Những câu hỏi liên quan
NK
Xem chi tiết
MH
12 tháng 10 2023 lúc 20:55

\(x+y+z=0\Rightarrow x=-\left(y+z\right)\)\(\Rightarrow x^2=y^2+z^2+2yz\)

Thay vào

 \(P=\dfrac{1}{y^2+z^2+2yz+y^2-z^2}+\dfrac{1}{y^2+z^2-y^2-z^2-2yz}+\dfrac{1}{z^2+y^2+z^2+2yz-y^2}\)

\(=\dfrac{1}{2y^2+2yz}-\dfrac{1}{2yz}+\dfrac{1}{2z^2+2yz}\)

\(=\dfrac{1}{2y\left(y+z\right)}-\dfrac{1}{2yz}+\dfrac{1}{2z\left(y+z\right)}\)

\(=\dfrac{z-\left(y+z\right)+y}{2yz\left(y+z\right)}=\dfrac{0}{2yz\left(y+z\right)}=0\)

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
NT
11 tháng 7 2023 lúc 19:22

4:

a: cos^2a=1-(1/2)^2=1-1/4=3/4

=>\(cosa=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)

\(tana=\dfrac{1}{2}:\dfrac{\sqrt{3}}{2}=\dfrac{1}{\sqrt{3}}\)

\(cota=1:\dfrac{1}{\sqrt{3}}=\sqrt{3}\)

b: sin^2a=1-(3/4)^2=1-9/16=7/16

=>\(sina=\dfrac{\sqrt{7}}{4}\)

\(tana=\dfrac{\sqrt{7}}{4}:\dfrac{3}{4}=\dfrac{\sqrt{7}}{3}\)

\(cota=1:\dfrac{\sqrt{7}}{3}=\dfrac{3}{\sqrt{7}}\)

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
MH
27 tháng 4 2021 lúc 11:53

Nguyên tắc việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh:

- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ chứa đựng riêng biệt có nắp đậy hoặc túi nilon sạch.

- Thực phẩm sống để riêng ngăn với thực phẩm chín.

- Các loại thực phẩm sống khi chế biến ngay trong ngày thì nên để ở ngăn mát còn muốn để lâu hơn thì phải để lên ngăn đá hoặc tủ đông.

- Các thực phẩm khi để lên ngăn đá nên dán nhãn tên thực phẩm, ngày bảo quản để dễ quản lý thời gian.

Bình luận (0)
MH
27 tháng 4 2021 lúc 11:57

Nguyên tắc việc rửa rau sống bằng nước muối:

Tách riêng từng lá ra trước. Sau đó rửa thật sạch với vòi nước đang chảy. Sau đó ngâm chúng với nước muối trong khoảng 5 phút.

 

Bình luận (0)
MH
27 tháng 4 2021 lúc 11:58

Trong sữa chua hầu như không chứa vi khuẩn gây bệnh vì:

Trong sữa chua có pH thấp (axit) các vi sinh vật có hại trong sữa không sống được trong môi trường pH thấp nên trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh.

Bình luận (0)
MS
Xem chi tiết
H24
19 tháng 6 2018 lúc 14:00

1, Người đi tìm hình của nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! 
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. 

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ? 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! 

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! 
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. 

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối, 
Cho cuộc đời giật dây! 

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. 

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước 
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người 
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, 
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... 

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất 
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai 
Thế đi đứng của toàn dân tộc 
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. 

Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ? 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ? 

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, 
Những đất tự do, những trời nô lệ, 
Những con đường cách mạng đang tìm đi. 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. 

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? 
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? 
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ 
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? 

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? 
Nụ cười sẽ ra sao? 
Ơi, độc lập! 
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc 
Khi tự do về chói ở trên đầu. 

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt 
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc 
Sao vàng bay theo liềm búa công nông. 

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. 
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp 
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: 
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" 
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười, 

Bác thấy: 
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 
Ruộng theo trâu về lại với người cày 
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... 
Không còn người bỏ xác bên đường ray. 

