em hãy cho biết nguyên nhân làm suy giảm thực vật
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên nước ta?
- Chiến tranh hủy duyệt.
- Cháy rừng.
- Chặt phá khai thác quá sức tái sinh của rừng.
Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta.
- Chiến tranh hủy diệt.
- Cháy rừng.
- Chặt phá, khai thác quá sức tái sinh của rừng.
- Chiến tranh hủy duyệt.
- Cháy rừng.
- Chặt phá khai thác quá sức tái sinh của rừng.
- Biến đổi khí hậu
- Chiến tranh tàn phá
- Khai thác quá mức
- Quản lí yếu kém
- Sử dụng không hợp lí
Chúc bạn học tốt
Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số lương loàỉ động, thực vật tự nhiên?
- Tác động của con người (phá rừng bừa bãi, khai thác không hợp lí, đốt rừng lấy diện tích canh tác,...) đã lầm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên.
- Ngoài ra, còn do cháy rừng bởi các thiên tai gây ra.
Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết nguyên nhân làm cho nguồn nước ngọt ở nước ta hiện nay đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng ?
giúp mk vs ặ
Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết nguyên nhân làm cho nguồn nước ngọt ở nước ta hiện nay đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng ?
=> Vì nước ngọt được sử dụng vào nhiều mục đích nên sẽ suy giảm rất nhiều về số lượng
=> nước ngọt bị ô nhiễm chỉ có thể do bàn tay con người .Những hành động thiếu ý thức như : ( vứt rác bừa bãi ; thải chất thải xuống sông ; hồ ; ao ;... )
Hãy chỉ ra nguyên nhân làm cho một số động vật có xương sống đang bị suy giảm hiện nay và đề xuất biện pháp bảo vệ chúng
nguyên nhân
-môi trường sống bị hủy hoại
-săn bắt khai thác quá mức
-ô nhiễm môi trường
biện pháp
-bảo vệ môi trường sống của chúng
-bảo vệ môi trường
-săn bắn có tổ chức
-tổ chức bảo vệ các loài
nguyên nhân :
- ô nhiễm môi trường
- săn bắn, giết hại
- diện tích rừng ( môi trường sống của chúng ) giảm
biện pháp bảo vệ:
- không vứt xác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường
- không giết hại chúng
- tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ chúng và môi trường sống của chúng
Nhìn chung, sự mất mát và sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam có thể phân biệt bởi 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau:
- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh.
- Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển.
- Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn.
- Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa.
a. Nguyên nhân trực tiếp
Khai thác, sử dụng không bền vững tài nguyên sinh vật:
- Khai thác gỗ: Trong giai đoạn từ 1986-1991, các lâm trường quốc doanh đã khai thác trung bình 3,5 triệu mét khối gỗ mỗi năm. Thêm vào đó, khoảng 1-2 triệu m3 gỗ được khai thác ngoài kế hoạch. Số gỗ này nếu qui ra diện tích thì mỗi năm bị mất đi khoảng 80.000 ha rừng. Ngoài ra,, nạn chặt gỗ trái phép thường xảy ra ở khắp nơi, kể cả ở các trong các khu rừng bảo vệ. Hậu quả là rừng có chất lượng bị cạn kiệt nhanh chóng.
- Khai thác củi: Theo thống kê, trong phạm vi toàn quốc, hàng năm một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình. Lượng củi này nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm (Phạm Bình Quyền và nnk, 1999).
Như vậy, có thể thấy sự khai thác gỗ, củi mà không có kế hoạch trồng mới bù đắp cả về số lượng diện tích cũng như chất lượng rừng với tính chất rừng nhiệt đới nhiều tầng thì diện tích rừng bị suy giảm không chỉ về diện tích mà còn bị suy thoái về chất lượng. Đây là nguyên nhân cơ bản tác động tới ĐDSH, đặc biệt với quần xã động vật có xương sống hoang dã ở các sinh cảnh rừng.
- Khai thác động vật hoang dại: đồng thời với nạn phá rừng, nạn săn bắn cũng gây nên tình trạng suy giảm ĐDSH. Theo điều tra, năm 1995 toàn quốc có tới 39.671 khẩu súng các loại hiện đang sử dụng để săn bắn chim thú, bình quân mỗi thôn bản có 12 khẩu (Đỗ Tước, 1997). Với số lượng người đi săn với những thứ vũ khí kể trên chưa kể đến các loại bẫy thường dùng như: bẫy treo, bẫy kẹp, bẫy thòng lọng, bẫy sập, bẫy lồng, lưới...nên số lượng cá thể động vật rừng bị săn bắt khá cao. Chỉ kể 18 loài động vật thuộc diện quí hiếm đã ghi trong sách đỏ Việt Nam, từ năm 1991-1995, đã có tới 8.964 cá thể bị săn bắt, bình quân hàng năm có tới 1.743 cá thể động vật quí hiếm bị săn bắt (Đỗ Tước, 1997).
Nếu như trước những năm 1970, rừng còn rất phong phú, đa dạng với các loài thú, chim, bò sát như Voi, Tê giác, Hổ, Báo, các loài bò rừng, Trâu rừng, các loài trăn, rắn... , thì nay ngay cả ở nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, thậm chí vườn quốc gia, khó mà quan sát được các loài trên. Một số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong như: Tê giác Hai sừng (Dicerorhynus sumatrensis), Heo vòi (Tapia indicus), Trâu rừng (Bubalus bubalis), Vượn tay trắng (Hylobates lar), Cầy nước (Cynogale bennetti). Một số loài khác số lượng còn quá ít, có thể bị tuyệt chủng như các loài hổ, tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicas), Bò xám, Bò rừng, Bò tót, Hươu vàng, Hươu xạ, Hạc Cổ trắng, Cò á Châu, Giã đẩy lớn, Cò quắm cánh xanh, Ngan cánh trắng, Gà so cổ hung, Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen, Gà lôi tía, Công, ...
Hươu xạ (Moschus moschifurus) là loài quý hiếm chỉ tập trung ở vùng Đông-Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn). Do giá 1 túi xạ là 1 triệu đồng cho nên loài này bị săn bắt nhiều. Thống kê riêng khu Bảo tồn Thiên nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn) trong thời gian 1996-2000, ít nhất 76 con hươu xạ đã bị săn bắt. Theo số liệu điều tra, khu Bảo tồn Hữu Liên hiện nay chỉ còn 83-108 con hươu xạ (Nguyễn Xuân Đặng và nnk., 2000).
