a) Lấy ba ví dụ về tập hợp và chỉ ra một số phần tử của chúng.
b) Với mỗi tập hợp \(\mathbb{N},\mathbb{Z},\mathbb{Q},\mathbb{R}\), hãy sử dụng kí hiệu \( \in \) và \( \notin \)để chỉ ra hai phần tử thuộc hai phần tử không thuộc tập hợp đó.
a) Lấy ba ví dụ về tập hợp và chỉ ra một số phần tử của chúng.
b) Với mỗi tập hợp \(\mathbb{N},\mathbb{Z},\mathbb{Q},\mathbb{R}\), hãy sử dụng kí hiệu \( \in \) và \( \notin \)để chỉ ra hai phần tử thuộc hai phần tử không thuộc tập hợp đó.
a) A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5, khi đó \(0 \in A,2 \in A,3 \in A.\)
B là tập hợp các nghiệm thực của phương trình \({x^2} - 3x + 2 = 0\), khi đó \(1 \in B,2 \in B.\)
C là tập hợp các thứ trong tuần, khi đó chủ nhật \( \in C,\) thứ năm \( \in C.\)
b)
\(\begin{array}{l}0 \in \mathbb{N},\;2 \in \mathbb{N}, - 5 \notin \mathbb{N},\;\frac{2}{3} \notin \mathbb{N}.\\0 \in \mathbb{Z},\; - 5 \in \mathbb{Z},\frac{2}{3} \notin \mathbb{Z},\sqrt 2 \; \notin \mathbb{Z}.\\0 \in \mathbb{Q},\;\frac{2}{3} \in \mathbb{Q},\sqrt 2 \notin \mathbb{Q},\;\pi \notin \mathbb{Q}.\\\frac{2}{3} \in \mathbb{R},\;\sqrt 2 \in \mathbb{R},e \notin \mathbb{R},\;\pi \notin \mathbb{R}.\end{array}\)
Chọn kí hiệu "∈", "∉" thích hợp cho ?:
a) - 3 ? \(\mathbb{Z}\);
b) 0 ? \(\mathbb{Z};\)
c) 4 ? \(\mathbb{Z};\)
d) - 2 ? \(\mathbb{N}.\)
a) -3 ∈ Z
b) 0 ∈ Z
c) 4 ∈ Z
d) -2 ∉ N
Điền kí hiệu \(\left(\in,\notin,\subset,\cap\right)\) thích hợp vào chỗ trống :
a) \(\dfrac{-3}{4}.....\mathbb{Z}\)
b) \(0.....\mathbb{N}\)
c) \(3,275.......\mathbb{N}\)
d) \(\mathbb{N}.......\mathbb{Z}=\mathbb{N}\)
e) \(\mathbb{N}.......\mathbb{Z}\)
a) \(-\dfrac{3}{4}\notin Z\)
b) \(0\in N\)
c) \(3,275\notin N\)
d) \(N\cap Z=N\)
e) \(N\subset Z\)
Gọi P là tập hợp các số nguyên tố
A là tập hợp các số chẵn
B là tập hợp các số lẻ
a) Tìm giao của các tập hợp : A và P, A và B
b) Dùng kí hiệu \(\subset\) để thể hiện quan hệ giữa các tập hợp \(\mathbb{P},\mathbb{N},\mathbb{N}^{\circledast}\)
c) Dùng kí hiệu \(\subset\) để thể hiện quan hệ giữa mỗi tập hợp A, B với mỗi tập hopwk \(\mathbb{N},\mathbb{N}^{\circledast}\)
a) \(A\cap P=\left\{2\right\}\) , \(A\cap B=\varnothing\)
b) \(P\subset N\) , \(P\subset N\)* , \(N\)* \(\subset N\)
c) \(A\subset N\) , \(B\subset N\) , \(B\subset N\)*
Dùng kí hiệu để viết mỗi tập hợp sau và biểu diễn mỗi tập hợp đó trên trục số:
a) \(A = \{ x \in \mathbb{R}| - 2 < x < - 1\} \)
b) \(B = \{ x \in \mathbb{R}| - 3 \le x \le 0\} \)
c) \(C = \{ x \in \mathbb{R}|x \le 1\} \)
d) \(D = \{ x \in \mathbb{R}|x > - 2\} \)
Tham khảo:
a) Tập hợp A là khoảng (-2;1) và được biểu diễn là:
b) Tập hợp B là đoạn [-3; 0] và được biểu diễn là:
c) Tập hợp B là nửa khoảng \(( - \infty ;1]\) và được biểu diễn là:
d) Tập hợp B là nửa khoảng \((-2; - \infty )\) và được biểu diễn là:
Cho tập hợp C = {-4; 0; 1; 2}. Các mệnh đề sau đúng hay sai?
