1 . Nội dung , qui luật phân li độc lập
2 cach phép lai phân tích va ý nghĩa quy luật phân li?giup voi
1 . Nội dung , qui luật phân li độc lập
2 cach phép lai phân tích va ý nghĩa quy luật phân li?giup voi
1. Nội dung quy luật phân li độc lập:
Các cặp nhân tố di truyền (căp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
2. Phép lai phân tích là phép lai giữa các thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả cảu phép lai là phân tính thì các thể đó có kiểu gen dị hợp.
- Ý nghĩa của quy luật phân li:
+) Với tiến hóa: Góp phần giải thích nguồn gốc, sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên
+) Với chọn giống: ĐLPL là cơ sở khoa học và phương pháp tạo ưu thế lai cho đời con lai F1. Các gen trội thường là gen tốt, trong chọn giống cần tập trung các gen trội quý vào cùng 1 cơ thể để tạo giống mới có giá trị kinh tế cao.
1. 1 ADN có số cặp A-T=2/3 số cặp G-X. Tổng số liên kết photpho dieste giữa đường và axit photphoric là 4798. Tính khối lượng và số liên kết hidro của gen.
2. Số liên kết hóa trị trên 1 mạch của gen là 1679, hiệu số giữa nu loại A và 1 loại nu khác là 20%. Tính số liên kết hidro và khối lượng 1 mạch đơn của gen
1.1Ta có:
Tổng số nu của gen là:N=4798+2=4800nu
suy ra: Khối lượng của gen là:
M=4800×300=1440000(dvC)
Mặt khác:2A+2G=4800 Mà\(\dfrac{A-T}{G-X}=\dfrac{2}{3}\Leftrightarrow A=\dfrac{2}{3}G\)(do A=T ; G=X) suy ra:\(2\times\dfrac{2}{3}G+2G=4800\) suy ra:G=1440nu
Vậy số liên kết hiđro của gen là: 4800+1440=6240LK
1.2 Ta có:
2N-2=3358 suy ra N=1680nu lại có:\(\left\{{}\begin{matrix}A-G=20\%\\A+G=50\%\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}A=T=35\%=588nu\\G=X=15\%=252nu\end{matrix}\right.\)Vậy số liên kết H của gen là: H=1680+252=1932Lk Số nu của một mạch là:840 nu suy ra: khối lượng của một mạch đơn là: 840×300=252000(dvC)
Một gen tự nhân đôi một số lần người ta thấy có 14 mạch mới đc tạo ra mạc mới thứ nhất của gen có A1=G1= 550, T1=X1= 150
a) Xác định số lần ge tự nhân đôi ?
b) Số Nu mỗi loại mà mt cung cấp cho quá trình tự nhân đôi của ADN ?
a. Gen sau khi nhân đôi có tổng 14+2 =16 mạch đơn → 8 gen → gen nhân đôi 3 lần.
b. A1=G1 , T1=X1 Điêu ***** cả chấy -_-
Bạn nên xem lại đề bài.
Trên từng mạch đơn, số nu từng loại không bằng nhau. Chỉ có: A1 = T2; G1 = X2; X1 = G2 và T1 = A2
1 đoạn phân tử ADN có 2gen, gen thứ nhất dài 0,306 micromet ,trên mạch thứ nhất của gen này có A=2T=3G=4X ; gen thứ hai có chiều dài là 0,51 micromet và có 4050 liên kết hiđro trên mạch thứ hai của gen này có A=20% và X=2A
a) tính số lượng từng loại Nu trên từng mạch đơn của mỗi gen
b) tính số lượng Nu từng loại và số liên kết hiđro của đoạn ADN nói trên
Hướng dẫn:
Tổng số nu của phân tử ADN là = 0.306*104/3.4*2 = 1800 nu
N1= 1800/2= 900 nu
Lại có A1=2T1 = 3G1 = 4X1
=> A1+ A1/2+A1/3+A1/4 = 900
=> A1 = 432 = T2
=> T1 = 216 = A2
=> G1 = 144 = X2
=> X1 = 108 = G2
A= T= A1+A2 = T1+T2 = 432+216 = 648 nu
G= X = G1+G2=X1+X2 = 108+144 = 252 nu
Hgen1 = 648*2+252*3= 2052 H
Xét gen 2:
Số nu trên gen 2 là: 0.51*104 *2/3.4= 3000
N2 = 3000/2= 1500 nu