Trong vài năm trở lại đây, gần nhất là trong tháng 6/2001, việc các đàn voi rừng hung dữ phá hoại nhà cửa, mùa màng và nghiêm trọng hơn là giết hại dân ở một số địa phương miền Đông Nam Bộ đang là mối đe doạ cho chúng ta. Điều đó ai cũng hiểu rằng đây là phản ứng tự nhiên của bầy voi hoang dã khi nơi cư trú của chúng đã bị xâm hại và thu hẹp. Mặt khác, trong đàn voi, thiếu voi đực (do bị săn lấy ngà) cũng làm các con voi cái trở nên hung dữ, nhất là trong thời kỳ động dục.
Với sinh vật biển, tình trạng khai thác HST ven bờ-nơi cư trú của nhiều loài thuỷ sinh vật có giá trị khoa học và kinh tế đang trở nên khó kiểm soát. Rừng ngập mặn, vùng cửa sông, vùng nước ven bờ, các đảo với nhiều rạn san hô đang là nơi bị khai thác với cường độ cao nhất, thậm chí có tính huỷ diệt (sử dụng mìn, điện, hoá chất cyanua, các loại lưới mắt nhỏ khai thác thuỷ sản). Các khảo sát vào tháng 10, 11/ 2001 và tháng 4/ 2002 tại một số đảo phía Nam cho thấy một số hiện trạng về tài nguyên đặc hải sản ở đó như sau:
Tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang), tình trạng khai thác Bào ngư, Hải sâm, Trai ngọc đã đến lúc báo động. Do nguồn lợi suy giảm, nghề lặn để khai thác Bào ngư, Hải sâm ở đây đã phải chuyển sang khai thác tại các vùng nước quanh các đảo nhỏ thuộc Căm Pu Chia. Ngoài các nhóm trên, ngư trường đánh bắt cá Cơm (nguồn nguyên liệu nấu nước mắm Phú Quốc truyền thống) và các hải sản khác ở quanh biển Phú Quốc cũng suy giảm, một số lớn các tàu đánh bắt cá phải di chuyển sang khai thác ở vùng biển Căm Pu Chia (phải nộp tiền).
Tại Đảo Phú Quý (Bình Thuận), Nghề khai thác hải sản tự nhiên là nghề phát triển lâu đời đồng thời là ngành kinh tế then chốt và là nguồn thu chủ yếu của đảo. Phú Quý có 3 xã thì cả 3 xã đều phát triển nghề khai thác cá. Một số điều đáng chú ý trong nghề khai thác hải sản ở đảo Phú Quý là do nguồn lợi vùng rạn san hô và vùng nước ven đảo giảm nên một số đối tượng như cá Mập (lấy vây), ốc tay ngoéo miệng vàng (Lambis crocata) và nhiều loài khác như Hải sâm và các loại vốn trước đây có nhiều nay phải khai thác ở vùng đảo biển khơi thuộc quần đảo Trường Sa. Đặc biệt, có hiện tượng ngư dân đảo Phú Quý ra Trường Sa khai thác loài trai Tai tượng khổng lồ Tridacna gigas để lấy vỏ đang diễn ra rất mạnh (số liệu thống kê riêng năm 2001: 325 tấn vỏ).
- Khai thác các sản phẩm khác: Trong số khoảng 3.300 loài thực vật cho các sản phẩm ngoài gỗ như song mây, tre nứa lá, cây thuốc, cây tinh dầu… đã được khai thác nhiều để dùng và bán trên các thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Trầm, một loại thuốc đặc biệt qúy hiếm, một loại hương liệu cao cấp đã bị săn lùng khai thác để xuất khẩu. Chỉ trong một số năm, có tới trên 300 tấn trầm đã bị bán ra nước ngoài. Các dẫn liệu trong bảng 6.8 cho thấy, chỉ sau năm năm khai thác, một lượng trầm khá lớn đã bị mất đi đồng thời còn chứng tỏ khối lượng trầm khai thác được cũng ngày càng giảm xuống rõ rệt.
Bảng 6.8. Khối lượng trầm đã bị khai thác tại Việt Nam (Trong thời kỳ 1986 - 1990)
Năm | Khối lượng (tấn) | Ghi chú |
1986 | 78,5 | Nguồn tài liệu của Lương Văn Tiến (1992). |
1987 | 81,7 |
|
1988 | 45,4 |
|
1989 | 36,9 |
|
1990 | 20,0 |
|
Nguồn: Lã Đình Mỡi, 2001
Theo tính toán của Liên hiệp khoa học Tinh dầu-Hương liệu-Hoa Kỳ phẩm Việt Nam thì trong những năm từ 1980 - 1990, khối lượng trầm loại 5-9 xuất khẩu lậu từ nước ta vào khoảng 300 tấn và chừng 2.000 kg loại 1-4, trên 3.000 kg Kỳ nam loại đặc biệt. Chúng ta biết rằng, không phải cá thể nào của loài Trầm hương (Aquilaria crassna) cũng có trầm. Và nếu có thì trong mỗi cây Trầm hương, dù là gỗ lớn cũng chỉ có một vài mẩu trầm với khối lượng nhỏ chỉ nặng vài ba lạng. Những con số trên cho chúng ta thấy tình trạng chặt phá Trầm hương ở Việt Nam đã ở mức độ nào. Chạy theo lợi nhuận (tuỳ theo chất lượng, mà giá trầm trên thị trường thay đổi từ 27 đô la Hoa Kỳ/kg đến 10.000 USD/kg), Trầm hương đã và đang là đối tượng săn lùng khai thác quyết liệt.