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát 
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân 
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức 
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. 

Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê 
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối 
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che. 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc 
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần 
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt 
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. 

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt 
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất 
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai. 

2, Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào ?

– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

4, - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

(Mình chỉ biết câu 1, 2, 4 thôi)

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
14 tháng 4 2020 lúc 19:15

Mưa chiều. Những bóng người hối hả, liêu xiêu trong mưa. Từng hạt mưa tạt thẳng vào người. Đau nhói. Và lạnh buốt. Chiếc áo mưa mỏng tang dường như không đủ sức chống chịu trước sức mạnh của mưa, cứ níu chặt vào người không muốn rời xa. Những bóng người co ro, bé nhỏ lại trong mưa, đơn độc, lầm lũi, đoán chừng mọi đích đến đều là một ngôi nhà nào đó, nhỏ xinh hay rộng rãi, đều chứa đựng trong lòng một sự ấm áp.

Ngày còn ở nhà, tôi sợ lắm những cơn mưa đầu mùa, thường đến bất chợt vào một buổi chiều muộn. Khi đó, ba mẹ tôi chưa về nhà mà đang còn mải loay hoay với làm cỏ, cuốc đất. Mưa đầu mùa ở Tây Nguyên thường hung hãn, dữ tợn như một cơn nóng giận vô cớ của tự nhiên. Mưa, gió, và sấm chớp. Những hạt mưa to ngỡ như mưa đá rầm rập trút xuống, tưởng chừng có thể xuyên thủng mái nhà, như những mũi tên đâm thẳng xuống mặt đất. Gió lướt ràn rạt trên từng ngọn cây, quật nát những tàu lá chuối sau vườn. Nhưng tôi sợ nhất là sấm chớp. Một luồng sáng lóe lên, rực trời, cảm giác như một sợi dây ánh sáng khổng lồ nối thẳng từ bầu trời xuống lòng đất, rồi một tiếng nổ khủng khiếp và đáng sợ. Co ro mấy chị em trong nhà, lo lắng chờ ba mẹ về. Trời mưa to, sấm chớp thế này. Mấy chị em chẳng dám làm gì, cứ ngóng mắt ra đường, dù biết trời mưa thế kia chắc ba mẹ cũng đã tìm chỗ trú rồi. Co ro, co ro chờ mưa tạnh.

Mưa Tây Nguyên lạ lắm, bất chợt đến rồi bất chợt đi. Đang ào ào như thế, bỗng chốc chỉ còn vài hạt lắc rắc rồi ngừng hẳn. Bầu trời đang đen kịt sau một thoáng đã trở nên quang đãng, cao và trong đến lạ. Mọi thứ dường như được khoác lên mình một chiếc áo mới khác hẳn, tinh khiết và căng đầy nhựa sống. Cây cối, dù có đôi chút bị tả tơi nhưng vẫn thấy mạnh mẽ hơn sau một trận thử thách. Những mái ngói sạch bong, bị ngấm nước và chuyển sang màu nâu, ấm áp đến lạ. Dưới đất, những dòng sông nho nhỏ ào ạt chảy, để rồi một chút sau, nước đã thoát đi đâu hết. Không khí trong lành, mát mẻ hơn. Và kia, ba mẹ tôi kia rồi, hiện ra nơi cuối đường trong sự chờ đợi của mấy chị em, vai ba vác cuốc, tay mẹ xách giỏ nước, hình ảnh thân thương đó có lẽ sẽ in dấu mãi trong tôi. Ba mẹ tôi đó, những người mà tôi ngưỡng mộ, giản dị và gần gũi như thế đó. Chị em tôi bắt đầu nhóm bếp, thổi lửa nấu cơm. Căn bếp nhỏ bị mưa tạt phía ngoài, lẹp nhẹp nước nhưng sao ấm áp lạ. Chỉ một lúc, khói bếp đã lan lên, những làn khói lam mỏng nhè nhẹ bay lên, mang theo mùi ngai ngái, nồng nồng của củi ướt tỏa vào không gian. Rồi thì bữa tối đạm bạc cũng xong, chỉ những món ăn bình thường thôi nhưng sao thấy ngon quá chừng. Bây giờ, đôi lúc thèm một trái dưa leo chấm ruốc, một tô canh rau tập tàng nấu tép nhưng nấu lên rồi, ăn chẳng thấy ngon. Không phải dưa mình trồng. Không phải rau mình hái trong vườn. Không phải ngồi chen chúc trong một căn phòng chật chội. Không xì xụp, hít hà. Không phải mình đang ở nhà. Không có ba mẹ, không có mấy đứa nhỏ bên cạnh. Không có cái không khí quen thuộc đó. Một điều gì đó rất mơ hồ nhưng cũng rất rõ, cảm giác mình có thể chạm vào được nhưng lại không nắm bắt được.