A2= 1500*20%=300 nu = T1
X2=2A2 = 600 nu = G1
G2+T2 = 1500 –(300+600) = 600 nu (1)
Gen 2 có 4050 liên kết H => (A2+T2)*2 + (X2+G2)*3= 4050
=>2T2+3G2 = 1650 (2)
Giải hệ gồm 2 PT (1), (2) ta được
G2 = 350 =X1
T2 = 250 = A1
A= T= A1+A2 = T1+T2 = 300+250 = 550 (nu)
G= X = G1+G2=X1+X2 = 600+350 = 950 (nu)
ở 1 loài thực vật , cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và trội hoàn toàn . ở phép lai AaBbDdee × AabbDDEE. hãy xác định
a. tỉ lệ kiểu gen ở đời con
b. tỉ lệ kiểu hình ở đời con
c. ở đời con , loại kiểu hình A-B-D-E chiếm tỉ lệ bao nhiêu
d. ở đời con , loại kiểu gen aabbDdEe chiếm tir lệ bao nhiêu
a, ở phép lai AaBbDdee × AabbDDEE
co the viet thanh =(Aa × Aa)(Bb × bb)(Dd×DD)(ee× EE)
O cap laiAa × Aa doi con co 3 loai kieu gen voi ti le la 1AA:2Aa:1aa
tuong tu o cac phep lai con lai
=> tỉ lệ kiểu gen ở đời con= tích tỉ lệ kiểu gen của mỗi cặp gen
= (1:2:1)(1:1)(1:1)1=1:1:2:2:1:1:1:1:2:2:1:1
TƯƠNG TỰ Ở CÂU B, tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ kiểu hình của mỗi cặp gen
Bài 1: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do một gen qui định.
1, Giao phấn giữa hai cây P thu được F1 có 65 cây quả tròn, 133 cây quả dẹt và 67 cây quả dài.
a, Có thể kết luận gì về đặc điểm di truyền của tính trạng hình dạng của quả nói trên?
b, Xác định KG, KH của cặp P nói trên?
2, Ở một phép lai khác, người ta thu được 50% số cây F1 có quả dẹt và còn lại là một KH khác. Giari thích để xác định công thức lai có thể có ở P?
Bài 2: Ở một loài thực vật, gen trội bình thường qui định lá màu xanh. Đột biến làm xuất hiện alen lặn quy định lá màu vàng. Màu lá do một gen chi phối và những cây có lá màu vàng bị chết ngay sau khi nảy mầm.
1, Cho P là thể dị hợp tự thụ phấn thu được 411 cây F1 sống sót sau khi chúng nảy mầm. Xác định số lượng cây của mỗi KG thu được ở F1.
2, Cho các cây P là thể dị hợp lai phân tích. Trong tổng số hạt thu được từ F1, người ta mang gieo nhận thấy đã có 234 hạt sau khi nảy mầm bị chết. Xác định số hạt đã thu được từ F1 nói trên?
A Bài 1: 1.a) Ta có: quả tròn:quả dẹt:quả dài = 1:2:1 => Tính trạng đi truyền theoquyluậtphân li và trội không hoàn toàn.
Quy ước: A-quả tròn, Aa-quả dẹt, a-quả dài b) ta có: tỉ lệ KG ở F1 là 1:2:1 nên P dị hợp 1 cặp gen => KG của P là Aa x Aa.
(Quả dẹt x quả dẹt)
2. Ở phép lại khác, theo đề bài, ta có: quả dẹt:KH khác = 1:1 => đây là kết quả của phép lai cơ thể dị hợp với cơ thể đồng hợp (trội hoặc lặn) => Các phép lai có thể có ở P: TH1: Aa x aa (quả dẹt x quả dài) TH2: Aa x AA (quả dẹt x quả tròn) Bài 2: 1. Quy ước: A-lá xanh , a-lá vàng P có kiểu gen dị hợp tự thụ phấn, sơ đồ lai là: P. Aa x Aa.
Gp. A,a. A,a
F1 1AA : 2Aaa : 1aa
(3 lá xanh : 1 lá vàng)
Theo sơ đồ lại trên, ta có:
Số cây mang KG AA = 1/3.411= 137 ( cây )
Số cây mang KG Aa = 411-137= 274 (cây)
Số cây mang KG aa = số cây mang KG AA = 137 (cây)
2. Phép lai phân tích: P. Aa x aa. Gp. A,a. a. F1. 1Aa : 1aa
Tổng số hạt ở F1= 234.2= 468 (hạt)
Bài 1: Di truyền phân ly, trội lặn ko hoàn toàn.
P: Aa (quả dẹt).
=> Nếu thu được 50% dẹt và 50% tròn thì P: AA (tròn) x Aa (dẹt).
