Dựa vào hình 4, hãy hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:
Dựa vào câu trả lời ở câu 1, hãy quan sát hình 36.7 và hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở.
Tên loài | Đặc điểm nhận biết | Ngành |
Sứa | Ruột hình túi, cơ thể hình dù đối xứng tỏa tròn | Ruột khoang |
Châu chấu | Có hai đôi cánh, ba đôi chân, chân phân đốt, khớp động với nhau | Chân khớp |
Hàu biển | Thân mềm, nằm trong hai mảnh vỏ | Thân mềm |
Rươi | Cơ thể phân đốt | Giun đốt |
Dựa vào bảng, em hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Thói quen | Cách thực hiện | Hành động lặp lại | Phần thưởng |
Ghi nhớ từ vựng | Dán ảnh từ vựng những nơi thường xuyên nhìn thấy. | Đọc, viết, nhìn ảnh từ vựng cho đến khi thuộc. | Thuộc được các từ vựng mới, được khen thưởng hoặc tiến bộ trong học tập và trong công việc. |
Đi ngủ đúng giờ | Nhờ người khác nhắc nhở hoặc để chuông báo đến giờ đi ngủ. | Thực hiện kiên trì, lặp lại cho đến khi hình thành thói quen đến giờ đó là buồn ngủ và muốn đi ngủ. | Có sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để làm việc hiệu quả. |
Đánh răng trước khi ngủ | Nhờ người khác nhắc nhở hoặc để chuông báo đến giờ đánh răng để đi ngủ. | Thực hiện kiên trì, lặp lại cho đến khi hình thành thói quen đến giờ đó là cần phải đi đánh răng. | Tránh sâu răng, đảm bảo răng, miệng, họng đều khỏe mạnh. |
Rửa tay trước khi ăn | Nhờ người khác nhắc nhở hoặc tự ghi nhớ. | Thực hiện kiên trì cho đến khi hình thành thói quen đã ăn là phải rửa tay. | Đảm bảo vệ sinh, tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa, được bố mẹ khen ngợi. |
Dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ giao thông | Học về luật giao thông, ghi nhớ luật để thực hiện; bị công an nhắc nhở hoặc bị phạt. | Khi tham gia giao thông, gừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ giao thông. | Đi đúng luật, đảm bảo an toàn cho mình và người khác. |
Cúi chào khi gặp người lớn | Được người lớn răn dạy để thực hiện. | Mỗi lần gặp nhiều lớn đều cúi chào, lâu dần sẽ hình thành thói quen. | Được khen ngoan, được người khác quý mến. |
Ngủ dậy lúc 5h sáng để tập thể dục | Nhờ người khác nhắc nhở hoặc để chuông báo đến giờ thức dậy và tập thể dục, có thể rủ bạn hoặc người thân đồng hành cùng mình. | Thực hiện kiên trì, lặp lại cho đến khi hình thành thói quen đến giờ đó là thức dậy và tập thể dục. | Có sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để học tập và làm việc. |
Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở ghi bài.
1. Dựa vào hình 4.1 và kiến thức đã học, em hãy xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ và hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:
2. Dựa vào kết quả của mục 1 và kiến thức đã học, em hãy giải thích sự phân bố của các loại khoáng sản trên.
Tham khảo
1.
Loại khoáng sản | Tên một số mỏ khoáng sản chính | Nơi phân bố |
Than đá | - Cẩm Phả, Hạ Long - Sơn Dương - Quỳnh Nhai - Nông Sơn | - Quảng Ninh - Tuyên Quang - Sơn La - Quảng Ngãi |
Dầu mỏ | - Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,… | - Thềm lục địa phía Nam |
Khí tự nhiên | - Tiền Hải | - Thái Bình |
Bô-xit | - Đăk Nông, Di Linh | - Tây Nguyên |
Sắt | - Tùng Bá - Trấn Yên - Trại Cau | - Hà Giang - Yên Bái - Thái Nguyên |
A-pa-tit | - Lào Cai | - Lào Cai |
Đá vôi xi măng | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá |
Titan | - Kỳ Anh - Phú Vàng - Quy Nhơn | - Nghệ An - Huế - Bình Định |
2.
* Nhận xét chung:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...
* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:
- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
+ Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.
+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.
+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.
+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).
- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Tham khảo
Nhóm đất | Đất Feralit | Đất phù sa |
Đặc điểm | - Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước. - Đất thường có màu đỏ vàng. - Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn. | - Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông. - Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu. |
Giá trị sử dụng | - Đối với nông nghiệp: + Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,... + Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực. - Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất. | - Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm. - Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. |
Tham khảo
Nhóm đất | Đất Feralit | Đất phù sa |
Đặc điểm | - Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước. - Đất thường có màu đỏ vàng. - Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn. | - Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông. - Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu. |
Giá trị sử dụng | - Đối với nông nghiệp: + Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,... + Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực. - Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất. | - Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm. - Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. |
Quan sát hình 11.4, hãy hoàn thành bảng thông tin phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á theo mẫu sau vào vở ghi.
Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:
Tham khảo
Nhóm đất | Giá trị sử dụng |
Đất feralit | - Trong nông nghiệp: đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu; cây ăn quả,… - Trong lâm nghiệp: đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất và nhiều loại cây gỗ lớn,… |
Đất phù sa | - Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả. - Trong thủy sản: + Đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. + Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. + Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn. |
Căn cứ vào hình 3, em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau và ghi vào vở:
Học sinh nhìn bản đồ và điền thông tin còn thiếu trích xuất từ bản đồ.
Kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:
Các giai đoạn
Chỉ tiêu so sánh | Đường phân | Chu trình Krebs | Chuỗi chuyền electron |
Nơi diễn ra | Tế bào chất | Chất nền ti thể | Màng ngoài ti thể |
Nhu cầu O2 | Không cần O2 | Không cần O2 | Có sự tham gia O2 |
Nguyên liệu | Glucose, ATP, NAD+, ADP | Pyruvate, NAD+, FAD+, ADP | NADH, FADH2, ADP |
Sản phẩm | Pyruvate, NADH, ATP | NADH, FADH2, CO2, ATP | NAD+, FAD+, ATP |
Dựa vào thông tin đã học và hình 36.16, hãy viết tên các loài động vật tương ứng với các vai trò trong bảng và hoàn thành vào vở theo mẫu sau.
Vai trò của động vật | Tên các loài động vật |
Thực phẩm | ?
|
Dược phẩm | ?
|
Nguyên liệu sản xuất | ?
|
Giải trí – thể thao | ?
|
Học tập – nghiên cứu khoa học | ?
|
Bảo vệ an ninh | ?
|
Các vai trò khác | ? |
Vai trò của động vật | Tên các loài động vật |
Thực phẩm | Bò, dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng… |
Dược phẩm | Ong, ve, cá mập, gấu, trăn,… |
Nguyên liệu sản xuất | Ngỗng, dê, cừu, cá sấu, bò… |
Giải trí – thể thao | Cá heo, ngựa, chó, mèo, chim, cá… |
Học tập – nghiên cứu khoa học | Ếch đồng, chuột bạch,… |
Bảo vệ an ninh | Chó |
Các vai trò khác | Chim bắt sâu bọ, trâu, bò kéo cày,… |