Những câu hỏi liên quan
AH
Xem chi tiết
AH
16 tháng 1 2022 lúc 17:56

Cần gấp ạ

Bình luận (0)
NA
16 tháng 1 2022 lúc 17:59

Tham khảo:
 

Đoạn văn "Tức nước vỡ bờ" (trích tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) là những áng văn xuôi thể hiện rõ nhất hiện thực sinh động của xã hội phong kiến đương thời và số phận của những người nông dân cùng cực. Chị Dậu là một người cũng là đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh đó, xã hội thối nát, tàn ác và bất nhân đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng, khiến họ phải liều mạng chống lại để giành giật lại sự sống, miếng cơm, manh áo.

Gia đình chị Dậu, một gia đình "nhất nhì trong hạng cùng đinh", dù cho đã bán hết những thứ có thể bán, bán từ những củ khoai - đồ ăn thay cơm của gia đình, bán cả đàn chó mẹ chó con vừa mới đẻ, đến nỗi phải bán cả đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế nhưng chị Dậu vẫn phải chạy vạy ngược xuôi để có đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng và cả người chú đã chết lâu năm, sưu cho người sống đã nặng gánh nay còn phải sưu cho người đã chết. Không khí ngột ngạt của một làng quê nghèo trong những ngày sưu thuế thực khiến người ta không thở nổi, hoàn cảnh như anh chị Dậu đã đi đến bước đường cùng, không còn xoay sở được nữa, anh Dậu thì đang ốm cũng bị lôi đi đánh trói, còn chị Dậu chỉ biết kêu gào trong uất ức. Dù trong hoàn cảnh cùng quẫn ấy tình cảm vợ chồng vẫn luôn sát cánh bên nhau, chị Dậu rất mực thương yêu chồng, khi anh Dậu được trả từ đình về nhìn anh mà chị xót hết ruột gan, xin ít gạo nấu cháo rồi ngồi quạt cho cháo chóng nguội, rồi lại giục chồng ăn kẻo người ta lại đến thúc sưu chẳng có sức mà chịu. Chị Dậu chỉ lo cho chồng con còn bản thân chị chẳng màng đến, trong hoàn cảnh ấy chị hiểu rằng mình phải thay chồng gánh vác lo toan mọi việc, phải cáng náng đứng lên làm trụ cột trong gia đình, phải là chỗ dựa cho chồng cho con. Chẳng thế mà chị Dậu đã phải liên tục thay đổi tâm thế của mình khi nói chuyện với cai lệ và người nhà lí trưởng, chị phải làm mọi thứ để bảo vệ chồng và con chị. Khi bọn cai lệ tới nhà, thoạt đầu chị Dậu sợ hãi, run run, chỉ lo bọn nó lại đánh chồng chị, rồi chị hạ giọng van xin tha thiết "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !". Những lời van xin của chị Dậu không có tác dụng, chị còn bị đánh, thế nhưng khi chúng tới trói anh Dậu, chị đã quyết định không nhịn, không nhún nhường chúng nó nữa, chị đứng phắt dậy, không một chút run sợ chị liều mạng cự lại "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !", chị không chỉ nói suông, khi bọn cai lệ sấn vào anh Dậu chị liền thẳng tay xông vào túm cổ tên cai lệ, ấn dúi hắn ra cửa. Sức khỏe của người đàn bà lực điền như chị đã xô ngã chỏng quèo tên cai lệ nghiện ngập, đến người nhà lí trưởng cũng không làm gì được chị. Chẳng cần no cơm no cháo, sức mạnh của tình thương đã làm trỗi dậy sức mạnh tiềm tàng trong chị Dậu, dự quật cường của chị khiến cho bọn tay sai khiếp sợ, đến anh Dậu cũng lo lắng sợ phải tội. Nhưng chị Dậu đã xác định rõ "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được", quả thực là tức nước thì vỡ bờ, sức chịu đựng của con người là có giới hạn, sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm phẫn đã biến một chị Dậu hiền dịu, nhẫn nhục trở nên ngang tàng, chí khí và sức sống mạnh mẽ. Hành động quật cường dám chống lại của chị Dậu thể hiện sự bế tắc, cùng quẫn đến đường cùng của tất thảy những người nông dân nghèo trong xã hội bấy giờ. Chị chống lại cũng là để tự vệ, bảo vệ cho cuộc sống, tính mạng của chồng và cả những đứa con của chị, chính bọn quan tham, lí trưởng trong chế độ đó đã ép chị Dậu không thể nhịn nhục được thêm nữa.