Cháy rừng
Do điều kiện khí hậu của Việt Nam, khả năng cháy rừng vào mùa khô hàng năm là rất lớn. Trung bình mỗi năm có 25.000-100.000 ha rừng bị cháy ở Việt Nam, nhất là ở vùng cao nguyên Trung Bộ. Theo các thống kê, kể từ năm 1995 trở lại đây, cháy rừng đã được giảm nhiều so với thời gian trước dó nhưng mức độ trầm trọng của cháy rừng lại cao hơn như vụ cháy rừng tràm U Minh trong các năm 2002,2003. Sự kiện cháy rừng vào tháng 3, 4 năm 2002 tại vườn Quốc gia U Minh Thượng là một tai hoạ đối với tài nguyên sinh vật và ĐDSH. Vườn Quốc gia U Minh Thượng là vùng rừng tự nhiên trên ĐNN có nền đất than bùn. Rừng U Minh Thượng bị cháy khoảng 4.000 ha, rừng U Minh Hạ bị cháy khoảng 300 ha. Tại U Minh Thượng, trước khi bị cháy rừng đã thống kê được 32 loài thú. Sau khi bị cháy, ít nhất có 25 loài thú (78,2%) bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. Một số loài có nguy cơ không gặp lại ở HST độc đáo này: Dơi ngựa lớn Pteropus vampirus; Sóc lửa Callosciurus finlaysoni; Rái cá lông mũi Lutra sumatrana; Rái cá vuốt bé Aonyx cirerea; Mèo cá Prrionailurus viverinus; Tê tê Manis javanica; Cầy giông đốm lớn Viverra megaspila; Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroctulus; Dơi ngựa Thái lan Pteropus lylei; Mèo rừng Prionailurus bengalensis.
Các loài chim vì có khả năng di chuyển nhanh nên ảnh hưởng ngay lập tức không lớn. Tuy nhiên, về lâu dài, cấu trúc thành phần loài chim thay đổi do mất nơi cư trú hoặc nguồn thức ăn từ quả, hạt, thuỷ sinh vật. Trước khi bị cháy, tại vườn Quốc gia U Minh thượng có 94 loài chim thuộc 15 họ. Kết quả kiểm kê sơ bộ sau vụ cháy rừng, chỉ còn 76 loài chim thuộc 11 họ. Một số loài không gặp lại như: Bồ nông chân xám Pelicunus philippinensis; Cốc đen Phalacrocolax niger; Cổ rắn Anhinga melunogaster; Quắm đen Pelegaclis falcinellus; Quắm trắng Threskiornis melanocephalus; Cò lao ấn Độ Myctera leucocephala; Cò Nhạn Anatomus oscitans; Hạc cổ trắng Ciconia episcopus; Diều hâu Milvus migrans; Ưng xám Accipiter badius; Đại bàng đen Anguila clanga; Cú lợn lưng xám Tylo alba; Quạ đen Corvus macrorhynchus; Sáo đá Trung Quốc Sturnus sinensis; Sáo sậu S. nigricollis.
Các loài bò sát cũng bị ảnh hưởng sau vụ cháy rừng: Tắc kè Gecko gecko; Kỳ đà vằn Varanus salvador; Trăn đất Python molurus; Rùa rảo thường Ptyas korrus; Rắn ráo trâu Ptyas mucosus; Rắn cạp nong Bungarus fasciatus; Rắn Hổ mang Naja naja; Rắn hộp lưng đen Cuora amboimensis.
Bên cạnh các diễn biến bất lợi của yếu tố thời tiết, khí hậu Việt Nam cũng như toàn cầu thì các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương như đốt rừng làm rãy, đốt than, hun khói lấy mật ong, khai thác gỗ chọn để lại cây bụi... là những nguyên nhân gây cháy rừng.
Chuyển đổi phương thức sử dụng đất
Trong thời gian gần đây, do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, các HST rừng tự nhiên tự nhiên với tính ĐDSH cao bị thu hẹp diện tích hoặc chuyển sang các HST thứ sinh khác. Chỉ riêng hình thức du canh, du cư của một số dân tộc vùng núi đã biến 13 triệu ha rừng thành đất trống, đồi núi trọc. ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, đã có lúc rừng bị phá ồ ạt và chuyển sang trồng các cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su, điều. Sau đó, do đầu ra khó khăn nên cao su, cà phê lại bị chặt bỏ để trồng cây khác. ở huyện Ea Súp (Đắc Lắc) đã có chủ trương thay 23.000 ha đất rừng cây họ dầu Dipterocarpus để trồng điều. Việc làm này đã làm mất nơi cư trú của một số loài thú đặc trưng cho rừng khộp như Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos banteng), Nai (Cervus unicolor)... Nhiều diện tích rừng ở phía Bắc bị phá để trồng các cây lương thực năng xuất thấp, sau đó để hoang hoá thành đồi núi trọc.
Việc chuyển đổi đất hoang hóa, ĐNN thành ruộng lúa nước đã được thực hiện từ nhiều đời nay. Việc hình thành đồng lúa nước ở vùng đất bồi ven biển từ Thái Bình đến Ninh Bình đã được ghi nhận từ thời Nguyễn Công Trứ . Việc làm này đã thể hiện tác động của con người gia tăng tốc độ diễn thế sinh thái của vùng triều cửa sông có sự bồi tụ trầm tích từ lục địa.
Vùng ĐNN Đồng Tháp Mười với diện tích khoảng 697.000 ha cách đây khoảng 300 năm còn là vùng đầm lầy hoang hóa mênh mông với quàn xã lau, sậy, lăn, sen, súng và tràm. Cho đến nay, vùng Đồng Tháp Mười đã có 625.000 ha ruộng lúa với sản lượng hàng năm trên 2,7 triệu tấn. Như vậy, có thể thấy vùng Đồng Tháp Mười, nguyên là vùng đất trũng, ngập nước điển hình đã có xu hướng thành vùng đất trồng lúa. Thành công nổi bật của quá trình khai thác Đồng Tháp Mười từ một vùng đầm lầy hoang hóa, nhiễm phèn thành một nơi cung cấp hàng năm trên 2,7 triệu tấn thóc là một sự chuyển biến vượt bậc, như một cuốc cách mạng mà bao đời nay chưa làm được (Báo cáo tổng kết 10 năm khai thác và phát triển KTXH Đồng Tháp Mười 1987-1997). Tuy vậy, vùng Đồng Tháp Mười với bản chất tự nhiên trước đây là HST đầm lầy nhiễm phèn có quần xã thực vật cổ xưa thích nghi là cây Tràm, Súng, Sen, Đưng…chiếm ưu thế và hệ động vật hoang dã trong đó với chức năng cơ bản là bồn trữ nước, nạp nước ngầm, giảm thiểu tác động của lũ và với thuộc tính đa dạng dạng sinh học cao nhưng nay diện tích HST này bị thu hẹp để chuyển thành HST ruộng lúa với chức năng chủ yếu là cung cấp lương thực nhưng thuộc tính ĐDSH không còn cao nữa. Việc tăng diện tích trồng lúa đồng thời với việc sản xuất tăng vụ (3 vụ lúa) đã thực hiện tháo cạn nước sớm cuối mùa lũ, bao đê chắn lũ sớm đầu mùa lũ. Điều đó đã thu hẹp vùng sinh sống của nhiều loài thủy sinh vật tự nhiên, đặc biệt là các loài trong nhóm “cá đen” (họ cá lóc Channidae, cá rô đồng Anabantidae, họ cá trê Claridae, họ lươn Sybranchydae, họ cá Thát lát Notopteridae) là nhóm cá bản địa.