a) C là tập con của \(\mathbb{Z}\)
b) C là tập con của \(\mathbb{N}\)
c) C là tập con của \(\mathbb{R}\)
a) Dễ thấy: \( - 4;{\rm{ }}0;{\rm{ }}1;{\rm{ }}2 \in \mathbb{Z}\)
Vậy C là tập con của \(\mathbb{Z}\), mệnh đề đúng.
b) Vì \( - 4 \notin \mathbb{N}\) nên C không là tập con của \(\mathbb{N}\)
Vậy mệnh đề sai.
c) Dễ thấy: \( - 4;{\rm{ }}0;{\rm{ }}1;{\rm{ }}2 \in \mathbb{R}\)
Vậy C là tập con của \(\mathbb{R}\), mệnh đề đúng.
Gọi \(\mathbb{R}\) là tập hợp các số thực, I là tập hợp các số vô tỉ. Khi đó \(I \subset \mathbb{R}\). Tìm tập hợp những số thực không phải là số vô tỉ.
Tập hợp các số thực không phải là số vô tỉ chính là tập hợp \(\mathbb{Q}\) các số hữu tỉ.
Dùng các kí hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng để viết các tập hợp sau đây:
a) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\; - 2\pi < x \le 2\pi } \right\}\)
b) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\;\left| x \right| \le \sqrt 3 } \right\}\)
c) \(\{ x \in \mathbb{R}|\;x < 0\} \)
d) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\;1 - 3x \le 0} \right\}\)
a) Nửa khoảng \(\left( {\left. { - 2\pi ;2\pi } \right]} \right.\)
b) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\;\left| x \right| \le \sqrt 3 } \right\} = \left\{ {x \in \mathbb{R}|\; - \sqrt 3 \le x \le \sqrt 3 } \right\}\)
Đoạn \(\left[ {\left. { - \sqrt 3 ;\sqrt 3 } \right]} \right.\)
c) Khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\)
d) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\;1 - 3x \le 0} \right\} = \left\{ {x \in \mathbb{R}|\;x \ge \frac{1}{3}} \right\}\)
Nửa khoảng \(\left. {\left[ {\frac{1}{3}; + \infty } \right.} \right)\)
Dùng các kí hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng để viết các tập hợp sau đây:
a) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\; - 2 < x < 3} \right\}\)
b) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\;1 \le x \le 10} \right\}\)
c) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\; - 5 < x \le \sqrt 3 } \right\}\)
d) \(\left\{ {x \in \mathbb{R}|\;\pi \le x < 4} \right\}\)
e) \(\{ x \in \mathbb{R}|\;x < \frac{1}{4}\} \)
g) \(\{ x \in \mathbb{R}|\;x \ge \frac{\pi }{2}\} \)
a) Khoảng \(\left( { - 2;3} \right)\)
b) Đoạn \(\left[ {1;10} \right]\)
c) Nửa khoảng \(\left( {\left. { - 5;\sqrt 3 } \right]} \right.\)
d) Nửa khoảng \(\left. {\left[ {\pi ;4} \right.} \right)\)
e) Khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{1}{4}} \right)\)
g) Nửa khoảng \(\left[ {\left. {\frac{\pi }{2}; + \infty } \right)} \right.\)
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) \(\forall x \in \mathbb{N},{x^3} > x\)
b) \(\exists x \in \mathbb{Z},x \notin \mathbb{N}\)
c) \(\forall x \in \mathbb{R},\) nếu \(x \in \mathbb{Z}\) thì \(x \in \mathbb{Q}\)
a) Mệnh đề “\(\forall x \in \mathbb{N},{x^3} > x\)” sai vì \(0 \in \mathbb{N}\) nhưng \({0^3} = 0.\)
b) Mệnh đề “\(\exists x \in \mathbb{Z},x \notin \mathbb{N}\)” đúng, chẳng hạn \( - 2 \in \mathbb{Z}, - 2 \notin \mathbb{N}.\)
c) Mệnh đề “\(\forall x \in \mathbb{R},\) nếu \(x \in \mathbb{Z}\) thì \(x \in \mathbb{Q}\)” đúng vì \(\mathbb{Z} \subset \mathbb{Q}.\)