Cùng giải ô chữ này các em nhé! 2 bạn có câu trả lời chính xác và nhanh nhất sẽ được thưởng 5 GP.
Các em cùng tìm 12 con vật đang lẩn trốn trong những ô chữ này và cho biết tên của chúng trong Tiếng Việt là gì nhé!
Bạn có câu trả lời chính xác và nhanh nhất sẽ được thưởng 5 GP.
1.Flamingo: hồng hạc
2.Elephant: con voi
3.Ox: bò (bò đực)
4.Fox: con cáo
5.Hawk: chim ưng
6.Chimpanzee: tinh tinh
7.Leopard: báo
8.Buffalo: trâu
9.Koala: gấu túi
10.Rhino: tê giác
11.Tiger: hổ
12. Crocodile: cá sấu
Em mới tìm đc 10 con:
flamingo: hồng hạt
elephant: con voi
Rhino: tê giác
Fox: con cáo
Koala: gấu túi
Leopar:báo hoa mai
Chimpazee: tinh tinh
Crocodile: cá sấu
Hawk: chim ưng
Buffalo:con trâu
Hôm nay chúng ta cùng giải ô chữ về chủ đề Mùa thu nhé.
5 bạn có đáp án chính xác và nhanh nhất sẽ được nhận thưởng 2 GP nhé.
Chúng ta cùng tìm 12 món ăn xuất hiện trong những ô chữ này nhé! 5 GP sẽ được tặng cho bạn có câu trả lời đúng sớm nhất.
ÔN THI TIẾNG ANH VÀO 10 NO 02
Chuyên đề Từ đồng nghĩa.
Thường trong đề thi vào 10 sẽ có 2 câu về từ đồng nghĩa. Các em hãy thử sức bản thân mình với các câu sau nhé.
Top 3 bạn trả lời nhanh và chính xác nhất sẽ được cộng 2 GP.
1. A
2. A
3. A
4. A
5. D
6. A
7. D
8. D
9. A
10. C
1. A
2. A
3. A
4. A
5. D
6. D
7. C
8. D
9. A
10. B
theo em là vậy ạ không biết đúng không nữa
Em hãy phân tích câu nói của bạn Văn và câu nói của bạn Hóa theo góc độ Văn học và góc độ Hóa học nhé!
10 GP sẽ được tặng cho bạn có câu trả lời hay nhất, chính xác nhất (không copy).
"Không có lửa làm sao có khói"
Đó là một câu tục ngữ rất nổi tiếng trong Văn học Việt Nam. Có lẽ không ai trong chúng ta là chưa được nghe câu nói này, kể cả là trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống, hay thậm chí là trong truyện và cả phim ảnh nữa... Đã gọi là tục ngữ thì đương nhiên cũng có thể xem đây là những thứ tinh tuý đã được đúc kết lại trong quá trình lịch sử của ông cha ta - những thế hệ đi trước. Về độ chính xác của nó thì có lẽ không ai có thể phủ nhận được. Nhưng, đó là khi mà chúng ta chưa được học môn Hoá học...
Theo Hoá học, không phải cứ có lửa thì sẽ có khói, và ngược lại, có khói chưa chắc thì đã cần lửa. Chúng ta có thể xem xét một số ví dụ mà có thể các bạn đã biết và đã được học. NH3 tác dụng với HCl sẽ tạo thành NH4Cl - đây là một loại khói trắng (chỉ trông giống khói trắng thôi vì thực chất thì nó lại là tinh thể chứ không phải là các phân tử khí), và lẽ dĩ nhiên, chúng được sinh ra nhờ phản ứng hoá học chứ đâu cần lửa nhỉ?... Chưa hết, còn một chất mà các bạn đã được học, xenlulozo trinitrat, đây là một chất dễ cháy, nổ mạnh và không sinh ra khói trong quá trình bị đốt, chúng còn được ứng dụng để làm thuốc súng không khói. Vậy... có phải đây chính là ví dụ về việc có lửa mà lại không có khói không nhỉ?