Trong tương lai, dự báo diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên rừng tràm nơi sinh cư của nhiều loài thuỷ sản, nơi di trú của đàn Sếu đầu đỏ sẽ ở mức khiêm tốn dưới 10.000ha (chiếm 1,43% đất tự nhiên ở vùng Đồng Tháp Mười). Với diện tích này khó giữ được chức năng dự trữ sinh quyển cho vùng sinh thác đặc thù ở đây (Đoàn Cảnh và nnk., 2003).
Chuyển đổi rừng ngập mặn sang đầm nuôi thủy sản: chức năng của rừng ngập mặn là rừng phòng hộ ven biển, giữ đất, chắn sóng, chống sói mòn, bảo vệ bờ, …với thuộc tính là HST nhạy cảm với mức ĐDSH rất cao đồng thời là nơi sinh cư của nhiều loài thủy sản giai đoạn con non. Các kết quả thống kê cho thấy trước đây, riêng diện tích rừng ngập mặn (RNM) ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 250.000ha. Sau này một phần do chiến tranh (khoảng 120.000 ha RNM bị phá huỷ bởi chất độc hóa học của Hoa Kỳ), một diện tích không nhỏ RNM bị khai thác lấy củi, để nuôi tôm, cấy lúa. Cho đến năm 1998, đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 77.000 ha RNM với chất lượng nghèo, tập trung phần lớn ở tỉnh Cà Mau. Khoảng hai năm trở lại đây, ở Cà Mau, phong trào cải tạo ruộng lúa thành vuông tôm đã phát triển tới mức không kiểm soát được.
Chuyển đổi đất trồng lúa thành đầm nuôi thủy sản: ở một số vùng ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, nhiều diện tích đất trồng lúa ở ven biển năng xuất thấp đã được cải tạo để chuyển sang đầm nuôi hải sản. Các kết quả khảo sát năm 2003 riêng tại huyện Tiền Hải, Thái Bình đã cho thấy từ năm 2002, khoảng 350 ha đồng muối và ruộng lúa đã được cải tạo thành đầm nuôi tôm sú P. monodon và cua biển Scylla spp.... riêng xã Nam Cường đã cải tạo 93 ha ruộng lúa sang đầm nuôi tôm, cua. Kết quả nuôi năm đầu tiên khả quan. Thu nhập từ 1 ha nuôi tôm sú gấp 10 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên của chuyển đổi tính năng sử dụng của một kiểu HST, việc quy hoạch sử dụng hợp lý các HST vốn có sang HST khác phải tính đến các tác động lâu dài.
Chuyển vùng cát thành đầm nuôi tôm công nghiệp: vùng cát ven biển là kiểu HST đặc thù của vùng Trung Bộ. Theo thống kê, tổng diện tích vùng cát từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận là 85.100 ha. Đến năm 2001, 571,4 ha vùng cát đã được cải tạo thành đầm nuôi tôm công nghiệp. Riêng Phú Yên và Ninh Thuận có diện tích nuôi tôm trên cát đã tới 300 ha. Hầu hết vùng cát ven biển là vùng hoang hóa với chức năng chủ yếu là rừng Phi lao phòng hộ chắn cát. Việc chuyển vùng cát sang đầm nuôi tôm sú với năng xuất trung bình ở Ninh Thuận 5,54 tấn/ha/vụ rõ ràng đã mang lại lợi nhuận rất lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân ở vùng đất nghèo khó này, nâng cao đời sống xã hội cho địa phương.
Tuy nhiên, điều muốn nhấn mạnh ở đây là sự phát triển loại hình nuôi tôm trên cát phải tính đến khả năng cung cấp nước ngọt. Theo tính toán 1 ha nuôi tôm 1 vụ cần 16.380-27.300 m3 nước ngọt, nếu nuôi 2 vụ thì lượng nước ngọt tăng gấp đôi. Hiện nay, lượng nước ngọt cung cấp cho việc nuôi tôm trên cát chủ yếu được khai thác từ nước ngầm. Vậy, nếu không cân đối diện tích nuôi tôm trên cát với trữ lượng nước ngầm thì việc khai thác lạm dụng nguồn nước ngầm sẽ phải xảy ra. Điều đó dẫn đến tình trạng sụt lún địa tầng, tăng xâm nhập mặn, gây ảnh hưởng đến môi trường chung. Mặt khác, tăng diện tích nuôi tôm trên cát dẫn tới giảm diện tích rừng phi lao phòng hộ, góp phần làm tăng nhanh tốc độ lấn cát sâu vào đất liền.
Từ những dẫn liệu trên có thể thấy một số hậu quả về môi trường do nhu cầu phát triển, việc chuyển đổi chức năng và thuộc tính của một số HST tự nhiên sang HST thứ sinh đang trở thành một thực tế trong xã hội.
Diện tích rừng tự nhiên với hệ thực vật rất phong phú vốn là nơi cư trú cho nhiều loài động vật hoang dã bị suy giảm số lượng do chuyển đổi thành nương ráy hoặc trông cây công nghiệp như cà phê, cao su...
Diện tích các HST ĐNN vốn có, là nơi cư trú của nhiều loài động vật bản địa với thuộc tính ĐDSH cao bị giảm đi rõ rệt cùng với sự suy thoái về chất lượng các HST này: sự suy giảm số lượng và suy thoái chất lượng rừng ngập mặn do phá rừng xây dựng đầm nuôi tôm, sự suy giảm diện tích rừng tràm và đầm lầy do được cải tạo thành đất nông nghiệp.