Nếu thu được 50% dẹt và 50% dài thì P: Aa (dẹt) x aa (dài)
Bài 2:
1. Aa x Aa ---> 1AA: 2Aa: 1aa => do aa chết nên F1 có 1AA và 2Aa
=> tỷ lệ AA = 1/3, Aa = 2/3
2. Vớ vẩn
Bai 1: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n =6
1. Xét 1 tế bào ở vùng sinh sản, trải qua quá trình phân bào liên tiếp 10 lần sinh ra 1 số tế bào con. Một nửa tế bào con phát triển thành tinh nguyên bào đều trải qua quá trình giảm phân. Xác định:
a, Số giao tử được hình thành?
b. Số NST chứa trong các tinh trùng?
2. Có bao nhiêu NST cần được môi trường cung cấp cho các tế bào trải qua giảm phân?
3. Số thoi phân bào xuất hiện khi nguyên phân và số thoi phân bào bị phân hủy khi giảm phân?
1a. Số giao tử hình thành = 210 : 2 x 4 = 2048.
1b. Số nst trong tinh trùng = 2048 x 3 = 6144.
2. Số NST cần cung cấp cho các tb giảm phân = 1024/2 x 6 = 3072.
3. Số thoi phân bào xuất hiện trong nguyên phân = 210 - 1 = 1023.
Số thoi phân bào bị hủy trong giảm phân = 1024/2 x 3 = 1536
Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả do 1 gen quy định, người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu thu đc F1 đồng loạt có quả tròn.
a,từ kết quả trên ta có thể kết luận được điều gì.cho biết biết kết quả của F2?
b,dựa vào kiểu hình cây quả tròn đời F2 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao?hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng?
Bạn tham khảo bài này nhé: Câu hỏi của Vee Trần - Sinh học lớp 9 | Học trực tuyến
Bài 1: Ở một loài côn trùng, hình dạng cánh do một gen nằm trên NST thường qui định, cánh chẻ là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh nguyên. Trong loài, các trứng mang KG đồng hợp trội không nở được và bị thoái hóa. Giao phối giữa hai cá thể đều cánh chẻ. Sau đó, cá thể cái đẻ được 7500 trứng. Cho rằng trứng phát triển bình thường và các ấu trùng nở ra có tỉ lệ sống sót 100%. Xác định số lượng cá thể thu được ở thế hệ lai F1?
Bài 2: Cho một cây P giao phấn lần lượt với 3 cây khác nhau thu được các kết quả sau:
- Với cây thứ nhất: thu được F1 có 6,25% cây thấp, quả vàng
- Với cây thứ hai: thu được F1 có 75% cây thân cao, quả đỏ và 25% cây thân cao, quả vàng
- Với cây thứ ba: thu được F1 có 75% cây thân cao, quả đỏ và 25% cây thân thấp, quả đỏ
Cho biết mỗi gen nằm trên 1 NST và qui định một tính trạng. Xác định:
1. KG và KH của P và cây thứ nhất.
2. Tỉ lệ KG được tạo ra từ phép lai giữa P và cây thứ hai.
3. Tỉ lệ KG được tạo ra từ phép lai giữa P với cây thứ ba.
E cảm ơn!
Bài 1: vì các trứng mang KG đồng hợp trội ko nở được nên 2 cá thể lai mang kiểu gen dị hợp Quy ước: A-cánh chẻ ; a-cánh nguyên, cánh chẻ trội hoàn toàn so với cánh nguyên. KG của P là Aa x Aa. Ta có sơ đồ lai sau: P Aa x Aa
