So sánh và nhận xét về kinh tế chính trị đối ngoại của Anh Pháp Đức Mỹ
Hãy lập bảng so sánh (điểm giống và khác nhau) về kinh tế, chính sách đối ngoại nổi bật của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
| Đế quốc Anh | Đế quốc Pháp | Đế quốc Đức | Đế quốc Mĩ |
Kinh tế | Giống nhau | - Quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất đã dẫn đến sự ra đời của các công ty độc quyền. Các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở mỗi nước. - Tầng lớp tư bản tài chính ra đời trên cơ sở kết hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. - Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới những hình thức khác nhau. | ||
Khác nhau | - Đứng thứ 3 thế giới về sản xuất công nghiệp. | - Đứng thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. | - Đứng thứ 2 thế giới về sản xuất công nghiệp | - Dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. |
Đối ngoại | Đẩy mạnh xâm chiếm thị trường, thuộc địa trên thế giới. |
2. Điểm khác nhau về kinh tế giữa các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ ? Vì sao lại có sự khác biệt đó
Đối nội:
a) Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ có điểm gì giống và khác nhau ?
b) Chính sách đối ngoại : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ có điểm gì chung?
Nguyên nhân sự phát t kinh tế các nước Anh , Pháp , Đức , Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX .Sự phát t đó dẫn đén các nước mxxu thuẫn với nhau về vấn đề gì ? Mâu thuẫn đó được chi phối chính sách đối ngoại của các nước như thế nào ? Mong mn giúp cần gấp . Thanks trước :)
- Nguyên nhân sự phát triển kinh tế các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối TK XIX - đầu TK XX là: áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất.
- Mâu thuẫn: vấn đề thuộc địa => Chính sách đối ngoại: xâm lược mở rộng lãnh thổ => Chiến tranh thế giới thứ nhất.
so sánh về kinh tế, chính trị của các nước anh pháp mĩ đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mình đag cần gấp mai mình phải kiểm tra 1 tiết rồi
1. Anh:
* Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp ở Anh đứng ở vị trí thứ 3 thế giới, sau Mĩ và Đức do:
+ Anh tiến hành Cách mạng công nghiệp sớm ➝ máy móc, trang thiết bị trở nên cũ kĩ, lạc hậu
+ Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa chứ ko đổi mới công nghiệp trong nước
- Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn có thế mạnh ở các lĩnh vực: xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa
- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước, có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh
* Chính trị:
- Anh theo chế độ quân chủ lập hiến với 2 đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ
2. Pháp:
* Kinh tế:
- Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp đứng thứ 2 thế giới
- Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp tụt xuống vị trí thứ 4
- Nguyên nhân:
+ Sản xuất công nghiệp Pháp phát triển tương đối sớm
+ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ
- Tuy nhiên, 1 số ngành công nghiệp phát triển như: luyện kim, đường sắt, thương mại... và 1 số ngành công nghiệp mới ra đời như: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô...
- Đầu thế kỉ XX, các công ti đọc quyền ra đời trong lĩnh vực ngân hàng
* Chính trị:
- Sau cách mạng 4-9-1870, nền cộng hòa thứ 3 ở Pháp được thành lập
3. Đức:
* Kinh tế:
- Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ 4
- Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp vươn lên vị trí thứ 2, sau Mĩ do:
+ Thống nhất được thị trường dân tộc
+ Giành được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp - Phổ
+ Ứng dụng các thành tựu kinh tế vào sản xuất
- Cuối thế kỉ XIX, Đức hình thành các công ti độc quyền về lĩnh vực: luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức
* Chính trị:
- Đức theo thể chế liên bang nhưng vai trò quan trọng của quý tộc, địa chủ và tư sản
4. Mĩ:
* Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp Mĩ vươn lên vị trí thứ 1 thế giới do:
+ Tài nguyên phong phú
+ Thị trường trong nước ko ngừng mở rộng
+ Nguồn nhân lực khá dồi dào
+ Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất
+ Thu hút nguồn đầu tư của châu Âu
- Nông nghiệp rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn
- Cuối thế kỉ XIX, ở Mĩ hình thành các công ti độc quyền khổng lồ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, các ông vua công nghiệp như '' vua dầu mỏ '', '' vua thép '', '' vua ô tô ''...