Ở vùng Đồng Tháp Mười, việc cải tạo thủy lợi làm thay đổi chế độ thủy văn làm cho lượng phèn tăng cao dẫn tới gia tăng các hợp chất độc hại như hàm lượng lưu huỳnh, các ion kim loại. Phát triển hệ thống kênh mương cũng là điều kiện để xâm nhập mặn lớn hơn.
Thâm canh nông nghiệp đồng nghĩa với gia tăng lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nếu không được sử dụng hết, lượng dư thừa sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường bên ngoài.
Các đầm nuôi tôm thâm canh, công nghiệp với lượng nước thải lớn hầu như không được xử lý gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận nước thải đồng thời gây bệnh dịch tôm hàng loạt.
Việc biến các bãi triều tự nhiên thành các vùng nuôi ngao (Meretrix spp.) với mật độ nuôi rất lớn cũng gây ra những vấn đề môi trường nuôi, tỷ lệ chết của đối tượng nuôi cao.
Việc chuyển đổi HST tự nhiên diễn ra mỗi nơi mỗi khác nhau. ở vùng ven biển: phá rừng ngập mặn, cải tạo vùng cát, ruộng lúa nước để xây dựng đầm tôm, biến vùng bãi triều tự nhiên thành bãi nuôi động vật thân mềm. ở vùng nội địa: các HST rừng tràm, đầm lầy được cải tạo thành ruộng lúa, ao nuôi thủy sản. Như vậy, nếu xem xét về bản chất thì hầu hết sự chuyển đổi đó đã dẫn tới sự xung đột về mục tiêu sử dụng chức năng của cùng một HST ĐNN giữa các các ngành kinh tế Nông, Lâm và Ngư nghiệp.
Ô nhiễm môi trường
Hiện nay, chất lượng môi trường nhiều nơi, nhiều lúc đã tới mức báo động. Nhiều thành phần môi trường bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các nguồn thải khác nhau (nước thải, khí thải, chất thải rắn) là nguyên nhân đe doạ tới ĐDSH. Trực tiếp là gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm huỷ hoại nơi cư trú và môi trường sống của các loài sinh vật hoang dại.
Việc tiếp nhận nước thải với hàm lượng dinh dưỡng cao đã gây sự phú dưỡng của hầu hết các hồ ở Hà Nội và các khu dân cư, đô thị khác. Sự phú dưỡng đã gây hiện tượng nở hoa thực vật nổi (algel bloom) mà điều quan trọng là đóng góp chính cho sự nở hoa thực vật nổi ở các hồ nội địa là nhóm tảo lam tấm (Microcystis spp.), là loài tảo độc nguy hại tới môi trương sống của nhiều loài động vật thủy sinh và chất lượng nước. Vùng nước ven biển, hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều xanh thường xảy ra là hệ quả của sự gai tăng các nguồn thải giàu dinh dưỡng từ các hoạt động kinh tế vùng ven biển.
Gần đây, ở vùng nước ven bờ TP Hạ Long, các nghiên cứu cho thấy do các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ làm tăng các chất gây độc như dầu, lượng trầm tích, nước thải thu hẹp diện tích hoặc làm suy thoái các HST nhạy cảm ven biển ở đây như HST rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển. Mặt khác, sự ô nhiễm còn làm giảm chất lượng cúa các nhóm sinh vật có giá trị kinh tế do khả năng tích tụ các độc tố (các kim loại nặng.. .) trong cơ thể.
Chiến tranh
Chiến tranh cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm ĐDSH. Đáng kể nhất là chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Trong giai đoạn từ 1961-1975, Hoa Kỳ đã ném 13 triệu tấn bom và rải 72 triệu lít chất độc hóa học chủ yếu ở miền Nam Việt Nam. Ở miền Nam Việt Nam, các nghiên cứu đã xác định chất da cam/dioxin do Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh đã ngay lập tức phá hủy các HST rừng nhiệt đới, cho đến nay đã 30 năm kể từ khi chiến tranh chấm dứt, chất da cam/dioxin vẫn ảnh hưởng lâu dài đến ĐDSH. Các nghiên cứu gần đây tại A Lưới, Thừa Thiên-Huế (một trong những vùng bị rải chất độc hoá học nặng nề nhất) bước đầu đã nhận định rằng:
Ảnh hưởng của chất độc hoá học được sử dụng trong chiến tranh đã ảnh hưởng lâu dài đến ĐDSH ở đây. Hầu hết các quần xã sinh vật trong các HST trên cạn và dưới nước đều có các biểu hiện bị tác động của chất da cam/dioxin với các mức độ khác nhau. Lưới thức ăn tự nhiên của nhiều nhóm động vật lớn vẫn chưa được hồi phục.
Thảm thực vật nhiệt đới trước đây vốn phong phú, nhiều tầng chưa phục hồi trở lại. Những nơi bị ảnh hưởng bởi chất độc hoá học (điển hình ở xã Đông Sơn), là các trảng cỏ, cây bụi, cây sim thay thế rừng gỗ trước đây và vẫn tồn tại gần 30 năm nay mà không thể phát triển diễn thế tiếp theo để phục hồi lại thảm thực vật rừng.
Khu hệ thú rừng kém phong phú, thành phần loài và mật độ thú rất thấp. Tại xã Đông Sơn, 19 loài động vật quý hiếm đã không thấy trở lại.
Sự suy giảm hoặc mất sinh cảnh sống
Tai biến tự nhiên cùng với sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật cũng như các hoạt động khác nhằm phục vụ lợi ích khác nhau đã làm suy giảm hoặc mất các nơi sinh cư tự nhiên của động vật hoang dã.
Rừng là một kiểu HST lớn, đặc biệt rừng nhiệt đới nhiều tầng là nơi cư trú cho hầu hết các loài sinh vật hoang dã trên các HST ở cạn, đặc biệt các loài có xương sống (thú, chim, bò sát). Ngoài ra, rừng còn là điều kiện để duy trì các sinh cảnh ĐNN trong rừng như suối, thượng lưu các sông với hệ thủy sinh vật rất đặc trưng và đa dạng. Tại các sinh cảnh thủy vực này, nhiều loài động vật thủy sinh mới được phát hiện. Những vùng bị mất rừng đã mất đi hoặc thu hẹp lại môi trường sống hay nơi cư trú của các loài. Việc mất đi một diện tích rừng có chất lượng cao từ trước đến nay là một nguyên nhân cơ bản làm suy giảm đa dạng sinh vật trên cạn ở Việt Nam. Việc khai thác khoáng sản không có quy hoạch cũng làm suy giảm ĐDSH ở nhiều vùng. Khu vực Tripksơ và Earal (Đắc Lắc) là nơi duy nhất còn giữ được quần thể rất nhỏ với 250 cá thể cây thông nước (Glyptastralus pensilis) là loài có trong Sách Đỏ Việt Nam.