Vậy, liệu có phải, tổ tiên chúng ta đã sai lầm khi nói như vậy? Hay là do... thời đó chưa được học Hoá học nên tổ tiên của chúng ta chưa biết nhỉ? Có thể lắm chứ? Nhưng mình thì lại không nghĩ như vậy, muốn xem tổ tiên của chúng ta có sai hay không, chúng ta nên xét mục đích của câu nói này và tính ẩn dụ đằng sau nó... Hay nói đúng hơn, là xét theo góc nhìn Văn học.
Theo Văn học, có lẽ ai chúng ta cũng hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" rồi đúng chứ nhỉ? Thực chất, ông cha ta chỉ muốn nhắn gửi thông điệp đến chúng ta rằng mọi việc trên đời đều có nguyên do của nó, chẳng có thứ gì tự nhiên sinh ra, mà đó là một quá trình để biến nó trở thành như vậy. Vì vậy, khi gặp một vấn đề nào đó, ta không nên vội vàng đưa ra phán xét, mà phải suy nghĩ, tìm hiểu nguyên do của vấn đề đó, suy rộng ra đa chiều để có thể nhìn nhận một cách đúng đắn. Và có lẽ, từ câu tục ngữ này chúng ta cũng có thể suy ngẫm một cách nghiêm túc về những vấn đề sâu xa hơn được suy ra từ nó... Mà mình tin rằng mỗi người sẽ có một cảm nhận khác biệt so với những người khác đúng không nào?
Như vậy, rõ ràng câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" không hề sai nếu chúng ta nhìn theo góc nhìn Văn học, và tất nhiên nếu chúng ta xét theo mục đích của câu tục ngữ, thì rõ ràng đây là một thông điệp được đúc kết mà ông cha ta muốn gửi cho chúng ta thông qua một hình ảnh dễ thấy và dễ hiểu. Việc nhìn nhận nó theo góc nhìn đa chiều, về Văn học, về Hoá học,... là một điều rất tốt và thú vị vì nó cho chúng ta nhìn thấy được cách nhìn khác nhau về một sự việc. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để chúng ta bảo rằng câu tục ngữ này chưa đúng chỉ vì nhìn qua góc nhìn của những lĩnh vực khác, bởi vì suy cho cùng, đó chỉ là một hình ảnh ẩn dụ để ông cha ta dạy cho chúng ta về cuộc sống, chứ không phải là dạy cho chúng ta về khoa học. Vì vậy, mình vẫn thấy nhìn theo góc nhìn Văn học, góc nhìn của cuộc sống sẽ hay hơn nhiều nếu ta gặp những câu tục ngữ như thế này...
Cảm ơn cô và các bạn đã đọc, lâu rồi em mới viết văn lại nên có thể nhiều chỗ chưa được hay, mong mọi người thông cảm ạ...
Theo góc độ của hóa :
Thí nghiệm của dân chuyên Hóa như sau: “NH3 + HCl => NH4Cl, phản ứng này tạo ra khói trắng hoàn toàn không cần tới lửa. Cụ thể khi lấy một ít xenlulozo nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ông sinh hàn hồi lưu.
Theo góc độ của văn :
Câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” muốn nói rằng mọi chuyện xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó, không có tự nhiên mà thế này hay thế kia. Đó là Văn học nhận định còn Hóa học thì có gì đó không đúng. Điển hình như trên mạng nhiều người lan truyền cho nhau một phản ứng hóa học không có lửa cũng có khói
Góc độ của bạn văn:
Không có lửa thì lửa sẽ không đốt cháy để tạo ra khói.
Góc độ của bạn hóa:
Lấy một ít xenlulozơ nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ống sinh hàn hồi lưu. Để 2 chất phản ứng với nhau trong khoảng từ 5-6 tiếng sẽ tạo ra chất xenlulozơ trinitrat
Thử sức với câu hỏi trong bài test IQ.
Câu trả lời nhanh, đúng và giải thích rõ ràng nhất sẽ được tặng 5 GP các em nhé!
Chọn C
Quy luật ở đây là xét phạm vi 3 hình cùng hàng:
+ Hàng thứ nhất:
Hình thứ nhất và hình thứ 3 có hình vuông tô màu giống nhau, đường gạch giống nhau. Hình thứ hai sẽ có hình vuông nhỏ không tô màu. Đường gạch là đường chéo còn lại (so với hình thứ nhất và thứ ba)
Còn về vị trí ngôi sao, hình phía sau có ngôi sao di chuyển theo chiều kim đồng hồ qua các góc của hình vuông lớn.
