Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Tuyên Quang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (5)

CT
LN
AN
LM

Đang theo dõi (2)

HT
VT

CL

Chủ đề:

Sinh thái học

Câu hỏi:

Bài 1 Ba hợp tử thuộc cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau và đó tạo ra tổng số 112 tế bào con. Trong quá trình này: Môi trường cung cấp cho hợp tử I: 2394 NST đơn. Số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là:1140. Tổng NST ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là: 608.

1. Xác định bộ NST 2n của loài.

2. Xác định số tế bào con tạo ra từ mỗi hợp tử.

3. Tốc độ các lần nguyên phân của hợp tử I nhanh dần đều, tốc độ nguyên phân của hợp tử II giảm dần đều, các lần nguyên phân của hợp tử III không đổi về tốc độ. Thời gian nguyên phân đầu tiên của hợp tử đều bằng 8 phút và chênh lệch thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp ở hợp tử I và hợp tử II đều bằng 1/10 thời gian nguyên phân của lần đầu tiên. Hãy xác định thời gian nguyên phân của mỗi hợp tử.

Bài 2. Có 10 tế bào sinh dưỡng của cùng một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau và đã hình thành tổng số 630 thoi vô sắc trong quá trình đó. Vào kỳ giữa của đợt nguyên phân cuối cùng. Người ta đếm được trong toàn bộ các tế bào lúc đó có 49920 crômatit.

1. Xác định số lần nguyên phân và bộ NST lưỡng bội ở mỗi tế bào.

2. Trong quá trình nguyên phân đó, hãy xác định ở mỗi tế bào. Số tâm động ở kỳ trước. Số tâm động ở kỳ sau. Số NST ở kỳ giữa. Số tâm động ở kỳ sau. Số tâm động ở kỳ cuối.

3. Tính số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân nói trên.

4. Nếu các lần nguyên phân ở mỗi tế bào đều có tốc độ bằng nhau và thời gian nguyên phân ở mỗi tế bào là 36 phút. ở mỗi đợt nguyên phân, thời gian của 4 kỳ chính thức bằng nhau và bằng 1/2 thời gian của kỳ trung gian. Xác định thời gian cho mỗi kỳ trong mỗi đợt nguyên phân.

Bài 6. Có 4 tế bào sinh dưỡng của cùng một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau. Qua quan sát diễn biến NST người ta thấy tổng số crômatit có trong tất cả các tế bào tham gia nguyên phân lần cuối cùng là 1024 và tổng số NST đơn có trong tổng số tế bào con được xuất hiện qua các lần nguyên phân là 1984.

1. Xác định tên loài.

2. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào?

3. Số tế bào con được tạo ra do quá trình nguyên phân?

CL

Chủ đề:

Phần 6: TIẾN HOÁ

Câu hỏi:

Bài 8: Tổng số tế bào sinh tinh là 128 đều chuyển qua vùng chín để sinh giao tử. Hiệu xuất thụ tinh của các tinh trùng chứa X là 25%, của tinh trùng chứa Y là 50%. Cho rằng số hợp tử nở đạt 100%. Hãy tính số cá thể đực và số cá thể cái có thể có.

Bài 9: 1. Ở một loài sinh vật trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại một điểm trên một cặp NST tương đồng thì số loại giao tử tối đa có thể đạt được là 32. Tên loài ?

2. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài nói trên có một số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% số tế bào con tạo ra được chuyển sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử.

Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó.

3. Cho biết hiệu xuất thụ tinh của trứng là 75%. Tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ 14 tế bào sinh dục sơ khai cái và tất cả các tế bào con được tạo ra ở vùng sinh sản đều trở thành tế bào sinh trứng.

a. Xác định số lần nguyên phân của mổi tế bào sinh dục sơ khai cái.

b. Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được nở ra nếu tỷ lệ nở của số hợp tử XY là 50% và của số hợp tử XX là 25%.

Bài 10: Ở đậu hà lan 2n= 14. Giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn, hãy cho biết

1. Bao nhiêu hợp tử chứa 5 NST của ông nội ? tỷ lệ loại hợp tử này ?

2. Bao nhiêu hợp tử chứa 2 NST của bà ngoại ? tỷ lệ loại hợp tử này ?

3. Bao nhiêu hợp tử chứa 5 NST của ông nội và chứa 2 NST của bà ngoại?