Ngòi bút hiện thực sinh động của Ngô Tất Tố trong đoạn văn "Tức nước vỡ bờ" không chỉ vạch trần bộ mặt xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến đương thời mà còn làm nổi bật lên hình ảnh những người nông dân như chị Dậu, một người phụ nữ vừa có vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn lại vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MN
5 tháng 8 2021 lúc 21:43

Em tham khảo:

Trong đoạn trích, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Qua đây, có thể thấy rằng lòng yêu nước của ông là vô cùng sâu sắc

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
BS
28 tháng 12 2022 lúc 18:32

a) - Đoạn trích trên kể về việc tâm trạng, cảm xúc của Lão Hạc khi bán chó.
    - Qua đoạn trích trên, em thấy Lão Hạc là một người có tấm lòng nhân hậu.

b) Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít.
    ---> Mối quan hệ ý nghĩa: Đồng thời.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
H24
11 tháng 10 2021 lúc 22:28

Bạn tham khảo những ý này nha!

- Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dành nhiều công sức để miêu tả khá chi tiết và đặc sắc bằng thủ pháp ước lệ về tài sắc, tính tình của hai chị em. Trong khi đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói tóm tắt "hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú” thì Nguyễn Du miêu tả khái quát nhưng cũng rất hình ảnh về hai người:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

- Trong khi Thúy Vân ở đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ được nói khái quát "có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú", sau đó thêm một nét "tính điềm đạm", thì Thúy Vân của Nguyễn Du cụ thể hơn nhiều từ khuôn mặt, nét lông mày, nụ cười, giọng nói, nước tóc, làn da đầy sinh động:

 Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

- Trong KVK , Thúy Kiều chỉ khác cô em không nhiều lắm. Đó là "có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là món Hồ cầm". Nguyễn Du lại nhấn mạnh đến tính chất "sắc sảo, mặn mà" và nhà thơ không ngần ngại đánh giá Kiều hơn Vân cả về sắc, cả về tài:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn.

- ...

Bình luận (2)
VA
25 tháng 4 2022 lúc 10:04

THAM KHẢO

 

- Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dành nhiều công sức để miêu tả khá chi tiết và đặc sắc bằng thủ pháp ước lệ về tài sắc, tính tình của hai chị em. Trong khi đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói tóm tắt "hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú” thì Nguyễn Du miêu tả khái quát nhưng cũng rất hình ảnh về hai người:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

- Trong khi Thúy Vân ở đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ được nói khái quát "có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú", sau đó thêm một nét "tính điềm đạm", thì Thúy Vân của Nguyễn Du cụ thể hơn nhiều từ khuôn mặt, nét lông mày, nụ cười, giọng nói, nước tóc, làn da đầy sinh động:

 Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

- Trong KVK , Thúy Kiều chỉ khác cô em không nhiều lắm. Đó là "có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là món Hồ cầm". Nguyễn Du lại nhấn mạnh đến tính chất "sắc sảo, mặn mà" và nhà thơ không ngần ngại đánh giá Kiều hơn Vân cả về sắc, cả về tài:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn.

- ...

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
31 tháng 1 2017 lúc 9:37

Nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua “Số đỏ”:

- Là cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, tố cáo xã hội thượng lưu bịp bợm, giả dối, chạy theo đồng tiền

- Xã hội tri thức, bản chất đầy mâu thuẫn trào phúng thể hiện:

+ Nhan đề chứa tính hài hước

+ Một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa

+ Thủ phá đối lập làm nổi bật bản chất của nhân vật, xã hội

+ Giọng điệu miêu tả, mỉa mai, giễu nhại

+ Cách chơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo

→ Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén trong Hạnh phúc một tang gia, tác giả phê phán thói trưởng giả, sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết