Đo được chiều dài, thể tích của một số vật thường gặp trong cuộc sống.
Trong phép đo độ dài của một vật. Có 5 sai số thường gặp sau đây:
(I) Thước không thật thẳng
(II) Vạch chia không đều
(III) Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật
(IV) Đặt mắt nhìn lệch
(V) Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước.
Sai số mà người đo có thể khắc phục được là:
A. (I) và (II)
B. (III); (IV) và (V)
C. (I); (III); (IV) và (V)
D. Cả 5 sai số trên, người đo đều có thể khắc phục được
Sai số mà người đo có thể khắc phục được là:
+ Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật
+ Đặt mắt nhìn lệch
+ Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước
Đáp án: B
1.thế nào là quần thể sinh vật ? cho ví dụ ? giải thích một số tác động của ánh sán, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống của sinh vật.
2.hãy kể một số tai nạn thương tích gặp trong cuộc sống hàng ngày. muốn phòng chống tai nan thương tích, ta thực hiện những nguyên tắc nào?
3.hãy nêu nguyên nhân, hậu quả, cách phòng chống và điều trị tất khúc xạ cận thị.
Câu 1
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Ví dụ về quần thể sinh vật: đàn vịt, đàn ngựa vằn, đàn linh dương, đàn bò rừng, đàn chim cánh cụt,… nói chung sinh vật sống theo đàn.
- Độ ẩm không khí và đất tác động khá nhiều đến sự phát triển và đời sống của sinh vật. Có sinh vật thường xuyên sổng trong nước hoặc trong môi trường ầm ướt như ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động... Ngược lại, cũng có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như ờ hoang mạc, vùng núi đá...
- Nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng rất nhiều tới sinh vật như về hình thái hoạt động sinh lý của sinh vật và đời sống . Sinh vật thường sống ở nơi có nhiệt độ thích hợp với cơ thể , cây thường phải mọc nơi có ánh nắng để phát triển , con người cần tắm nắng để có vitamin D ,....
Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là gì? Kí hiêu? Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài? Các ước số và bội số thập phân của đơn vị mét (m) thường gặp?
Tham khảo!
đơn vị đo chiều dài chính thức của nước ta hiện nay là: mét - Kí hiệu: m
Dụng cụ đo chiều dài: thước cuộn, thước kẻ bảng, thước dây. Dụng cụ đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế
Các ước số và bội số thập phân của đơn vị mét (m) thường gặp là : đề- xi- mét(dm); mi- li- mét( mm); ki- lô-mét( km).
1. Nêu một số dụng cụ đo chiều dài và ứng dụng trong từng trường hợp đo cụ thể.
2. Nêu các đơn vị đo chiều dài mà em biết.
3. Nêu cách đo chiều dài của một vật bằng thước kẻ.
4. Đọc số đo chiều dài của 2 vật trên hình.
1, Dụng cụ đo : Thước kẻ đo trong trường hợp những vật ngắn
Thước dây đo trong trường hợp những vật dài,...
2, Các đơn vị đo chiều dài: đeximet(dm), xentimet(cm), milimet(mm),
kilomet(km), hectomet(hm), đecamet(dam) ...
3,Cách đo chiều dài của một vật bằng thước kẻ: để đo kích thước một vật, hãy chọn thước có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp. Căn thẳng vật đó ở bên trái của vạch số 0. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
4. Đọc số đo chiều dài của 2 vật trên hình:
Vật thứ nhất có chiều dài 5,5 cm
Vật thứ hai có chiều dài 9,7 cm
1. Thước dây: dùng để đo trong xây dựng
Thước kẻ: để đo các vật nhỏ
2. Các đơn vị đo chiều dài mà em biết: micromet, mm, cm, dm, m, ha
3.
– Ước lượng độ dài vật cần đo để sử dụng thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
– Đặt thước đúng quy cách (đặt dọc theo vật cần đo, một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước).
– Đặt mắt đúng quy định hướng nhìn vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
– Đọc và ghi kết quả (đọc theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật).
