So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
so sánh sự giống và khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc
hình thức xuất khẩu tư bản của Pháp và Anh khác nhau như thế nào?Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa cho vay lãi
vì : thực dân Pháp bóc lột thuộc địa bằng hình thức:lấy lao động tay chân làm chính,ít đầu tư thuộc địa,chủ yếu cướp tài nguyên ở thuộc địa,rồi đầu tư tài chính cho vay lãi ở các nước đế quốc chậm phát triển.
So sánh sự giống và khác nhau giữa Anh,Pháp với Đức Mỹ về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20
Anh:
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh được đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lược thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc địa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " M Trời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân
* Pháp:
-Quá trình tập trung công nghiệp và TB dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong các lĩnh vực về công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, thương mại đem lại những thành tựu mới cho Pháp.
-Sự chi phối của các công ty độc quyền đối với KT của đất nc đồng thời vc tập trung TB trong ngân hàng đạt mức đọ cao
- Xuất cảng TB ở Pháp đứng thứ 2 thế giới, TB Pháp ko sử dụng vốn để phát triển công nghiệp trong nc chủ yếu cho nc ngoài vay với lãi suất nặng. Do đó, Pháp trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới lúc bấy h. Vì thế lê nin nhân định Pháp là chủ nghĩa cho vay nặng lãi.
- Pháp ráo riết chạy đua vũ trang, tiến hành xlc thuộc địa ở hầu hét châu Phi, châu Á.
* Đức:
- Cuối thế kỉ XIX, nền KT TBCN ở Đức phát triển nhanh chóng nên quá trình tập trung TB vào sản xuất diễn ra nhanh chóng với sự ra đời của các công ti độc quyền dưới những hình thức cacten và xanh đi ca
-Đức đẩy mạnh quá trình chuẩn bị chiến tranh xâm lc trên toàn TG nhằm cạnh tranh với Anh, Pháp. Vì vậy Đức đã công khai dùng vũ lực để chia lại TG. Chúng đầu tư ngân hàng vào các ngành công nghiệp quân sự và chuẩn bị các kế hoạch đánh bại A, P, Nga, mở rộng lãnh thổ
* Mĩ
-Tốc độ phát triển của Mĩ cuối TK XIX tăng nhanh vượt bậc từ 1 nc nông nghiệp phụ thuộc vào châu Âu trở thành 1 cường quốc nông nghiệp, công nghiệp đứng đầu TG. Vì vậy quá trình tập trung TB ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ dưới những hình thức tơ rớt
- Sự tập trung TB lớn đã chi phối toàn bộ đời sống KT, Ct, XH của Mĩ.
- Đầu TK XX, Mĩ thực hiện bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam và Trung Nam Mĩ. Đồng thời sang phương Tây chiếm 1 số đảo ở TBD làm bàn đạp tấn công châu Á. Để thực hiện chính sách này Mĩ áp dụng " cái gậy lớn và đồng đô la Mĩ"
-Mĩ ko lập chế độ thuộc địa theo khuôn mẫu mà lập chế độ thuộc địa kiểu mới.
vào web https://h.vn/ly-thuyet/bai-6-cac-nuoc-anh-pha-duc-mi-cuoi-the-ki-xix-dau-the-ki-xx.1502/ nha
đây là lịch sử ko phải văn
Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Nửa cuối thế kỷ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Tuy nhiên, do hoàn cảnh, đặc điểm của các nước đế quốc là không giống nhau, nên mỗi nước có một đặc điểm riêng biệt khác nhau. Trong đó,……………………….là đế quốc thực dân. ……………………..là đế quốc cho vay lãi. ………………………..là đế quốc quân phiệt hiếu chiến. ………………………… là xứ sở của những ông vua công nghiệp với những Tơ-rớt khổng lồ.
chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm.
A. Anh, Đức, Mỹ, Pháp.
B. Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
C. Đức, Anh, Pháp, Mỹ.
D. Mỹ, Anh, Pháp Đức.
Sự khác nhau giữa "Tư bản chủ nghĩa" và "Chủ nghĩa tư bản" giúp mình với ạ.
Tìm điểm giống nhau về chủ nghĩa tư bản ở Anh và chủ nghĩa tư bản Hà Lan
Mối quan hệ giữa chủ nghĩa đế quốc TBCN và chủ nghĩa tư bản giai đoạn độc quyền thống trị.
Bạn có thể tham khảo ở nguồn này.
Vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa các đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” của V.I.Lênin | TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẾN TRE (truongchinhtribentre.edu.vn)
Dựa vào hình 9.1, tư liệu 9.2 và thông tin trong bài, em hãy nêu các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ. Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm nào?
Tham khảo
- Các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ:
+ Xuất hiện các công ty độc quyền, dưới những hình thức khác nhau, như: các-ten; xanh-đi-ca; tơ-rớt,… các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị ở các nước.
+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.
+ Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, dưới các hình thức như: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,...
+ Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.
- Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
So sánh Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc.
Nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Các nước tư bản phát triển, như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản là những nước đi đầu trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đi đầu trong các lĩnh vực điện tử, tin học, thông tin, viễn thông, phát triển Internet, trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học... làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chất lượng, hiệu quả của những ngành kinh tế truyền thống và tạo nên nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều sản phẩm mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng, mức cạnh tranh cao.