Việc xây dựng các hồ chứa nước lớn cho các mục tiêu thủy lợi, thủy điện bên cạnh làm mất đi một số diện tích rừng đồng thời cũng là một trong những yếu tố làm mất một số bãi đẻ trứng của nhiều loài cá có tập tính di cư lên thượng nguồn các sông đẻ trứng. Hoạt động điều tiết của các hồ chứa nước lớn cũng đã làm thay đổi một số đặc điểm tự nhiên vùng hạ lưu và đặc biệt làm thay đổi chế độ mặn vùng nước cửa sông ven biển.
Các HST ven biển đặc thù cho vùng biển nhiệt đới như rạn san hô, cỏ biển được xác định là nơi cư trú quan trọng cho nhiều loài động vật biển có giá trị kinh tế và khoa học cũng đang bị các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thu hẹp diện tích. Việc khai thác san hô làm đồ Hoa Kỳ nghệ xuất khẩu, nguyên liệu nung vôi cho xây dựng... cũng như sự gia tăng lượng trầm tích từ các sông lục địa đã là những nguyên nhân gây suy giảm nơi cư trú đặc biệt này.
Di nhập các loài ngoại lai
Trong thời gian qua, việc trao đổi, di nhập một số giống loài cây con đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong cơ cấu cây trồng, nhiều giống mới đưa vào đã chiếm 70-80% và cho năng xuất cao (Nguyễn Đăng Khôi, 1995). Cho đến nay, đã có 114 loài thuỷ sinh vật ngoại lai được di nhập vào Việt Nam (Phạm Anh Tuấn, 2002). Trong đó, có 17 loài cá nước ngọt, 10 loài cá nước lợ mặn, 40 loài cá cảnh, 3 loài tôm nước ngọt, 5 loài tôm và giáp xác biển, 4 loài lưỡng cư, 4 loài thân mềm, 14 loài tảo nước ngọt, 15 loài tảo nước mặn. Việc di nhập các loài trên đều có các mục đích khác nhau như nuôi trồng thuỷ sản, làm cảnh, cải tạo giống.... Nhìn chung, việc làm này đã làm tăng sản lượng cá nuôi của Việt Nam đáng kể. Tuy nhiên, có một số vấn đề tiêu cực đến bảo tồn quỹ gen bản địa phải lưu ý như sau:
Xảy ra hiện tượng tạp giao dẫn đến không có quần thể bản địa thuần chủng như trước (cá mè trắng Trung Quốc H. molitrix với cá mè trắng Việt Nam H. harmandii hoặc giữa cá trê phi C. garriepinus với các loài cá trê bản địa C. batrachus, C. macrocephalus, C. fuscus).
Di nhập các loài cá dễ kèm theo việc di nhập một số mầm bệnh bản xứ (ký sinh trùng gây bệnh) mà trước đây không thấy có. Gần đây, loài tôm he chân trắng (S. vandamei) được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam để nuôi ở các vùng ven biển. Bênh cạnh có được một đối tượng nuôi mới có giá trị thực phẩm xuất khẩu nhưng qua một số vụ nuôi, đã thấy có một số biểu hiện dịch bệnh của loài tôm he chân trắng này. Hoặc việc di nhập nuôi loài cá Chim trắng nước ngọt (một loài cá khá dữ) cũng có những vấn đề bất cập. Bộ Thủy sản đã ra các thông tư hạn chế và kiểm soát việc nuôi tôm he chân trắng và cá chim trắng ở Việt Nam.
Việc di nhập nhiều giống mới một cách tràn lan có thể là nguy cơ tiềm tàng làm các giống bản địa bị mai một. Tác hại ngay lập tức có thể thấy do một số trường hợp phát triển tự phát, nhiều loài sinh vật đưa vào nước ta bằng nhiều con đường không qua kiểm dịch, thiếu hiểu biết và chưa có thử nghiệm khoa học nên một số loài như ốc bươu vàng (Pomacea spp.) từ khi được di nhập vào Việt Nam đã phát triển thành nạn dịch phá hoại lúa nghiêm trọng.
Tại vùng Đồng Tháp Mười và vườn Quốc gia U Minh Thượng, các loài thực vật hoang dại đã được di nhập vào đây như cây Trinh nữ (Mimosa sp.), cây Mai dương (Mimosa figo), cây dây leo (Centrosoma pubescen) thuộc họ Fabaceae; cỏ Lông tây (Brachiara mutica) thuộc họ Poaceae, cây leo Mikunia microcantha thuộc họ Asleraceae...Các loài cây hoang dại này có khả năng lan truyền và đã rất phát triển, lấn át các loài thực vật bản địa khu vực này.
Trong thực tế, không một Quốc Gia nào tự túc được hoàn toàn nguồn gen tài nguyên sinh vật cần thiết. Vì vậy, cần có trao đổi vật liệu di truyền giữa các Quốc Gia và các vùng. Mặt khác, di nhập loài ngoại lai cũng như sử dụng chúng là vấn đề phức tạp, có thể gây ảnh hưởng đến tập đoàn cây, con bản địa và môi trường. Bởi vậy, bên cạnh các quy định có tính chất pháp lý bắt buộc trong công tác kiểm dịch động, thực vật thì các ngành có trách nhiệm như Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cần ban hành quy trình khảo nghiệm, đánh giá các giống loài nhập nội trước khi đưa ra sản xuất rộng rãi.
b. Nguyên nhân sâu xa về kinh tế, xã hội và chính sách
Tăng trưởng dân số
Việt Nam có hơn 76,3 triệu người (1999), mức tăng dân số 1,8%/năm. Ở Việt Nam, tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân làm suy thoái ĐDSH. Sự gia tăng dân số đòi hỏi gia tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi lượng tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn tới phải mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng, thu hẹp diện tích nơi sinh cư của động vật hoang dã, gây suy thoái ĐDSH.
