Cảm nhận về nhân vật chị dậu khi chăm sóc chồng bằng đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn và một câu mở rộng thành phần ( gạch chân và chú thích)
Cảm nhận về nhân vật chị dậu khi chăm sóc chồng bằng đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn và một câu mở rộng thành phần ( gạch chân và chú thích)
Gợi một số ý:
- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" trích tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.
+ hoàn cảnh sáng tác, nhận định văn học về tình thương người,..
- Nội dung đoạn chị Dậu chăm sóc chồng: tường thuật lại những sự quan tâm, chăm sóc cần mẫn của chị Dậu đối với anh Dậu.
- Nguyên do anh Dậu cần được chăm sóc:
+ Bị bắt ép đóng thứ thuế vô lý cho người em đã mất 3 năm, mà điều đó là quá đỗi sức chịu đựng của người dân đen nghèo. Khi trước đã phải bán con, bán chó để trả thuế hiện tại.
=> Chế độ phong kiến thối nát chèn ép người dân đen đến cùng đường, không có tình thương đồng loại và nhân cách thì thối nát.
- Hành động của chị Dậu:
+ Gắng nấu cháo động viên anh Dậu - như một xác chết rũ rượi mỏi mệt cạn kiệt sức lực ăn có sức trốn chạy khỏi bọn cầm thú.
+ Lời nói: "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ suốt ruột".
+ Chờ xem chồng có ăn ngon miệng hay không.
=> Chị Dậu là người vợ yêu thương chồng con hết mực, người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, phẩm chất tốt đẹp.
- Khi có lính vào ý đánh anh Dậu, hà hiếp:
+ Chị vùng lên chống trả quyết liệt.
+ Khẳng định chân lý "Có áp bức có đấu tranh".
+ Chị Dậu không chịu được cảnh bị hà hiếp, đối xử bất công như thế mãi.
=> Hình ảnh điển hình của những người phụ nữ thời phong kiến, cốt cách đẹp đẽ, giàu tình thương, chăm chỉ làm lụng nhưng đều có số phận không xứng đáng. (Câu mở rộng thành phần)
- Tổng kết lại nhân vật chị Dậu.
Câu nghi vấn: Phải chăng hình ảnh người nông dân ta thật mạnh mẽ, thật đầy lòng danh dự?
Dựa vào văn bản "Tức nước vỡ bờ" Viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 150-200 chữ trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương
Em tham khảo nhé!
Tình yêu thương là một món quà đặc biệt mà thượng đế đã ban tặng cho con người. Khi ta biết động lòng trắc ẩn, biết cảm thông, sẻ chia,... đó là lúc trong trái tim ta đã có tình yêu thương. Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn. Nó giúp chúng ta biết sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Những người nhận được tình yêu thương sẽ có cơ hội vượt qua giai đoạn khó khăn, vững thêm niềm tin vào con người và cuộc sống. Một xã hội tốt đẹp, văn minh sẽ được dựng xây nếu tất cả chúng ta đều biết thương yêu nhau. Ý thức được điều đó, chúng ta hãy luôn rộng mở trái tim mình để trao yêu thương và nhận yêu thương.
Ptbđ của đoạn văn trên là gì
“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít (,) tỏ ra dáng bộ vui mừng (.) Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (.) Cái Tí (,) thằng Dần cũng vỗ tay reo (.) (-) A (!) Thầy đã về (!) Thầy đã về (.)... Mặc kệ chúng nó (,) anh chàng ốm yếu im lặng chịa gậy lên tấm phên cửa (,) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm (.) Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản (,) anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách (.) Ngoài đình (,) mõ đập chan chát (,) trống cái đánh thùng thùng (,) tù và thổi như ếch kêu (.) Chị Dậu ôm con ngồi bên phản (,) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi (:) (-) Thế nào (?) Thầy em có mệt lắm không (?) Sao chậm về thế (?) Trán đã nóng lênđây mà (!)”
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn văn có sử dụng câu ghép cuu tuii
Đóng vai chị Dậu kể lại gia cảnh nhà chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
Tham khảo ạ
Có những kỉ niệm, những câu chuyện tuy đã trôi xa nhưng chúng ta mãi không thể quên được. Câu chuyện của gia đình tôi năm bị bóc lột vì sưu thuế ngày xưa là một kí ức đáng buồn mà tôi không bao giờ quên.
Những ngày thu sưu thuế lại đến, nó còn tăm tối hơn ngày tận thế, ít nhất là đối với gia đình tôi. Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình tôi lại chẳng khá gì, mấy ngày nay vợ chồng tôi đang tấp bật chạy vạy ngược xuôi để kiếm cho đủ phần sưu thuế mà chồng tôi phải nộp. Nhưng kiếm đâu ra được khi nhà nhà ai cũng phải đóng một thứ sưu cao ngất ngưởng và hết sức vô lí. Hôm đó, chồng tôi bị bọn tay sai nhà lí trưởng bắt đi. Lòng tôi lo nơm nớp như lửa đốt. Vừa lo tiền sưu, vừa thương chồng và chắc mẩm kì này anh sẽ bị chúng đánh cho một trận “thừa sống thiếu chết”. Chao ôi, thử hỏi người vợ như tôi sao không khỏi đau đớn, xót xa? Tôi đã thử tìm mọi cách để có thể cứu chồng nhưng lực bất tòng tâm. Thôi thì đến bước đường này, tôi đành phải bán cái Tí vậy. Cái Tí mới lên bảy, là đứa con đầu lòng của vợ chồng tôi, nó rất ngoan, biết nghe lời bố mẹ và vô cùng hiểu chuyện. Tôi suy nghĩ rất lâu, ai mà không khỏi đau xót khi bán đứa con do mình dứt ruột đẻ ra và yêu thương, chăm sóc ngần ấy năm trời về làm người ở cho nhà Nghị Quế. Nhưng nếu tôi không bán con, chồng tôi sẽ bị bọn chúng đánh chết mất. Tôi không còn nghĩ được nhiều nữa, sau khi dặn dò cái Tí, tôi mang nó sang nhà Nghị Quế đổi lấy mấy đồng bạc về nộp sưu cho chồng. Những tưởng mọi thứ đã êm xuôi, nhưng không! Bọn chúng oái oăm đến mức bắt vợ chồng tôi nộp luôn phần sưu cho người em trai của chồng đã mất. Thật vô lí đến nhường nào! Giữa đình làng, tôi như suy sụp và gào lên khóc thảm thiết: khóc vì thương chồng bị đánh đập dã man, khóc vì thương đứa con nhỏ phải xa vòng tay của mình để làm kẻ ở cho nhà người khác và khóc vì những bất công của xã hội mà vợ chồng tôi đang phải gánh chịu.
Đêm hôm đó, bọn chúng trả chồng tôi về nhà. Tôi cố gắng gọi mãi, lay mãi nhưng anh không dậy. Tôi lo lắng, cuống quýt không biết phải làm gì. Trong giây phút ấy, trong lòng tôi dậy lên những suy nghĩ tiêu cực, tôi sợ chồng tôi đã ra đi, hai hàng nước mắt cứ thế lăn dài trên má. Bà con làng xóm nghe tiếng khóc bèn chạy đến ra sức giúp tôi chăm sóc nên chồng tôi cuối cùng cũng tỉnh dậy. Tôi vui mừng khôn xiết và dường như quên hết đi cái sự đời khắc nghiệt ngoài kia và cái đói đang cồn cào râm ran trong bụng mình. Bà lão hàng xóm thương xót cho cảnh ngộ của vợ chồng tôi nên đã mang sang cho bát gạo để nấu cháo.
