cho tam giác ABC cân tại A vẽ đường cao BH CK
a/ cm tam giác BKC đồng dạng tam giác CHB
b/ cm KH//BC
Cho tam giác ABC cân tại A.Vẽ các đường cao BH và CK (H thuộc AC, K thuộc AB)
a/ Chứng minh tam giác BKC đồng dạng với tam giác CHB theo tỉ số đồng dạng bằng 1
b/ Chứng minh KH // BC
c/ Cho biết BC = a, A B = AC = b. Tính độ dài đoạn thẳng KH theo a và b.
a) Xét tam giác BKC và CHB có:
góc B= góc C (tính chất tam giác cân)
góc BKC = góc BHC = 90 độ
=> Tam giác BKC đồng dạng tam giác CHB
=> \(\frac{BK}{CH}=\frac{BC}{BC}=1=k\)
b) Tam giác BHA đồng dạng tam giác CKA (g-g)
=> \(\frac{HA}{AK}=\frac{BA}{AC}=1\)
=> \(\frac{AK}{AB}=\frac{AH}{AC}\)
=> KH//BC (Định lí Ta - lét đảo)
c) Ta có theo hệ quả Ta-let:
\(\frac{AK}{AB}=\frac{KH}{BC}=>\frac{AK}{b}=\frac{KH}{a}=>KH=\frac{a.AK}{b}\)
Ta có: AK2+KC2=b2 (1)
KC2+KB2=a2 => KC2+(b-AK)2=a2 =>KC2-2b.AK+AK2=a2 (2)
Trừ 2 cho 1, ta có: -2b.AK=a2-b2 =>\(AK=\frac{a^2-b^2}{-2b}\)
Từ đó => \(KH=\frac{a\times\frac{a^2-b^2}{-2b}}{b}\)
Mn ơi giúp em bài này để em kiểm tra cuối kì 2 với ạ:Cho tam giác cân ABC cân tại A kẻ các đường cao BH, CK(H € AC, K€ AB) a, cho BC=5cm, BK= 3cm tính diện tích tam giác BKC b, chứng minh tam giác BKC đồng dạng với tam giác BHC em cảm ơn mn đã giúp em ạ
b) Xét ΔBKC vuông tại K và ΔCHB vuông tại H có
\(\widehat{KBC}=\widehat{HCB}\)(ΔBAC cân tại A)
Do đó: ΔBKC\(\sim\)ΔCHB(g-g)
a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔBKC vuông tại K, ta được:
\(BC^2=BK^2+CK^2\)
\(\Leftrightarrow CK^2=BC^2-BK^2=5^2-3^2=16\)
hay CK=4(cm)
Diện tích tam giác BKC là:
\(S_{BKC}=\dfrac{BK\cdot KC}{2}=\dfrac{3\cdot4}{2}=\dfrac{12}{2}=6\left(cm^2\right)\)
ABC vuông tại A Vẽ đường cao AH AB = (6 cm )AC = (8 cm) a) cho tam giác HBA đồng dạng tam giác ABC B) tính bc, ah, bh
a) Xét ΔHBA vuông tại H và ΔABC vuông tại A có
\(\widehat{B}\) chung
Do đó: ΔHBA\(\sim\)ΔABC(g-g)
Bài : Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ \(BH\perp AC;CK\perp AB.\)( BH cắt CK tại O ). CM:
a) tam giác AKH cân
b) KH // BC
c) tam giác KOB = tam giác HOC
d) AO kéo dài cắt BC tại M. CM: AM là đường trung tuyến của tam giác ABC.
tam giác abc cân tại a. kẻ đường cao BH, CK
a) CM tam giác BHC = tam giác BKC
b) CM AH=AK
c) Tứ giác BKHC là hình gì?Vì sao?