Dân số Việt Nam phân bố không đều. Khoảng 77% dân số sống ở vùng nông thôn và miền núi. Tỷ lệ tăng dân số ở vùng núi (vùng có mức ĐDSH cao) cao hơn ở vùng đồng bằng. Ví dụ trong khu vực BTTN Nà Hang (Tuyên Quang, tỷ lệ tăng dân số 2,8-3,5%/năm, ở khu vực Ba Bể, tỷ lệ tăng dân số còn cao hơn 3,5-5%/năm.
Dân số vùng núi và vùng ven biển tăng nhanh nhất định sẽ gây áp lực dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản, gây tác động tiêu cực tới môi trường và các HST.
Sự di dân
Ở miền Bắc, từ năm 1960, chính phủ động viên khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi. Cuộc vận động này đã làm thay đổi hẳng sự cân bằng dân số ở vùng núi phía bắc.
Sau năm 1975, chính sách phân bố lại dân cư vào khai hoang những vùng đất ít người ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt từ những năm 1990, nhiều đợt di cư tự do từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ kể cả động đồng bản làng người dân tộc ở vùng núi phía Bắc vào các tỉnh phía Nam, tập trung nhiều ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Kết quả của các cuộc di cư có tổ chức theo kế hoạch và di cư tự do đã làm tăng đáng kể dân số ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và lẽ dĩ nhiên đã gây ảnh hưởng rõ rệt đến tài nguyên rừng và ĐDSH ở các vùng này, nơi vốn có tài nguyên đất đai thuận lợi cho hệ sinh vật tự nhiên phát triển.
Sự nghèo đói
Việt Nam là một quốc gia còn nghèo, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và tài nguyên. Mức nghèo đói nhất ở các vùng núi phía Bắc và cao nguyên Trung Bộ đồng thời cũng lànơi có mức ĐDSH cao nhất.
Trong các khu bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng. Hầu hết đang thiếu đất trồng trọt, mức sống gia đình thấp, trên 50% gia đình thuộc diện đói nghèo. Như một quy luật, những người nghèo thường không có ruộng đất hoặc ở vùng đất xấu. Người nghèo không có vốn để đầu tư, sản xuất và bảo vệ tài nguyên. Họ buộc phải khai thác tài nguyên sinh vật hoang dã để sinh sống làm cho tài nguyên này càng suy thoái một cách nhanh chóng.
Chính sách kinh tế vĩ mô
Lịch sử phát triển của nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn trước khi đổi mới và giai đoạn đổi mới
- Giai đoạn trước đổi mới. Cho tới năm 1975, nền kinh tế của Việt Nam về cơ bản vẫn còn là nền kinh tế thời chiến. Các nhu cầu cấp thiết của chiến tranh được đáp ứng kể cả việc khai thác không hạn chếtài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng. Sau năm 1975, tuy hòa bình được lập lại, đất nước thống nhất nhưng nền kinh tế vẫn còn vô vàn khó khăn và đầu những năm 1980 đã bị suy thoái trầm trọng. Trong thời gian này, gỗ được khai thác mạnh cho nhu cầu sử dụng và xuất khẩu.
- Giai đoạn đổi mới. Không ai nghi ngờ rằng đổi mới đã đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây về môi trường đã cho thấy có sự suy thoái về đất đai và HST rừng. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông-lâm nghiệp có giá trị cao đã là một trong những nguyên nhân giảm ĐDSH từ năm 1986. Lợi nhuận kinh tế đã kích thích các thành phần kinh tế tự do chuyển đổi phương thức canh tác sử dụng đất đai, ĐNN cho các mục tiêu khác nhau. Kết quả là diện tích những khu rừng tự nhiên bị thu hẹp.
Chủ trương khai thác xuất khẩu gỗ tròn được đẩy mạnh ngay từ thời kỳ đổi mới. Đến năm 1990, giá trị xuất khẩu gỗ tròn đã đạt tới 126,5 triệu USD. Giai đoạn này cũng là thời điểm tỷ lệ diện tích rừng che phủ xuống tới mức thấp nhất. Việc săn bắn, xuất khẩu trái phép động vật hoang dã càng phát triển kẻ từ năm 1990 khi biên giới phía Bắc được mở lại. (biodivn.blogspot.com).
Hãy chỉ ra nguyên nhân làm cho một số Động vật có xương đang bị suy giảm hiện nay và đề xuất biện pháp bảo vệ chúng
Nguyên nhân là do con người săn bắn trái phép chỉ để chuộc lợi, các tác hại do thiên tai gây ra, ...
Biện pháp bảo vệ : có ý thức bảo vệ động vật, xây dựng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn nuôi động vật, ....
Câu 1 Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút? Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
Câu 2 Em hãy nêu những điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
Câu 3 Cho chuỗi liên tục sau:Thực vật là thức ănĐộng vật ăn cỏ là thức ăn Động vật ăn 1 là thức ăn Động vật ăn thịt. Em hãy thay thế các từ động vật, thực vật bằng tên con vật hoặc cây cụ thể.
3.
Cà rốt→ là thức ăn →Thỏ→là thức ăn→ Cáo.
Lá cây→là thức ăn→Hươu→là thức ăn → Hổ.
Cỏ→là thức ăn→Bò→là thức ăn→ Con người.
Rau khoai→là thức ăn→Lợn→là thức ăn→ Con người.
1.: Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.
2.Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.
Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phảỉ chăm sóc hạt gieo: chống úng, chổng hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.
Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết nguyên nhân làm cho nguồn nước ngọt ở nước ta hiện nay đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng ? Hãy đưa ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng đó.
giúp mk nhanh vs
Nguyên nhân:
- Rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.
- Do quá trình đô thị hóa.
- Xác chết động vật thấm và phân hủy trong nước, làm ô nhiễm nguồn nước.
- ...
Biện pháp:
- Xử lý nước thải trước khi thỉa ra môi trường.
- Hạn chế xả rác ra biển và đại dương.
- Bảo vệ môi trường
-....
Việt Nam có địa hình ¾ là đồi núi nên rừng có vai trò rất quan trọng. Từ những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
- Hậu quả khi chúng ta chặt phá rừng đầu nguồn.