Như những cơn mưa.

Có một điều thật lạ, không biết có phải ngẫu nhiên không mà những cơn mưa đầu mùa thường bất chợt đến vào buổi chiều. Có lẽ mưa chiều cho khói bếp thêm cay nồng. Cho mọi vất vả của một ngày lao động tan biến. Cho bữa cơm tối thêm ngon. Cho ngôi nhà thêm ấm áp. Cho yêu thương thêm dâng đầy trong mắt. Đi qua cơn mưa chiều lạnh lẽo và hung hãn, để thấy hết những nồng đượm gia đình. Để biết quý những cơn mưa.

Mưa. Chiều nay Huế đổ mưa. Cũng là một cơn mưa đầu mùa bất chợt. Xối xả. Gió cuốn mịt mù. Nhưng không phải mưa nhà. Không còn co ro chờ đợi. Không có bếp lửa cay mùi khói. Hơn 600 cây số theo những cơn mưa. Sao mà nhớ quá…MƯA ơi!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TM
Xem chi tiết
PY
28 tháng 7 2018 lúc 18:48

đề bài giống này đúng ko bạn nếu đúng thì làm theo nha nhớ k cho mình

E= \(1^3+2^3+3^3+...+99^3+100^3\)

=(1-1)1(1+1)+1+(2-1)2(2-1)+2+...+)(99-1)99(99+1)+99+(100-1) 100(100+1)+100

= 1+2+1.2.3+3+2.3.4+...+100+99.100+101

= (1+2+3+..+100) +(1.2.3+2.3.4+...+99.100.101)

= 5050+25497450

=25502500

Bình luận (0)
TQ
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
DV
16 tháng 7 2015 lúc 10:02

Tổng số điểm thêm vào trường hợp 1:

10 x 3 + 9 x 3 = 57 (điểm) 

Giả sử trường hợp 2 thêm 3 bài 7,5 điểm là cũng thêm đủ 6 bài thì: 

Tổng số điểm thêm vào trường hợp 2:

10 x 2 + 9 x 1 + 15/2 x 3 = 51,5 (điểm) 

Trường hợp thứ nhất so với trường hợp thứ 2 thì chênh lệch nhau: 

57 – 51,5 = 5,5 (điểm) 

5,5 điểm là do chênh lệch nhau mỗi bài :

8 – 15/2 = 0,5 đ. 

Số bài thi khi đã thêm vào:

5,5 : 0,5 = 11 (bài) 

Số bài thi thực tế:

11 – 6 = 5 (bài)

Bình luận (0)
NT
30 tháng 11 2017 lúc 19:28

mình gặp bài khác nè là bài : nam làm một số bài kiểm tra . Nam tính rằng nếu mình được thêm 3 diểm 1o nửa thì điểm trung bình của tất cả các bài sẽ là 8 . Còn nếu được 3 điểm 9 nửa thì điểm trung bình của tất cả các bài là 7.5 Hỏi nam có bao nhiêu bài kiểm tra

Bình luận (0)