Gp. A , a. A , a. F1. 1AA : 2Aa : 1aa. Cá thể cái đẻ được 7500 trứng, số trứng mang KG AA, Aa, aa lần lượt là: Kiểu gen AA: 7500:4 = 1875 (trứng). Kiểu gen Aa: 7500:2 = 3750 (trứng). Kiểu gen aa: 7500:4 = 1875 (trứng). Nhưng vì số trứng mang KG AA đều bị thoái hoá nên cá thể mang KG này ko tồn tại, do đó số lượng cá thể thu được ở F1 là: 3750+1875=5625 (cá thể). Bài 2: - Ở phép lai cây P với cây thứ nhất thì số cây thấp, quả vàng chiếm 6,25%=1/16 —> Thế hệ bố mẹ dị hợp 2 cặp gen, tính trạng cây thấp, quả vàng là tính trạng lặn so với cây cao, quả đỏ. Quy ước: A- cây cao ; a- cây thấp ; B- quả đỏ ; b- quả vàng. Ta có sơ đồ lai: P. AaBb. x. AaBb. Vậy cây P và cây thứ nhất có kiểu gen là AaBb và đều là cây thân cao, quả đỏ. - Ở phép lai với cây thứ 2, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 3A-B- : 1A-bb —> KG của cây thứ 2 là AABb ( vì cây P mang KG là AaBb). Ta có sơ đồ lai: P. AaBb. x. AABb Gp. AB,Ab,aB,ab. Ab , AB F1: 1AABB: 2AABb: 1AaBB: 2AaBb: 1AAbb: 1Aabb. (75% cây cao, quả đỏ : 25% cây cao, quả vàng) Vậy tỉ lệ KG ở F1 là 1:2:1:2:1:1 - Ở phép lai với cây thứ ba thu được F1 với tỉ lệ KH là 3A-B- : 1aaB- —>KG của cây thứ ba là AaBB (ngược lại như ở trên).Ta có sơ đồ lai: P. AaBb. x. AaBB. Gp. AB, Ab, aB, ab AB, aB F1 1AABB: 1AABb: 2AaBB: 2AaBb: 1aaBB: 1aaBb (75% cây cao, quả đỏ : 25% cây thấp, quả đỏ) Vậy tỉ lệ KG ở F1 là 1:1:2:2:1:1
mấy anh chị j ơi giúp em bài đầu tiên thôi cx đc
Mạch đơn thứ nhất của gen có 240 Timin, Hiệu số giữa Guanin với Adenin bằng 10% số nucleoti của mạch. Ở mạch 2, hiệu số giữa Adenin với Xitozin bằng 10% và hiệu số giữa Xitozin với Guanin bằng 20% số nucleoti của mạch. Khi gen đó tổng hợp phân tử mARN thì môi trường nội bào đã cung cấp 360 Uraxin.
a. Tính tỉ lệ phần trăm và số lượng tường loại nucleotit của gen và của từng mạch đơn của gen.
b. Tính khối lượng phân tử của gen, số liên kết hidro nối giữa hai mạch của gen. Biết khối lượng nucleotit bằng 300 dvc
c. tính chiều dài của phân tử mARN, tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại ribonucleotit của nó.
(đề thi học sinh giỏi sinh học cấp tỉnh lớp 9 năm 2011 - 2012 - tỉnh Bình Định)
a) tỉ lệ và số lượng từng loại nuclêôtit của gen và của từng mạch đơn
- tỉ lệ % từng loại nuclêôtit mỗi mạch
G1 = A1 = 10% => X2 – T2 = 10% => T2 = X2 – 10% (1)
A2 – X2 = 10% => A2 = 10% + X2 (2)
X2 – G2 = 20% => G2 = X2 – 20% (3)
từ (1) (2) (3) => (X2 – 10%) + ( 10% + X2) + (X2 – 20%) + X2 = 100%
X2 = 30%
Suy ra G1 = X2 = 30%; X1 = G2 = 10%
A1 = T2 = 20%; T1 = A2 = 40%
- Số lượng tưng loại nuclêôtit mỗi mạch
240
T1 = A2 = 240; A1 = T2 = —— . 20% = 120Nu
40%
240 240
G1 = X2 = —— . 30% = 180; G2 = X1 = —— . 10% = 60Nu
40% 40%
- Tỉ lệ và số lượng từng loại nuclêôtit tương ứng của cả gen:
%A1 + %A2 20% + 40%
A = T = —————— = —————— = 30%
2 2
A =T = A1 + A2 = 120 + 240 = 360
%G1 + %G2 30% + 10%
G = X = —————— = —————— = 20%
2 2
G =X = G1 + G2 = 180 + 60 = 240
c) Chiều dài, tỉ lệ % và số lượng từng loại ribônuclêôtit của mARN
- Chiều dài của mARN
N
l = L = — . 3,4Ǻ = (210 + 240 + 180 + 60) . 3,4 = 2040 Ǻ
2
- k số phân tử mARN (nguyên, dương)
- U của mARN tổng hợp từ A gốc của gen => ∑rU = k . A gốc
360
- Nếu mạch 2 là mạch gốc : k = —— = 1,5 ( loại)
260
360
Vậy mạch 1 là mạch gốc với số lần sao mã k = —— = 3
120
- Tỉ lệ % và số lượng ribônuclêôtit từng loại của mARN
240 120
rA = T1¬ = 240 => —— = 40%; rU = A1 = 120 => —— = 20%
600 600
60 180
rG = X1 = 60% => —— = 10%; rG = G1 = 180 => —— = 30%
600 600