- Nguyên nhân của thực trạng tài nguyên rừng bị suy giảm là gì?
- Giải pháp để bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng núi.
báo của cụ mình đấy ,nhớ ấn đúng nha
Những tháng đầu năm 2021, phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nhờ đó, số cây lâm nghiệp trồng phân tán trong tháng 02/2021 tăng cao, ước tính đạt 7 triệu cây và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ thị 45/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng đề ra mục tiêu trồng mới 01 tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020. Đây là chương trình vô cùng có ý nghĩa, tiếp bước truyền thống hơn 60 năm qua từ khi Bác Hồ trực tiếp phát động” Tết trồng cây” ngày 28/11/1959 trong công cuộc kháng chiến đi đôi với kiến quốc, Bác Hồ chỉ rõ: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân.”
Trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những việc làm hết sức thiết thực để phát triển bền vững. Phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường, ước tính năm 2019, Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên đạt gần 10,3 triệu ha, rừng trồng đạt 4,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%)[1]. Rừng tự nhiên trong 10 năm từ 2009 – 2019 không có biến động giảm nhiều[2] , điều này chứng tỏ Chính phủ khá chú trọng tới công tác bảo vệ rừng tự nhiên thay vì chỉ quan tâm tới trồng rừng. Rừng trồng mới không thể thay thế được rừng già, rừng nguyên sinh, bởi khi bị phá đi, lớp thực bì dày từ 50cm – 1m cũng không còn, khi có mưa lũ sẽ gây ra tình trạng xói lở, lũ ống lũ quét. Chất lượng rừng ngày càng giảm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiên tai, lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của con người.
Trồng rừng cần đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng tăng là một trong các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở các quốc gia trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường và chỉ tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, đi kèm với tỷ lệ che phủ rừng cần đảm bảo tiêu chí về chất lượng rừng vì trong diện tích che phủ rừng phần lớn là diện tích rừng trồng kinh tế, gồm cây công nghiệp và nguyện liệu giấy, rừng trồng không có thực bì, sau chu kỳ 5 – 10 năm khai thác, rừng vừa được phủ xanh sẽ lại bị mất đi. Cây trồng phủ xanh cần có giá trị kinh tế, không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của các cây tầng thấp để có thể nhân rộng các mô hình sản xuất dưới tán rừng như trồng mây, sa nhân, thảo quả, nuôi ong… giúp người dân có thêm thu nhập, yên tâm giữ rừng.
Một trong các nội dung được đề cập tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV là việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn liền với ổn định đời sống của người dân làm nghề rừng. Trước đây các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ nhận được 50.000 đồng/ha/năm, hiện nay lên tới 250.000 đồng/ha/năm, theo lộ trình sắp tới có thể nâng lên thành 1 triệu đồng/ha/năm mới bảo đảm chất lượng độ che phủ rừng từng bước được nâng cao. Diện tích khoanh nuôi, bảo vệ rừng cũng cần nâng lên 2 triệu ha mới, từng bước đảm bảo cho chất lượng của 10,3 triệu ha rừng tự nhiên hiện có. Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mỗi năm ngành Lâm nghiệp thu được 30.000 tỷ đồng. Ngày 20/10/2020, Việt Nam chính thức ký kết hợp tác về tín chỉ các bon từ rừng. Nhờ đó, nước ta bán được 10 triệu m3 CO2, mỗi 1m3 CO2 là 5 USD[3].
Nạn chặt phá rừng hiện đang là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta và các quốc gia khác trên thế giới. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân tại địa phương nơi quản lý rừng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để bảo vệ “lá phổi xanh”. Tháng 02/2021, cả nước có gần 59 nghìn ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng bị chặt, phá là118 nghìn ha. Một số tỉnh có diện tích chặt phá, lấn chiếm nhiều nhất trong tháng Hai là Kon Tum 25,8 ha, Yên Bái 14,7 ha, Kiên Giang 6 ha, Bắc Kạn gần 4,4 ha, Sơn La 2,4 ha, chiếm 90% diện tích bị chặt phá, lấn chiếm của cả nước. Trong 10 năm trở lại đây, lợi nhuận từ rừng trồng lấy gỗ hoặc trồng các loại cây ngắn ngày, như gừng, thạch đen cũng rất cao. Vì vậy, nhiều hộ dân cố ý khai thác rừng, phá rừng tự nhiên trái phép để lấy đất sản xuất, trồng rừng mới. Cháy rừng cũng là một trong các nguyên nhân làm giảm diện tích rừng hiện có, trong tháng Hai có 14,2 ha rừng bị cháy; tính từ đầu năm tổng diện tích rừng bị cháy là gần 83 ha, trong đó Quảng Ninh đứng đầu với gần 10,2 ha, tiếp theo là Bắc Kạn 2,1 ha, Bắc Giang 1,1 ha. Các địa phương có nguy cơ cháy rừng cao cần theo dõi sát sao hơn nữa để có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng, không chỉ dựa vào các mức cảnh báo cháy rừng theo kỹ thuật hiện có, mà còn phải đôn đốc trực tiếp các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo nhận thông báo kịp thời và luôn chuẩn bị sẵn sàng khi cháy rừng xảy ra.
Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, đang tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở các đô thị lớn. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có tốc độ nhanh dẫn đến sức ép lớn lên môi trường. Hệ thống cây xanh công cộng cấp đô thị chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, tỷ lệ đất công viên cây xanh đô thị đạt rất thấp so với tiêu chuẩn. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam chỉ ở mức từ 2 – 3 m2/người, trong khi đó, chỉ số tỷ lệ cây xanh/người của các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20 – 25 m2/người. Để nâng cao tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân ở đô thị, trong dự thảo đề án “Trồng 1 tỉ cây xanh” trong giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ trồng 690 triệu cây xanh phân tán ở vùng đô thị và nông thôn.
Trong những năm qua, Việt Nam hứng chịu nhiều tác động nghiêm trọng của thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan theo chiều hướng ngày càng gia tăng, để lại hậu quả nặng nề. Do đó, yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng nguyên sinh tự nhiên vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài có sự định hướng của Chính phủ, và trên hết cần có sự đoàn kết, chung sức của người dân cả nước nhằm phát triển đất nước theo hướng bền vững.