Quá trình phân bào trong đó từ một tế bào phân chia thành hai tế bào giống nhau về bộ NST được gọi là:
A. phân bào giảm nhiễm B. chu kì tế bào
C. giảm phân D. nguyên phân
Quá trình phân bào trong đó từ một tế bào phân chia thành hai tế bào giống nhau về bộ NST được gọi là:
A. phân bào giảm nhiễm B. chu kì tế bào
C. giảm phân D. nguyên phân
Phân bào giảm nhiễm (GP) từ 1 TB tạo 4TB con bộ NST giảm đi 1 nửa
Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm): Từ 1 tế bào tạo ra 2 tế bào giống nhau về bộ NST và giống tế bào mẹ ban đầu
=> Chọn D
- Hãy quan sát hình 16.1 và trả lời các câu hỏi :
+ Chu kì tế bào là gì ? Chu kì té bào gồm các pha (giai đoạn) nào ?
+ So sánh số lượng bộ NST của tế bào trước và sau pha M. Ở pha S của kì trung gian, nhờ quá trình nào mà NST đơn trở thành NST kép ?
Chu kỳ tế bào, hay chu kỳ phân bào, là một vòng tuần hoàn các sự kiện xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó bộ máy di truyền và các thành phần của tế bào được nhân đôi và sau đó tế bào phân chia làm hai tế bào con.
- Chu kỳ tế bào gồm:
+ Kỳ trung gian.
+ Nguyên phân gồm : Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
+ Bộ NST của loài trước pha M trước quá trình phân chia: bộ NST của loài ở kì trung gian
+ Từ pha S của kì trung gian NST tiến hành nhân đôi tạo thành NST kép và tồn tại đến kì đầu, kì giữa và kì sau của pha M (pha phân chia)
+ Nhờ quá trình nhân đôi của ADN dẫn tới nhân đôi NST mà ở pha S NST từ trạng thái đơn thành trạng thái kép
Một hợp tử nguyên phân với tốc độ duy trì ko đổi qua các lần . Mỗi chu kì nguyên phân kéo dài 32 phút thời gian của giai đoạn chuẩn bị ( kì trung gian ) bằng thời gian phân bào chính thức , các kì phân bào chính thức có thời gian bằng nhau .
a) Xác định thời gian của mỗi kì trong một chu kì nguyên phân ?
b) sau khi hợp tử trải qua 1 giờ 54 phút của quá trình nguyên phân thì hợp tử đó ở lân nguyên phân thứ mấy , thuộc kì nào ?
a. Thời gian của kì trung gian = thời gian của các kì trong NP = 32/2= 16 phút
Giai đoạn phân bào chính thức có 4 kỳ mà theo đề bài thời gian của các kì phân bào chính thức bằng nhau => thời gian mỗi kì là 16/4= 4 phút
b. Đổi 1 giờ 54 phút= 114 phút
Mỗi chu kì NP 32 phút
Ta có 114/32= 3 dư 18 phút
Vậy hợp tử đã qua 3 lần NP đang bước vào lần NP thứ 4. Kì trung gian chiếm 16 phút còn dư 2 phút nên hợp tử đang ở kì đầu của lần NP thứ 4
Câu 7: Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có đặc điểm như thế nào?
A. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền giống nhau.
B. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền khác nhau.
C. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào phức tạp hơn.
D. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào đơn giản hơn.
Câu 7: Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có đặc điểm như thế nào?
A. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền giống nhau.
B. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền khác nhau.
C. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào phức tạp hơn.
D. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào đơn giản hơn.
ở một loài động vật có 2n = 24 . Quan sát hai nhóm tb của loài bước vào quá trình giảm phân
Nhóm tế bào 1 mang 1200 NST kếp đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Nhóm Tb 2 mang 3840 NST đơn đang phân li đồng đều về hai cực chủa tế bào
a) các nhóm tế bào trên đang ở kì nào của quá trình giảm phân ? Vì sao ? Số tế bào của mỗi nhóm ?
b ) Khi kết thúc quá trình giảm phân có bao nhiêu giao tử đc hình thành nếu cơ thể trên là đực ?
c ) Nếu các giảo tử trên thụ trinh vs H = 40 % có bao nhiê hợp tử đc hình thành nếu trứng tham gia thụ tinh vs H = 20% thì cần bao trứng tham gia thụ tinh ?
a, -Xét nhóm TB 1: Vì thấy các NST kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo => nhóm tế bào đang ở kì giữa II của giảm phân
số TB của nhóm : 1200/12=100 tế bào
- Xét nhóm TB 2: Vì thấy có các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào => nhóm tế bào này đang ở kì sau II của giảm phân
số TB của nhóm: 3840/24=160 tế bào
b, khi nhóm TB 1 kết thúc giảm phân tạo ra số giao tử là: 100*4=400
khi nhóm TB 2 kết thúc giảm phân tạo ra số giao tử là: 160*4=640
c,- Xét nhóm TB 1: số hợp tử được hình thành là: 40*400/100=160 hợp tử
số trứng tham gia thụ tinh nếu H là 20%: 160/20*100=800 ( trứng)
- Xét nhóm TB 2: số hợp tử dc hình thành là: 40*640/100=256 hợp tử
số trứng tham gia thụ tinh nếu H là 20%: 256/20*100=1280 ( trứng)
a, - nhóm tế bào 1: vì các NST đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên các tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II
số tế bào của nhóm lúc này là:1200:(24:2)=100
- nhóm tế bào 2:vì các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào nên các tế bào đang ở kì sau của giảm phân II
số tế bào của nhóm lúc này :3840:24= 160
b,khi kết thúc nhóm giảm phân , số tinh trùng tạo ra từ :
- nhóm tế bào 1: 100.2=200( tinh trùng)
- nhóm tế bào 2: 160.2=320( tinh trùng)
c,số hợp tử đc tạo ra = số trứng đc thụ tinh= số tinh trùng đc thụ tinh=(320+200).40%=208
vậy số trứng tham gia thụ tinh:208:20%=1040 (trứng)
Có 1 tế bào mầm nguyên phân trong 42 phút tao ra được tổng 8 tế bào con trong mỗi lần nguyên phân kì trung gian có thời gian gấp 3 lần so với mỗi kì còn lại , tốc độ nguyên phân tế bào luôn không đổi .
a) Xác định thời gian của mỗi kì trong mỗi lần nguyên phân ?
b) Nếu tế bào trên nguyên phân 90 phút thì tế bào đó đang ở kì nào của quá trình phân bào ?
MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ !!!
Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào ( x ϵ N*), theo đề, ta có :
2x= 8=>x=3
Vậy, tế bào nguyên phân 3 lần.
Thời gian của mỗi lần nguyên phân :
42/3 =14 (phút)
Tổng số phần bằng nhau :
3+1+1+1+1=7(phần)
Thời gian của kì trung gian trong mỗi lần nguyên phân :
14/7. 3 = 6 (phút)
Thời gian của mỗi kì đầu, giữa, sau, cuối trong mỗi lần nguyên phân :
14/7. 1 = 2 (phút)
b) Sau 90 phút, tế bào nguyên phân được số lần :
90 : 14 ∼ 6 (lần)
Số phút còn dư lại :
90 - 14.6 = 6 (phút)
Vậy , tế bào đang ở phút thứ 6 của lần nguyên phân thứ 7 <=> tế bào đang ở cuối kì trung gian của quá trình nguyên phân.
trong tế bào của ruồi giấm có 2n=8 nst. Tính số nst của tế bào khi đang ở kì giữa của nguyên phân ,kì sau giảm phân 1,giảm phân 2
- Kì giữa NP: $2n=8(NST$ $kép)$
- Kì sau GP1: $2n=8(NST$ $kép)$
- Kì sau GP2: $2n=8(NST$ $đơn)$
quá trình phân bào diễn ra như thế nào ? sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa gì với thực vật ?
_ Tế bào con lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia tạo thành 2 tế bào con. Đó là sự phân bào
_ Quá trình phân bào đầu tiên hình thành 2 nhân, tách xa nhau, không bào chia nhỏ, sau đó chất tế bào phân chia, xuất hiện vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
_ Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia
_ Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển
Hãy quan sát hình 16.2 và cho biết mức độ đóng xoắn của NST qua các giai đoạn của chu kì tế bào bằng cách điền vào chỗ chấm trong câu dưới đây các cụm từ phù hợp : duỗi xoắn trở lại, hình thái, kì đầu, kì cuối, cấu trúc, đóng xoắn, kì sau, duỗi xoắn, đóng xoắn, kì giữa.
"NST trải qua quá trình biến đổi về ......(1).... và .....(2)... thông qua sự thay đổi mức độ ...(3)... của chất nhiễm sắc. Ở kì trung gian, NST ....(4).... tối đa, sau đó mức độ ....(5).... tăng dần từ ....(6).... đến ....(7)..... của nguyên phân. Từ ....(8)...... đến ......(9)....., NST dần .....(10)....."
NST trải qua quá trình biến đổi về hình thái và cấu trúc thông qua sự thay đổi mức độ đóng xoắn của chất nhiễm sắc. Ở kì trung gian, NST duỗi xoắn tối đa, sau đó mức độ đóng xoắn tăng dần từ kì đầu đến kì giữa của nguyên phân. Từ kì sau đến kì cuối NST dãn xoắn trở lại.
Trong quá trình nguyên phân, NST kép được hình thành ở giai đoạn nào ?
A. Kì trung gian.
B. Đầu kì đầu.
C. Giữa kì đầu.
D. Đầu kì giữa.
Trong Nguyên Phân NST được hình thành trong giai đoạn A. Kì trung gian khi ADN được tháo xoắn, duỗi thẳng để nhân đôi từ đó để nhân đôi NST trở thành NST bước vào Nguyên Phân
Trong quá trình nguyên phân, NST kép được hình thành ở giai đoạn nào ?
A. Kì trung gian.
B. Đầu kì đầu.
C. Giữa kì đầu.
D. Đầu kì giữa.
- Kì trung gian: NST duỗi xoắn thành sợi mảnh, dài và nhân đôi thành NST kép-