Quan sát hình 29.1, 29.2 chỉ ra dấu hiệu của sự sinh trưởng và phát triển.
Quan sát Hình 34.2 và cho biết dấu hiệu sự sinh trưởng, sự phát triển của gà.
- Dấu hiệu của sự sinh trưởng ở gà: Sự tăng kích thước, khối lượng của các cơ quan, bộ phận và cơ thể của con gà.
- Dấu hiệu của sự phát triển ở gà:
+ Phôi phân hóa và phát sinh các cơ quan tạo nên con gà con hoàn chỉnh.
+ Sự phân hóa bộ lông thành nhiều màu khác nhau.
+ Sự phát sinh các mào ở gà trống và sự phát sinh chức năng sinh sản của gà.
Quan sát hình 31.1, cho biết dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở chó.
- Dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng của con chó: tăng chiều cao, tăng kích thước và khối lượng cơ thể.
- Dấu hiệu nhận biết sự phát triển của con chó: chó mang thai và sinh con, chó phát triển tuyến sữa,…
Đọc thông tin và quan sát hình 29.1, hình 29.2, hãy:
- Nêu khái niệm và đặc điểm của môi trường.
- Tìm ví dụ chứng minh vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
* Khái niệm
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).
- Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
* Đặc điểm
Đặc điểm chung của môi trường là:
- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.
- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.
* Vai trò
- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. Ví dụ: Con người và sinh vật sống ở môi trường đới nóng, ôn hòa, đới lạnh; sống ở đồng bằng, miền núi, hải đảo,…
- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.
- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.
- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.
Đọc thông tin SGK KHTN 7 và quan sát Hình 36.1 để trả lời các yêu cầu sau:
1. Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển.
2. Mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch. Những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của chúng thể hiện ở sự phát triển?
1. Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó mà cơ thể lớn lên.
Khái niệm phát triển: Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
2. Quan sát Hình 36.1 ta nhận thấy sự sinh trưởng của:
+ Cây cam: Hạt của cây cam nguyên phân để nảy mầm, tạo cây con, từ cây các tế bào trao đổi chất và phân chia tiếp để lớn lên thành cây trưởng thành, từ đó kích thước và khối lượng của cây cam đã tăng lên (từ hạt)
Hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người.
- Một số dấu hiệu sinh trưởng trong vòng đời của người: Sự tăng chiều cao, sự tăng cân nặng, sự tăng chiều dài tóc,…
- Một số dấu hiệu phát triển trong vòng đời của người: Sự phát sinh các cơ quan trong giai đoạn phôi, sự hoàn thiện các cơ quan sinh sản ở tuổi dậy thì,…
Quan sát hình 15.1, cho biết sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc (đậu phộng) diễn ra như thế nào?
- Từ hạt bắt đầu hình thành rễ, nảy mầm thành cây mầm; cây mầm xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài hơn.
- Cây mầm phát triển thành cây non, cây non lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhánh.
- Cây non lớn lên thành cây trưởng thành, phát triển nhiều lá, rễ phân nhánh nhiều hơn và đâm sâu. Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định sẽ ra hoa, sau đó tạo quả và hình thành hạt.
Quan sát hình 17.7a, 17.7b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào.
Dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào: tế bào phân chia thành các tế bào con khác. Từ một tế bào mẹ phân chia thành 2 tế bào con.
Hãy quan sát Hình 19.4 và cho biết nguyên phân có ý nghĩa như thế nào đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây.
Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây: Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, cùng với sự sinh trưởng của tế bào giúp gia tăng chiều dài của thân và rễ, làm phát sinh thêm cành nhánh cho cây, tham gia vào quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Quan sát Hình 20.2, 20.3 và 20.4, phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Tham khảo:
- Nước và độ ẩm không khí: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.
- Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.
- Đất và dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.