bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống pháp thế kỉ XIX đối với công cuộc xây dựng đất nước
-Bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trách nhiệm của bản thân
- Liên hệ tình hình Việt Nam nữa đầu thế kỷ XIX với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Bài học kinh nghiệm từ chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn nữa đầu thế kỉ XIX đối với chính sách ngoại giao nước ta hiên nay.
Giúp mình với ạ :(( hai câu dưới là ở bài 25 nhé, mình cảm ơn nhiều
Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là
A. xây dựng khối đoàn kết toàn trong Đảng
B. phát huy vai trò của cá nhân.
C. vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ.
D. phát huy vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là
A. xây dựng khối đoàn kết toàn trong Đảng
B. phát huy vai trò của cá nhân
C. vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ
D. phát huy vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng
Trình bày nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858-1884? Việc Việt Nam mất độc lập ở nửa thể kỉ XIX để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn hiện nay.Cụ thể chi tiết nha
*Nguyên nhân :
- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân.
- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.
* Bài học:
- Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.
- Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.
- Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.
- Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.
Tham khảo
Nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta (1858 - 1884) thất bại bao gồm:
- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân.
- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.
Từ bài học lịch sử trong cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ 19, để khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
→ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam-ngọn cờ quy tụ, tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
→ Củng cố và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
→ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) vững mạnh, củng cố “thế trận lòng dân”, thực hiện “quân với dân một ý chí”.
→ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho toàn quân, toàn dân.
tham khảo :
Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại? Một là: Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù
Nêu các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Các cuộc kháng chiến đó đã có ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm gì đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước?
* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)
- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)
- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)
- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)
- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)
- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)
* Ý nghĩa lịch sử:
- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi
- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.
- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.
- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.
- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.
* Bài học kinh nghiệm:
- Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.
- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077)
- Kháng chiến trường kì thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược.
- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện qua hầu hết các cuộc kháng chiến.
- Chủ động tấn công như trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công, thực hiện "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.
Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Quân xâm lược | Người chỉ huy | Chiến thắng lớn |
Tiền Lê | 981 | Tống | Lê Hoàn | Bạch Đằng, Chi Lăng |
Lí | 1075 - 1077 | Tống | Lý Thường Kiệt | Như Nguyệt |
Trần | 1258, 1285, 1287 - 1288 | Mông - Nguyên | Các vua Trần, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo... | Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng |
Hồ | 1407 | Minh | Hồ Quý Ly | Thất bại |
Khởi nghĩa Lam Sơn | 1418 - 1427 | Minh | Lê Lợi, Nguyễn Trãi | Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang |
*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và truyền thống dấu tranh giành độc lập dân tộc tốt đẹp của nhân dân ta.
Từ thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 1975 rút ra bài học quan trọng nhất cho công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay
A. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản với đường lối cách mạng đúng đắn
B. Xây dựng mô hình nhà nước điển hình tiên tiến
C. Xây dựng các tổ chức chính trị thống nhất trong cùng một mặt trận
D. Phát huy tinh thần đoàn kết của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước
Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên và khởi nghĩa lam sơn rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ dất nước hiện tại?
Mình đang cần gấp
tập hợp tinh thần đoàn kết của nhân dân
đề ra những kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo
trọng dụng nhân tài
Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân Mông -Nguyên TK XIII ? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay .
Qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858-1884) em rút ra được bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện này?
Tham khảo
– Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.
– Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.
– Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.
– Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.
tK NẾU ĐÚN
– Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã khong tìm được chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn đã bảo thủ, cố chấp, khước từ mọi đề nghị cải cách Duy tân đất nước có những nội dung tiến bộ nên cơ hội Duy Tân đã bị bỏ qua.
– Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.
* Bài học kinh nghiệm:
– Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.
– Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.
– Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.
– Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.