Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật theo nội dung gợi ý như bảng 23.2.
Quan sát hình 23.4, cho biết quá trình trao đổi khí trong quang hợp và hô hấp của thực vật như thế nào theo gợi ý ở bảng 23.1.
Quang hợp: Lấy vào cacbon, thải ra oxi, diễn ra ban ngày
Hô hấp:Lấy vào oxi, thải ra cacbon, diễn ra ban đêm
Hình bên thể hiện sự trao đổi khí ở người. Trao đổi khí là gì? Quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào ở cơ thể động vật và thực vật?
- Trao đổi khí là quá trình lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường và thải ra ngoài môi trường khí CO2 hoặc O2.
- Quá trình trao đổi khí ở động vật thực hiện thông qua quá trình hô hấp.
- Quá trình trao đổi khí ở thực vật thực hiện ở quá trình quang hợp và hô hấp.
Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý ở bảng 22.1.
Tham khảo!
Hình thức | Cách thức | Ví dụ |
Phân đôi | Một cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau. | Hải quỳ, trùng roi, trùng giày,… |
Nảy chồi | Chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới. | San hô, thủy tức,… |
Phân mảnh | Cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ. | Giun dẹp, sao biển,… |
Trinh sản | Cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh. | Ong, kiến, rệp,… |
Quan sát hình 32.3 và phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý trong bảng 32.1.
Tiêu chí | Nảy chồi | Trinh sản | Phân mảnh |
Khái niệm | - Từ cơ thể mẹ nảy ra một cái chồi. Chồi này phát triển thành cá thể mới. | - Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cá thể mới. | - Cá thể mới được sinh ra từ một mảnh của cơ thể mẹ. |
Đặc điểm | - Lúc đầu, cá thể mới phát triển gắn liền với sinh vật mẹ. Sau khi trưởng thành, mới tách hẳn khỏi cơ thể mẹ. - Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ. | - Cá thể mới luôn là giống đực. - Cá thể mới có vật chất di truyền khác cơ thể mẹ. | - Từ một mảnh khuyết thiếu từ mẹ sẽ phát triển đầy đủ thành một cá thể mới hoàn thiện. - Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ. |
Ví dụ | Thuỷ tức | Ong | Sao biển |
Hô hấp ở động vật
- Cho biết cơ quan trao đổi khí ở thực vật và động vật.
- So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật.
+ Cơ quan trao đổi khí ở động vật là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi. Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là tất cả các bộ phận có khả năng thấm khí của cơ thể. Tuy nhiên, trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng (lỗ vỏ) ở thân cây.
+ So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật:
• Giống nhau: Lấy O2 và thải CO2
• Khác nhau:
- Trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường được thực hiện chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây. Động vật trao đổi khí với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.
- Động vật chỉ trao đổi khí với môi trường nhờ quá trình hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2). Thực vật trao đổi khí với môi trường nhờ cả hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2) và quang hợp (lấy khí CO2, thải khí O2)
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động vật đa bào có tổ chức thấp được thực hiện như thế nào?
I. Động vật đơn bào trao đổi khí qua màng tế bào, động vật đa bào có tổ chức thấp, trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
II. Khí O2 khuếch tán vào và khí CO2 khuếch tán ra khỏi cơ thể do có sự chênh lệch về phân áp O2 và CO2 giữa trong và ngoài cơ thể.
III. Cấu tạo cơ quan hô hấp đơn giản nên sự trao đổi khí diễn ra qua lỗ thở.
IV. Động vật đơn bào trao đổi khí qua không bào, động vật đa bào có tổ chức thấp trao đổi khí qua da.
A. II, IV
B. I, II
C. II, III.
D. I, IV.
Chọn B
Nội dung I, II đúng.
Nội dung III, IV sai. Những loài động vật này vẫn chưa có lỗ thở, và cũng chưa trao đổi khí được qua da.
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động vật đa bào có tổ chức thấp được thực hiện như thế nào?
I. Động vật đơn bào trao đổi khí qua màng tế bào, động vật đa bào có tổ chức thấp, trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
II. Khí O2 khuếch tán vào và khí CO2 khuếch tán ra khỏi cơ thể do có sự chênh lệch về phân áp O2 và CO2 giữa trong và ngoài cơ thể.
III. Cấu tạo cơ quan hô hấp đơn giản nên sự trao đổi khí diễn ra qua lỗ thở.
IV. Động vật đơn bào trao đổi khí qua không bào, động vật đa bào có tổ chức thấp trao đổi khí qua da.
Hoàn thành thông tin về sự trao đổi khí ở động vật, thực vật trong bảng sau:
+ Ở động vật : Khí lấy vào là khí oxi , thải ra là cabonic.
+ Khi cây quang hợp : Khí lấy vào là cacbonic, thải ra là khí oxi.
+ Khi cây hô hấp: Khí lấy vào là oxi, thải ra là cacbonic.
Chia sẻ với bạn theo những gợi ý sau:
- Gia đình em đã sử dụng thực vật và động vật trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- Cần thay đổi gì về việc sử dụng thực vật và động vật không? vì sao?
- Gia đình em đã sử dụng thực vật và động vật trong cuộc sống hằng ngày:
+ Làm lương thực, thực phẩm
+ Làm đồ trang trí: cây cảnh, hoa, thú cưng,..
+ Làm đồ dùng: làm bàn ghế,…
+ Làm thuốc
- Cần thay đổi việc sử dụng lãng phí thực vật và động vật. Vì có nhiều hôm gia đình em đã nấu quá nhiều đồ ăn dẫn đến ăn không hết và phải bỏ đi. Rất lãng phí.