Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
AT
7 tháng 8 2023 lúc 0:49

Hình 3. Mục Nghiên cứu
- Qua tìm hiểu trang web, em hiểu thêm nhiều kiến thức về lịch sử văn hóa của nước ta. Em thấy thế hệ chúng em cần tiếp tục giữ gìn, kế thừa và phát huy nền văn hóa Việt Nam.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
AT
7 tháng 8 2023 lúc 0:49

Học sinh thực hành và trình bày những nội dung mình tìm được.

Bình luận (0)
NV
2 tháng 3 2024 lúc 14:12

em cảm ơn

 

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
QL
26 tháng 11 2023 lúc 14:42

Học sinh thực hành theo hướng dẫn:

Bình luận (0)
CL
Xem chi tiết
BT
8 tháng 10 2016 lúc 21:42

1. link nàynhé : https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_khu_T%C3%A2n_Tr%C3%A0o

 

Bình luận (3)
YD
10 tháng 10 2016 lúc 16:23

cho mình hỏi bạn thi em yêu lịch sử à ?hihi

Bình luận (1)
LH
11 tháng 10 2016 lúc 8:08

làm xong chưa giúp mjk vs

 

Bình luận (1)
BN
Xem chi tiết
TB
16 tháng 10 2016 lúc 15:26

sao m ko trả lời thằng ngu

Bình luận (1)
TB
16 tháng 10 2016 lúc 15:26

à em dang bực

 

Bình luận (0)
TB
16 tháng 10 2016 lúc 15:27

xl

 

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NH
27 tháng 10 2021 lúc 14:02

gup voi

 

Bình luận (0)
KP
17 tháng 12 2024 lúc 19:11

Thành tựu nổi bật nhất về văn hóa là kiến trúc và điêu khắc

- Những thành tựu này chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ, Trung Quốc vì : các đền, chùa, mái đình và một số công trình kiến trúc khác đều có mái cong, uốn lượn hình rồng như kiến trúc Trung Quốc. Hoặc một số khu đền tháp có hình tháp nhọn, nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu hay các khu đền đều xây bằng đá có mái tròn như chiếc bát úp do ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
18 tháng 10 2016 lúc 21:59

Mình chỉ giúp được bạn câu 3 thôi.

Câu 3: Trả lời:

+ Hiện tượng lập đi lập lại: sáng, tối, mùa nóng, lạnh.. có quan hệ, giữa mặt trăng và trái đất -> cơ sở xác đinh thời gian ∆Cho học sinh xem “Những ngày lịch sử và kĩ niệm” trang 6 SGK Hãy xem trên bảng ghi “ những ngày lịch sử và kĩ niệm”, có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào? ( Chú ý: Ngày, tháng, năm, âm lịch, dương lịch (ngày 10-3 âm lịch) - Cách đây 3000 – 4000 năm người phương Đông đã sáng tạo ra lịch (Ai Cập, Lưỡng Hà,Ấn Độ, Trung Quốc)

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
6 tháng 3 2023 lúc 10:47

* Thăng Long:

- Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nmghiax là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

- Lịch sử: Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã có tổng cộng 16 tên gọi cả tên chính quy và tên không chính quy, như: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội, Tràng An, Phượng Thành, …

 

* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

* Hà Nội: So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ đưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa.

     Trung văn đại từ điển, tập 19 (Đài Bắc 1967, tr.103) cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm, nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được thực thi, sau này, năm 1888 Thành Hà Nội và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức), cần có một tên tỉnh mới. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”. Dựa theo câu trên, người ta đặt tên tỉnh mới là Hà Đông, tuy rằng tỉnh này nằm ở phía Tây Sông Nhị, theo thực địa phải đặt tên là Hà Tây mới đúng.

Bình luận (0)
VK
Xem chi tiết
VH
1 tháng 4 2022 lúc 9:15

tham khảo

1.

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử". Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự gồm: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ,... Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước.

2,

1. Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh.

2. Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội, theo đó:

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

 

- Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.

- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

 

- Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra.

Cha mẹ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ

Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm:

- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.

 

- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…

Khi phải sống cách ly cha mẹ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như sau:

- Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới ba mươi sáu tháng tuổi.

- Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

- Trong các trường hợp này, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ em, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

- Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

- Trong thời gian trẻ em ở trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ; trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.

4. Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự

Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

5. Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

6. Thứ sáu, quyền được học tập

Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí, theo đó:

- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

7. Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi, theo đó:

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.

- Xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.

8. Thứ tám, quyền được phát triển năng khiếu

Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó:

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

9. Thứ chín, quyền có tài sản

Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản, theo đó:

- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

- Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định.

 
Bình luận (1)
PT
1 tháng 4 2022 lúc 14:57

Câu 1: Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

5 di tích lịch sử, văn hóa ở Việt Nam: Đền Hùng, Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Điện Biên Phủ, đền Ngọc Sơn

Câu 2: Quyền được chăm sóc:

- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng

- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội, tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

2 việc cụ thể thể hiện quyền được chăm sóc từ gia đình: 

- Khi con cái bị ốm đau, cha mẹ có trách nhiệm đưa con đi khám, quan tâm, chăm sóc cho con để hết bị ốm

- Gia đình tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ để được phát triển bản thân

Câu 3: 

a, Em không đồng ý. Vì ở đâu cũng có nội quy riêng của nó, ở viện bảo tàng cũng thế, khi đi chúng ta phải giữ trật tự, không nên cười. Đặc biệt, nếu muốn cầm thứ gì đó thì phải có sự đồng ý, cho phép của người lớn, chớ nên tự ý, thích làm gì thì làm. Như thế thì sẽ gây mất trật tự trong bảo tàng đó.

b, Nếu là em thì em sẽ:

- Khuyên bạn nên " cười nhẹ, nói khẽ "

- Muốn cầm vật gì thì phải xin phép người lớn

- Đọc rõ nội quy của bảo tàng để nắm chắc, không vi phạm những quy định đó....

( Tất cả các khái niệm đều có trong SGK GDCD 7, bạn có thể xem. )

Bình luận (0)

1.

-Di tích lịch sử, văn hoá là những công trình kiến trúc, những dấu vết còn được lưu truyền từ nhiều thế hệ trước, chúng có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hoá của dân ta sau này,...

-5 di tích: Đền Hùng, hang Pác Pó, đền Phù Đổng, hồ Gươm, thành Cổ Loa,...

2.Quyền chăm sóc của trẻ em là trẻ em được tạo môi trường sống tốt nhất, được nuôi dưỡng để phát chiển tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Các em nhỏ mồ côi hoặc có hoàn cảnh khó khăn sẽ được nhà nước chu cấp và  giúp đỡ,...

3.

a) Em không đồng ý, vì hiện vật có thể đã cũ. Cầm vào như vậy rất dễ làm hỏng hơn nữa trong lúc nô đùa các bạn có thể vô tình làm rơi làm hỏng hiện vật lúc đó sẽ rất khó để khôi phục. Làm như vậy sẽ làm mất trật tự, an ninh của bảo tàng. Làm cho các giá trị lịch sử bị hỏng hóc,...

b) Nếu là em thì em sẽ:

-Khuyên các bạn không nên làm vậy vì sẽ ;làm ảnh hưởng đến hiện vật, gây hư hỏng

-Gây mất trật tự, an ninh trong bảo tàng

-Không cầm, sờ các hiện vật nếu biển ghi cấm

-Tìm hiểu trước nguyên tắc trước khi đi bảo tàng

-Không ồn ào, tránh ảnh hưởng đến người khác

....................

 

Bình luận (0)