GIÚP MÌNH NHA, MÌNH BỊ NGU HÌNH HỌC
Cho tam giác ABC nhọn, đường cao AH và BK cắt nau tại I. a) CM: tam giac AKB đồng dạng với tam giác BHA. b) tam giác BKC đồng dạng với tam giác AHC. c) CM: BI . IK = AI . IH. d) CM: ABI đồng dạng HKI. e) tam giác ABC đồng dạng tam giác HKC
Cho tam giác ABC vuông tại A vẽ đường cao AH, AB=6 cm, AC=8 cm
a C/m tam giác HBA đồng dạng với tam giác ABC
b Tính BC, AH, BH
a: Xét ΔHBA vuông tại H và ΔABC vuông tại A có
góc B chung
=>ΔHBA đồng dạng với ΔABC
b: \(BC=\sqrt{6^2+8^2}=10\left(cm\right)\)
AH=6*8/10=4,8cm
BH=6^2/10=3,6cm
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 12cm, AC =16cm. Vẽ đường cao AH.
a) Cm tam giác HBA đồng dạng tam giác ABC.
b) Tính BC,AH,BH.
c)Vẽ đường phân giác AD của tam giác ABC( D thuộc BC).Tính BD,CD
Tự vẽ hình nha
a) xét tam giác HAB và tam giác ABC
góc AHB = góc ABC
góc CAB : chung
Suy ra : tam giác AHB ~ tam giác ABC ( g-g )
b) Áp dụng định lí py - ta - go vào tam giác ABC ta được :
AC2 + AB2 = BC2
162 + 122 = BC2
400 = BC2
=> BC = \(\sqrt{400}\)= 20 ( cm )
ta có tam giác HAB ~ tam giác ABC ( câu a )
=> \(\frac{AH}{AC}=\frac{AB}{BC}hay\frac{AH}{16}=\frac{12}{20}\)
=> AH = \(\frac{12.16}{20}=9,6\)( cm )
Độ dài cạnh BH là
Áp dụng định lí py - ta - go vào tam giác HBA ta được :
AH2 + BH2 = AB2
BH2 = AB2 - AH2
BH2 = 122 - 9,62
BH2 = 51,84
=> BH = \(\sqrt{51,84}\) = 7,2 ( cm )
c) Vì AD là đường phân giác của tam giác ABC nên :
\(\frac{AB}{BD}=\frac{AC}{CD}\Leftrightarrow\frac{AB}{BC-CD}=\frac{AC}{CD}\)
<=> \(\frac{AB.CD}{CD\left(BC-CD\right)}=\frac{AC\left(BC-CD\right)}{CD\left(BC-CD\right)}\)
<=> AB.CD = AC(BC - CD)
hay 12CD = 16.20 - 16CD
<=> 12CD+ 16CD = 320
<=> 28CD = 320
<=> CD = \(\frac{320}{28}\approx11.43\left(cm\right)\)
Độ dài cạnh BD là :
BD = BC - CD
BD = 20 - \(\frac{320}{28}\)\(\approx\) 8,57 ( cm )
Cho hỏi đồng dạng là sao bạn???Tớ mới học lớp 7 thôi,nên chưa biết ^^
Cho tam giác ABC nhọn, AC>AB, hai đường cao BH,CK cắt nhau tại O. Chứng minh:
a)tam giác KOB đồng dạng tam giác HOC
b)AH.BO=AC.HO
c)CM: tam giác DHB đồng dạng tam giác DAC
d)Gỉa sử góc A= 60 độ và SAKH=8cm2. Tính S tam giác ABC
a: Xét ΔOKB vuông tại K và ΔOHC vuông tại H co
góc KOB=góc HOC
=>ΔOKB đồng dạng với ΔOHC
d: góc BKC=góc BHC=90 độ
=>BKHC nộitiếp
=>góc AKH=góc ACB
=>ΔAKH đồng dạng với ΔACB
=>\(\dfrac{S_{AKH}}{S_{ACB}}=\left(\dfrac{AK}{AC}\right)^2=\dfrac{1}{4}\)
=>\(S_{ABC}=32\left(cm^2\right)\)