4.
a. lăm phẩy lăm xăng - ti - mét
b. chín phẩy bảy xăng - ti - mét
1. Một số dụng cụ đo chiều dài và ứng dụng
Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ
2. Các đơn vị đo độ dài mà em biết:
+ mi-li-mét (mm)
+ xăng-ti-mét (cm)
+ đề-xi-mét (dm)
+ héc-tô-mét (dam)
+ mét (m)
+ héc-ta (ha)
+ ki-lô-mét (km)
3. Cách đo độ dài
– Ước lượng độ dài vật cần đo để sử dụng thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
– Đặt thước đúng quy cách (đặt dọc theo vật cần đo, một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước).
– Đặt mắt đúng quy định hướng nhìn vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
– Đọc và ghi kết quả (đọc theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật).
4.Đọc số đo chiều dài của 2 vật
Thanh socola:5,5 cm
Cái lược: 9,7 cm
Người ta thường dùng dụng cụ nào để đo nhiệt độ ? Kể tên 1 số dụng cụ dùng để đo nhiệt độ thường gặp trong cuộc sống ?
Người ta thường dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Một số dụng cụ dùng để đo nhiệt độ trong cuộc sống như: Nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu,..
Người ta thường dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ
-Người ta thường dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
-Các loại nhiệt kế thường gặp trong cuộc sống là:
+Nhiệt kế thủy ngân. +Nhiệt kế y tế
+Nhiệt kế rượu. +Nhiệt kế thủy ngân
........
Câu 1: Đơn vị và dụng cụ đo độ dài là gì? Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước?
Câu 2: Đơn vị và dụng cụ dùng để đo thể tích là gì? Nếu cách dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước?
Câu 3: Lực là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì? Cho VD.
Thế nào gọi là hai lực cân bằng? Nêu VD về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra phương, chiều, độ lớn của hai lực đó.
Câu 4: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của một vật?
Câu 5: Lực đàn hồi là gì? Kể tên một số vật có tính chất đàn hồi.
Đặc điểm của lực đàn hồi?
Câu 6: Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị đó khối lượng riêng? Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất?
Câu 7: Trọng lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị đo trọng lượng riêng? Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất?
Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng của một chất?
Câu 8: Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp? Cho VD sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống?
Câu 1:
- Đơn bị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu: m)
- Dụng cụ đo độ dài là thước.
- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 2:
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (kí hiệu: m3) và lít (l)
- Dụng cụ đo thể tích là bình chia độ, ca đong,...
- Cách dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước:
1. Thả chìm vật rắn đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
2. Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
câu 1: Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước đo.
- Giới hạn đo của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạnh chia liên tiếp trên thước.
tên một số loại nấm thường gặp trong cuộc sống
Tham khảo:
Tên một số loại nấm thường gặp trong cuộc sống là: nấm mỡ, nấm rơm, nám hương, nấm sò, nấm kim châm,…
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: .....(1)..... là số đo độ “nóng, “lạnh” của một vật, Người ta dùng .....(2)..... để đo nhiệt độ. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam là.....(3)..... A. Nhiệt kế, nhiệt độ, K. B. Nhiệt độ, nhiệt kế, °C. C. Nhiệt kế, nhiệt độ, °C. D. Nhiệt độ, nhiệt kế, K.
Trong thực tế, khi đếm hay đo các đại lượng, ta thường chỉ được các số gần đúng. Để có thể thu được kết quả có nhiều khả năng sát số đúng nhất, ta thường phải đếm hay đo nhiều lần rồi tính trung bình cộng của các số gần đúng tìm được. Hãy tìm giá trị có nhiều khả năng sát số đúng nhất của số đo chiều dài lớp học của em sau khi đo năm lần chiều dài ấy.
(Các bạn tự đo chiều dài lớp học của mình rồi tính toán kết quả).
Ví dụ : Số đo lớp học sau 5 lần đo lần lượt là : 8,24m ; 8,19m ; 8,25m ; 8,3m ; 8,27m.
Vậy chiều dài lớp học gần đúng nhất là : (8,24+8,19+8,25+8,3+8,27) :5 = 8,25(m).