+ Hàng thứ hai có quy luật tương tự hàng thứ nhất.
Hình thứ 3 có hình vuông nhỏ không tô màu, vị trí đường chéo giống hình thứ nhất hàng này.
=> Loại B và D
Theo quy luật ngôi sao, hình thứ 2 của hàng này đang ở góc vuông bên trái phía trên, hình thứ 3 sẽ có ngôi sao di chuyển theo chiều kim đồng hồ (chiều thuận) so với hình thứ 2 của hàng này tức là góc vuông bên phải phía trên.
=> Chọn C
VẬY: ĐÁP ÁN LÀ C
Nếu chọn hình vuông dưới cùng bên trái là hình bắt đầu và xét theo chiều kim đồng hồ thì:
- Các ô vuông nhỏ phía trong mỗi hình luân phiên tô màu và không tô màu.
- Các đường chéo của hình vuông luân phiên thay đổi.
- Các ngôi sao luân phiên xoay theo chiều kim đồng hồ.
Do đó hình vuông chỗ dấu chấm hỏi cần điền là hình A
Mấy câu test IQ này hay được đưa vào đánh giá tư duy học sinh tiểu học, kì thi ĐGNL - 1 phương thức xét tuyển ĐH, tăng tốc 1 của chương trình truyền hình Đường lên đỉnh Olympia và các bài test của các trường ĐH đào tạo các ngành liên quan Tin học - Máy tính,...
Điền vào dấu * chữ số thích hợp để 2*43*5 chia hết cho 1375.
Các bạn giúp mình nhanh nhé ;) Ai có câu trả lời nhanh và chính xác nhất mình sẽ tick người đó. Kết bạn hum nà :D
Các bạn giúp mình câu hỏi này nhé. Ai trả lời nhanh thì mình sẽ thưởng cho người trả lời nhanh nha. Câu hỏi này như sau:
Tìm một số biết rằng lấy số đó trừ đi 8 thì được kết quả là tổng của 16 và 27.
Trả lời: Số cần tìm là..................
Các bạn nhớ giải rõ ràng nhé!
Gọi số cần tìm là x
Theo đề bài ta có
x-8=16+27
x-8=43
X=43+8
X=51
Vậy x=51
Bác hoa có 1 cái chảo có thể chứa 2 cái bánh, bác có 9 cái bánh và bác cần nướng hết, biết mỗi mặt nướng hết 1 phút
hỏi làm thế nào mà bác hoa có thể nướng hết trong 9 phút .
Đố vui có thưởng nhé
Giải nhất:3 tick
Giải nhì: 2 tick
Giải ba: 1 tick
Mình tính theo thời gian nhé
trả lời nhanh nhất + chính xác thì sẽ đc giải nhất
trả lời nhanh thứ 2 + chính xác thì sẽ đc giải nhì
trả lời nhanh thứ 3 + chính xác thì sẽ đc giải ba
Sau 30 phút không ai trả lời đúng thì mình sẽ nói đáp án nhé
#Cứ đoán mò đi, nhỡ may trúng :))
Vì 1 cái chảo có thể chứa 2 cái bánh nên cho 2 cái bánh vào chảo cùng mội lúc là được. Mỗi mặt 1 phút nếu cho cùng 1 lần thì cuxg chỉ mất 2 phút hoy:))) Cứ như thế mà lảm
mỗi lần nướng đặt hai cái bánh
moi lan bac nuong phai nuong chi 1 cai banh
Các bạn giải giúp mình đầy đủ và dễ hiểu bài này nha!
Abc=11x(a+b+c)
Tìm abc!
Ai trả lời nhanh và chính xác nhất sẽ được like!
( Nhớ giải rõ ràng từng bước một nhé!)
100a+10b+c=11a+11b+11c
89a=b+10c
vi b+10c<100
=>89a<100
=>a=1
89=b+10c
89-b=10c
Vi 10c chia het cho 10
89 -b có chia hết cho 10
=> b=9
=>10c=80
=>c=8
=> abc=198