* Chính trị:
- Mĩ theo thể chế liên bang với 2 Đảng là: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, đề cao vai trò của Tổng thống
So sánh kinh tế , chính trị của các nược các nước Anh , Pháp , Đức , Mĩ giữa 2 giai đoạn .
( TK XVI -> TK XIX và cuối thế kỉ XIX - đầu TK XX )
+) nước Anh.
- Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới.Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức; sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức. Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.Nguyên nhân của sự giảm sút :+ Máy móc xuất hiện sớm nên cũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.- Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độcquyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.( 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước.)- Nông nghiệp: khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.+) nước Pháp- Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại. tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh- Nguyên nhân:+ Kĩ thuật lạc hậu+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ , mất đất ,phải bồi thường chiến tranh+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.- Sự thâm nhập của phương thức: sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ, không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.- Đầu thế kỷ XX quá trình tập trung sản xuất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (chậm hơn các nước khác)Đặc điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp:- Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.- Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.- Đặc điểm: Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.So sánh những đặc trưng cơ bản của Trung Quốc phong kiến thời thời tần hán và thời đường (về kinh tế, chính trị, văn hóa ,đối ngoại)
a) Tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại
b) Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ
1. Anh:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
b) Về chính trị:
Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
c) Về đối ngoại:
Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
2. Pháp:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
c) Về chính trị, đối ngoại:
Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.
=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2
3. Đức:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.
- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.
=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
4. Mĩ:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).
- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như:
+ “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ.
+ “vua thép” Moóc-gan.
+ “vua ô tô” Pho,...
=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.
- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.
nhận xét về chính sách của Quang Trung về chính trị kinh tế văn hóa giáo dục quốc phòng ngoại giao?
Chính trị ( ngoại giao): mềm mỏng nhưng kiên quyết
Quốc phòng: thi hành chế độ quân dịch, gồm 3 thứ quân.=> phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ
Kinh tế: ban "Chiếu khuyến nông"; tha bỏ lực dịch, mở cửa buôn bán. = > Thúc đẩy kinh tế phát triển.
Văn hóa, giáo dục: ban "Chiếu lập học" và dùng chữ Nôm làm chữ chính thức. => Phát triển văn hóa dân tộc
tham khảo
* Về kinh tế:
– Nông nghiệp:
+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang ѵà nạn lưu vong.
=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.
– Thủ công nghiệp ѵà thương nghiệp:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.
=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, Ɩàm lợi cho sự tiêu dùng c̠ủa̠ dân.Nghề thủ công ѵà buôn bán được phục hồi dần.
* Về văn hóa, giáo dục:
– Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
– Dùng chữ Nôm Ɩàm chữ viết chính thức c̠ủa̠ nhà nước.
– Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, Ɩàm tài liệu học tập.
=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc ѵào văn tự nước ngoài.Chính sách ngoại giao:
Tham khảo
a. Chính sách quốc phòng:
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ: phía Bắc, Lê Duy Chỉ vẫn lén lút hoạt động ở biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định.
- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch: ba suất đinh lấy một suất lính.
- Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính và hàng chục đại bác.
b. Chính sách ngoại giao:
- Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
- Phía Nam: Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn; quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16/9/1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.
Những chính sách này thể hiện tài năng và mưu lược của vua Quang Trung
Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Mỹ.
Tham khảo
- Về kinh tế:
+ Trong 30 năm (1865 - 1894), sản lượng công nghiệp của Mỹ từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức) đã vươn lên vị trí số một thế giới.
+ Tổ chức độc quyền ở Mỹ phổ biến là các tơ-rớt. Các tơ-rớt như “vua dầu mỏ” Rốc-cơ-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho,... đã chi phối và lũng đoạn nước Mỹ.
- Về đối nội: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền ở Mĩ. Cả hai đảng này đều thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
- Về đối ngoại: tư bản Mỹ đang trên đà phát triển nên rất khao khát thị trường, thuộc địa.
+ Mỹ đã áp dụng Học thuyết Mơn-rô để tạo ảnh hưởng ở khu vực Mỹ La-tinh, gạt bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu ra khỏi khu vực này.
+ Mỹ cũng tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) và giành thắng lợi, chiếm được Phi-líp-pin và Cu-ba.
So sánh biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế giữa Đức và Mỹ có điểm gì giống và khác nhau
biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế Đức là :
Trong khi đó, nước Đức lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới, đó là việc thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Các nước này chủ trương phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giớ
Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng của Mỹ :
Mĩ tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.