Những câu hỏi liên quan
ND
Xem chi tiết
GD

Đề xuất các hành động để bảo vệ tài nguyên rừng và biển của Việt Nam.

- Bảo vệ tài nguyên rừng:

+ Không chặt phá rừng, không đốt rừng làm nương rẫy

+ Không khai thác tài nguyên rừng trái phép, không săn bắt động vật quí hiếm

+ Tuyên truyền mọi người trồng cây gây rừng

- Bảo vệ tài nguyên biển:

+ Không vứt rác thải trên bờ biển

+ Hạn chế việc xả nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước

+ Không đánh bắt các loài động vật quí hiếm dưới biển

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
27 tháng 3 2018 lúc 9:04

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam

− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).

− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.

b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.

− Đối với kinh tế

+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).

− Đối với an ninh

+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

Bình luận (0)
DV
Xem chi tiết
DA
13 tháng 2 2016 lúc 8:17

a) Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển.

- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản ,...) ; nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

- Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, oxit titan, cát trắng..._

- có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

- Có bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.

b) Vai trò của hệ thông đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.

* Đối với kinh tế :

- Là cơ sở để khai thác hiệu quả nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển)

* Đối với an ninh :

- Là hệ thông tiền tiêu bảo vệ đất liền

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền đất nước đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
28 tháng 3 2018 lúc 14:54

HƯỚNG DẪN

a) Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

b) Tài nguyên khoáng sản

− Dầu khí: Trữ lượng lớn và giá trị nhất. Hai bể dầu lớn nhất đang được khai thác là Cửu Long và Nam Côn Sơn; ngoài ra còn có nhiều bể nhỏ nhưng trữ lượng cũng đáng kể.

− Titan: Trữ lượng lớn.

− Làm muối: Nhiều thuận lợi, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

c) Tài nguyên hải sản

− Sinh vật biển giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao.

− Có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm…

− Rạn san hô và nhiều sinh vật ven các đảo, quần đảo.

d) Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?

− Là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc…

− Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

− Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, căn cứ để tiến ra biển và đại dương, nơi khai thác các nguồn lợi kinh tế…

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KA
9 tháng 3 2022 lúc 10:09

Refer

1.Một số tài nguyên vùng biển nước ta: - Khoáng sản: + Dầu khí:  khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu). + Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

2.Chúng ta cần: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,... - Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác  nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...

Bình luận (0)
LS
9 tháng 3 2022 lúc 10:10

THam khảo

1. 

Một số tài nguyên vùng biển nước ta:

- Khoáng sản:

+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).

+ Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

+ Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).

- Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.

2. 

Chúng ta cần:

- Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...

- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...

- Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm hay khai thác trái phép tài nguyên biển.

- Quy hoạch hợp lí các vùng kinh tế ven biển, tránh đầu tư ồ ạt, không kiểm soát.

 

Bình luận (0)
KS
9 tháng 3 2022 lúc 12:47

Refer

1.Một số tài nguyên vùng biển nước ta: - Khoáng sản: + Dầu khí:  khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu). + Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

2.Chúng ta cần: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,... - Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác  nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
MH
23 tháng 11 2021 lúc 5:17

B. 2

Bình luận (0)
VN
23 tháng 11 2021 lúc 5:41

B.2

Bình luận (0)
H24
23 tháng 11 2021 lúc 7:24

B. Là phát biểu 1,4

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
6 tháng 9 2019 lúc 3:46

Đáp án C

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
30 tháng 5 2019 lúc 3:50

Chọn: C.

Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
BK
15 tháng 8 2023 lúc 0:24

THAM KHẢO:

Nước ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260km. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển có vai trò, vị trí rất quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của nước ta. Tuy nhiên, môi trường biển hiện nay đang bị ô nhiễm báo động, vấn đề này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết là ở chính con người, và để giảm thiểu vấn đề này cần bắt đầu từ những việc làm nhỏ như không xả rác bừa bãi. Hàng ngày con người đã thải ra một lượng rác rất lớn và gây ảnh hưởng đến sự bình yên của biển cả. Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, cho nên nguồn nước thải tại các khu vực này chủ yếu được xả thẳng ra đại dương; du khách xả rác bừa bãi trên các bãi tắm; rác thải chỉ xử lý bằng phương pháp chôn lấp; các tổ chức, cá nhân kinih doanh tại các khu, điểm du lịch biển lơ là trong công tác vệ sinh môi trường... Sau tất cả, chúng ta đang biến biển cả thành thùng rác nên tất cả đều xả ra đại dương. Các chuyên gia về môi trường nhận định việc rác thải tràn ngập ở đại dương kéo theo nhiều hệ lụy, như ảnh hưởng đến hệ sinh thái, cuộc sống của các sinh vật biển, nguồn hải sản làm thực phẩm cho con người sẽ ăn phải các mảnh rác và bị nhiễm độc, từ đó gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường sống trong hiện tại và cả tương lai. Do đó, các phong trào làm sạch biển cần tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng, cần sự vào cuộc tích cực, chủ động của chính quyền địa phương, của mọi tổ chức, cá nhân.

Bình luận (1)