương nên BPT giữ nguyên chiều, đúng)
Còn "kiểu khác" kia của em \(b.\left(-c\right)< \left(-a\right).d\) nó từ bước nào ra được nhỉ?
Ta thấy : `\sqrt{x}+3>=3 , ∀x`
`->-3/(\sqrt{x}+3)<=-3/3=-1 , ∀x`
`->P<=-1`
`->P+1/2<=-1+1/2=-1/2<0`
Cho đa thức P(x)=2x mũ 2 +x-x mũ 2 +x+1 a)Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của P(x) theo lũy thừa giảm dần của biến b) Tính giá trị của đa thức P(x) tại x=1 Ai giải giúp mình bài này đi
\(P(x) = 2x^2 +x-x^2+x+1=x^2+2x+1\)
Khi \(x=1\) ⇔ \(P(1)=1^2+2.1+1=4\)
-x -2/3= -6/7
Ai giảng bài này cho mình hiểu với
\(-x-\frac{2}{3}=-\frac{6}{7}\)
\(\Leftrightarrow-x=-\frac{6}{7}+\frac{2}{3}\)
\(\Leftrightarrow-x=-\frac{4}{21}\)
\(\Leftrightarrow x=\frac{4}{21}\)
- Có thể làm theo cách chuyển vế không? Chuyển x qua bên phải dấu bằng để mất -
\(\sqrt{3x^2-1}+\sqrt{x^2-x}-x\sqrt{x^2+1}=\frac{1}{2\sqrt{2}}\left(7x^2-x+4\right)\)
Ai biết giải hộ mình bài này đi mình cần gấp.
\(\sqrt{3x^2-1}+\sqrt{x^2-x}-x\sqrt{x^2+1}=\frac{1}{2\sqrt{2}}\left(7x^2-x+4\right)\)
\(\Leftrightarrow2\sqrt{2}\left(\sqrt{3x^2-1}+\sqrt{x^2-x}-x\sqrt{x^2+1}\right)=7x^2-x+4\)
\(\Leftrightarrow\left[\left(3x^2-1\right)-2\sqrt{2}\sqrt{3x^2-1}+2\right]+\left[\left(x^2-x\right)-2\sqrt{2}\sqrt{x^2-x}+2\right]+\left[2x^2+2\sqrt{2}x\sqrt{x^2+1}+\left(x^2+1\right)\right]=0\)
\(\Leftrightarrow\left(\sqrt{3x^2-1}-\sqrt{2}\right)^2+\left(\sqrt{x^2-x}-\sqrt{2}\right)^2+\left(\sqrt{x^2+1}+\sqrt{2}x\right)^2=0\)
Làm nốt
Các bạn chỉ mình ạ !
Bài 1 :
\(\left[{}\begin{matrix}\dfrac{1}{2}\le x< 2\\0< x< 2\end{matrix}\right.\)
các bạn vẽ trục số ra rồi giải mình bài này làm sao ra 0<x<2 nhá!
Bài 2 :
Chỉ mình khi nào thì dùng ngoặc vuông và ngoặc nhon ví dụ như bài trên phải dùng ngoặc vuông , còn những bài rút gọn biểu thức có chứa căn khi mà kết hợp điều kiện là phải dùng ngoặc nhọn đúng không ạ , và v..vv ( chỉ mình nhá )
Bài 1:
Nếu chị nhớ không nhầm thì phải là \(\left[\begin{matrix} \frac{1}{2}\leq x< 2\\ 0< x<\frac{1}{2}\end{matrix}\right.\)
Tức là $x$ nhận các khoảng giá trị sau:
\(0< x< \frac{1}{2}\); \(x=\frac{1}{2}\); \(\frac{1}{2}< x< 2\)
Vậy có nghĩa $0< x< 2$ (rất dễ hiểu mà????)
Bài 2:
Ngoặc nhọn dùng khi muốn biểu thị hai/ nhiều phương trình/ bất phương trình đồng thời xảy ra cùng một lúc
Ngoặc vuông dùng khi muốn biểu thị cái này hoặc cái kia xảy ra.
Bài trên phải dùng ngoặc vuông là sao em? Ngoặc nhọn thường xuất hiện trong bài toán giải hệ phương trình, bất phương trình. Còn ngoặc vuông thì thường dùng kết luận nghiệm của pt/ bpt.
Kết hợp điều kiện thì dùng ngoặc nhọn. Ví dụ $\sqrt{x+1}+\sqrt{2-x}$ thì việc $x+1\geq 0$ và $2-x\geq 0$ phải đồng thời xảy ra cùng lúc.
( x + 1) + ( x +2 ) + ............+ ( x +50 ) = 1375
Ai giải được bài này đúng thì mình sẽ cho 1 k nhanh lên các bạn nhé mình đang cần cách làm, kết quả gấp lắm!
Cảm ơn các bạn
(x + 1) + ( x + 2) + ............+ (x + 50) = 1375
(x * 50) + (1 + 2 + ............+ 50) = 1375
x * 50 + 1275 = 1375
x * 50 = 1375 - 1275
x * 50 = 100
x = 100 : 50
x = 2
Chúc bạn hok tốt nha!
=> x . 50 + ( 1 + 2 + 3 + ...+ 50 ) = 1375
=> x . 50 + 1275 = 1375
=> x . 50 = 100
=> x = 2
Cách phân biệt bài toán tỉ lệ nghịch và tỉ lệ thuận ( lớp 7 )
Ai học qua rồi thì chỉ mình với nhé, mình vẫn còn lúng túng về 2 đại lượng này, chưa biết áp dụng công thức sao cho đúng. Mong các bạn tận tâm giảng giải giúp mình nhé. Mình cảm ơn rất rất nhiều ạ
Theo cách hiểu của t là thế
. Tỉ lệ thuận: Nếu đại lượng x tăng thì đại lượng y cũng tăng, đại lượng x giảm thì đại lượng y cũng giảm. Công thức: y = k.x (k là hằng số khác 0).
. Tỉ lệ nghịch: Nếu đại lượng x tăng lên thì đại lượng y giảm xuống, đại lượng y tăng lên thì đại lượng x giảm. Công thức: y = \(\frac{a}{x}\) hay a = x.y (a là hằng số khác 0)
mình chỉ giải thích như mình hiểu
nghịch là đối nhau, nên khi cái này tăng thì cái kia giảm, và tăng giảm cho tích luôn = nhau. ví dụ dễ nhất là cùng 1 quãng đường, nếu thời gian càng tăng thì vận tóc càng giảm( nghĩ nhé, cậu đi bộ từ nhà đến trường, vận tốc đi bộ và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau, nếu đi nhanh mất ít thời gian hơn đi chậm, thế thôi)
còn thuận là cùng chiều, khi tăng hay giảm cái này thì cái kia cũng vậy, ví dụ dễ nhất là điểm số(điểm kiểm tra và điểm trung bình có tỉ lệ thuận, nếu kiểm tra càng cao thì trung bình càng cao)
dễ hiểu mà ~~
các bạn giúp mình bài này nhan+cách làm
Tìm hai số x;y thuộc Z thỏa mãn: x/2 - y/1 = 2/3
ai làm nhanh và có kết quả đúng nhất thì mình tick nhan
*Giải kĩ ra cho mình dễ hiểu nhé !
Thanks