Đọc thông tin trên rồi hoàn thành nội dung theo mẫu bảng 28.1
Đọc thông tin trên và quan sát Hình 22.3 rồi hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 22.2.
Bộ phận | Đặc điểm | Vai trò trong quang hợp |
Phiến lá | Dạng bản mỏng | Giúp tăng diện tích bề mặt → Hấp thu được nhiều ánh sáng hơn. |
Lục lạp | Chứa diệp lục | Hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. |
Gân lá | Có nhiều ở phiến lá | - Vận chuyển nguyên liệu (nước, muối khoáng) đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp. - Vận chuyển sản phẩm của quang hợp (glucose, tinh bột) đến bộ phận khác của cây để sử dụng hoặc dự trữ. |
Khí khổng | Có nhiều ở lớp biểu bì (trên bề mặt lá) | Là nơi carbon dioxide (nguyên liệu của quá trình quang hợp) từ bên ngoài vào trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường. |
Quan sát Hình 36.2 và đọc thông tin mục II để hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng.
Bảng 36.1
Loại mô phân sinh | Vị trí | Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh | Đỉnh rễ và các chồi thân | Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài |
Mô phân sinh bên | Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây | Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang |
Đọc thông tin trong Bảng 35.1 và đề xuất biện pháp phù hợp để bảo vệ hệ bài tiết rồi hoàn thành theo mẫu Bảng 35.1.
Tham khảo!
Thói quen | Nguy cơ xảy ra | Đề xuất biện pháp |
Ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường | Hệ bài tiết làm việc quá tải | Có chế độ ăn uống hợp lí, không ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường. |
Không uống đủ nước | Giảm khả năng bài tiết nước tiểu | Uống đủ nước theo nhu cầu và thể trạng cơ thể. |
Nhịn đi tiểu khi buồn tiểu | Tăng nguy cơ lắng sỏi trong hệ bài tiết nước tiểu | Cần tiểu tiện khi buồn tiểu, hạn chế tối đa việc nhịn tiểu. |
Không giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu | Tăng nguy cơ viêm nhiễm hệ bài tiết nước tiểu | Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể và hệ bài tiết nước tiểu. |
Ăn thức ăn ôi thiu | Gây độc hại cho hệ bài tiết nước tiểu | Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. |
Đọc thông tin ở mục 4 và hoàn thành bảng theo mẫu Bảng 39.3
Phương pháp nhân giống | Áp dụng với các cây | Ưu điểm |
Giâm cành | Thường áp dụng để nhân giống đối với một số cây như sắn, mía, các cây hoa (hoa hồng, hoa cúc,…) và cây ăn quả (dâu tằm, chanh,…). | Tạo cây con dễ dàng, nhanh chóng, không tốn chi phí. |
Chiết cành | Thường áp dụng để nhân giống các loài cây ăn quả lâu năm như hồng xiêm, cam,… | Duy trì các dặc tính tốt của cây, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch. |
Ghép cây | Thường áp dụng để ghép các cây khác nhau nhưng cùng loài như mít với mít, bơ với bơ,… hoặc đối với các cây cùng giống như cam với bưởi, chanh với bưởi, hoa quỳnh với thanh long,… | Giúp phối hợp các đặc tính tốt của các cây khác nhau theo mong muốn của con người. |
Nuôi cấy tế bào, mô | Thường áp dụng đối với những cây khó nhân giống bằng phương pháp thông thường như hoa phong lan, sâm ngọc linh, trầm hương,… | Giúp tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ và hiệu quả kinh tế cao. |
Đọc thông tin ở mục II.3 và hoàn thành bảng theo mẫu bảng 39.2
Đọc thông tin mục II và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Đa lượng
- Hàm lượng: 99,4 %
- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.
- Đại diện: C, H, O, N, S, K...
Vi lượng
- Hàm lượng: 0,4 %
- Vai trò: tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào như tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin.
- Đại diện: Fe, Cu, Mo, Bo, I…
Đọc thông tin, thảo luận và làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Điều tra về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương, nêu các biểu hiện và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó rồi hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 47.1.
2. Dựa vào kết quả điều tra và những kiến thức đã học, em hãy đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương và cho biết việc phân loại rác thải từ gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tham khảo!
1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,… | Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,… | Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Môi trường không khí | Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;… | Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;… |
2.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…
- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.
Đọc thông tin trong mục II kết hợp với quan sát Hình 30.2, thảo luận và hoàn thành theo mẫu Bảng 30.1.
Loại mạch | Hướng vận chuyển chủ yếu | Chất được vận chuyển | Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ | - Từ rễ lên thân và lá cây (dòng đi lên). | - Chủ yếu là nước và chất khoáng hòa tan. | - Từ môi trường bên ngoài được hấp thụ vào rễ. |
Mạch rây | - Từ lá cây đến các cơ quan cần sử dụng hoặc cơ quan dự trữ của cây (dòng đi xuống). | - Chủ yếu là chất hữu cơ (đường). | - Được tổng hợp từ quá trình quang hợp của cây. |
Đọc thông tin trong mục 1b, lựa chọn loại hormone phù hợp cho các đối tượng trong bảng bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng và nêu lợi ích của việc sử dụng loại hormone đó rồi hoàn thành bảng theo mẫu bên:
Đối tượng thực vật | Hormone kích thích | Hormone ức chế | Lợi ích |
Cây lấy sợi, lấy gỗ | x |
| Giúp cây dài ra để có chất lượng tốt. |
Cây quất cảnh | x |
| Giúp cây tạo nhiều quả, tăng giá trị thẩm mĩ của cây cảnh. |
Hành, tỏi, khoai tây |
| x | Giúp cây không nảy mầm, tránh làm hao hụt giá trị dinh dưỡng của củ. |