Cháo chín, tôi múc đều ra các bát và hơ quạt cho nguội bớt. Vừa dứt tay, tiếng trống và tiếng tù và lại vang lên inh ỏi. Bà lão lúc nãy lại lật đật chạy sang nhắc nhở tôi đưa chồng đi trốn trước khi bọn cai lệ đến bắt. Cháo hơi nguội, tôi mang ra chỗ chồng và nhắc nhở anh ăn đi một chút cho lại sức thì bọn cai lệ ập tới trên tay nào là dây thừng, roi song,… bọn chúng gõ roi xuống sàn và chửi rủa:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Lời đe dọa của chúng khiến chồng tôi khiếp vía buông bát cháo xuống và nằm vật ra giường không nói được câu gì. Bọn chúng không những không buông tha mà còn ra sức mỉa mai chồng tôi và quay sang tôi quát tháo. Tôi xuống nước van xin bọn chúng cho vợ chồng tôi khất phần sưu của người em chồng đã mất. Nhưng tôi càng xuống nước, càng nhỏ nhẹ, bọn chúng càng lấn tới. Hết chửi rủa, quát mắng lại đến đe dọa dỡ nhà và ra lệnh trói người chồng khốn khổ của tôi mang đi đánh. Tôi van xin hết mức nhưng chỉ nhận lại là là những cái đánh, cái tát như trời giáng vào mặt. Đến lúc này, tôi gần như không thể chịu đựng được nữa, tôi nghiến hai hàm răng ken két và gằm giọng:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Vừa dứt lời tôi nhảy vào túm cổ áo một tên dúi ra cửa, mấy tên người nhà lí trưởng tính sấn sổ bước đến tính giơ gậy đánh tôi nhưng đã bị tôi kịp thời cản lại, sau một hồi giằng co nhau cuối cùng cả hai bên ngã văng ra đất, nhưng sức chúng sao có thể bằng người đàn bà con mọn lực điền này, chỉ một lát sau chúng bị tôi túm cổ và ném ra nhào ra thềm. Mấy đứa con của tôi thấy cảnh gây lộn chỉ biết kêu khóc om sòm, người chồng tôi nghiệp của tôi dường như vô cùng lo sợ nhưng sức khỏe yếu không thể ngồi dậy can ngăn mà chỉ van xin tôi đừng đánh bọn chúng trong tiếng thều thào. Nhưng cơn giận của tôi đã lên đến đỉnh điểm và không thể kiểm soát được nữa nên tôi bỏ ngoài tai lời chồng mà rít lên từng tiếng:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…
Những dòng hồi ức bị cắt ngang khi tiếng khóc của đứa con mới lọt lòng của tôi vang lên. Tôi trở lại với hiện thực cuộc sống nhưng những cảm xúc mãnh liệt lúc tôi dám đứng lên đánh lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng thì vẫn còn nguyên vẹn như mới xảy ra. Con giun xéo mãi cùng quằn, khi sự chịu đựng áp bức của con người đến một giới hạn nào đó sẽ trở thành tức nước vỡ bờ và bộc phát mạnh mẽ. Tôi chưa bao giờ hối hận về những việc làm ngày đó và sau này tôi cũng sẽ dạy dỗ các con mình để cho chúng biết đứng lên đấu tranh vì lẽ phải.
Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật cai lệ trong đoạn trích " Tức Nước Vỡ Bờ " , giúp mình vớiii mình đang cần gấppp. Cảm ơn mọi người nhiều ạ <3333
Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật cai lệ trong đoạn trích " Tức Nước Vỡ Bờ " , giúp mình vớiii mình đang cần gấppp. Cảm ơn mọi người nhiều ạ <3333
Tham Khảo Nha Bạn!
Cai lệ: viên cai chỉ huy một tốp lính, là chức quan thấp nhất trong quân đội thực dân phong kiến. Ở làng Đông Xá, cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ, giúp quan tróc nã những người nghèo chưa nộp đủ tiền sưu thuế. Có thể nói đánh trói người là nghề của hắn, được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo và sự say mê.
- Cử chỉ, hành động của cai lệ: sầm sập tiến vào với roi song, tay thước và dây thừng trợn ngược hai mắt quát, giật phắt cái dây thừng và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị một cái đánh bốp,...
- Lời nói: hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm giống như tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ.
Bản chất cai lệ được bộc lộ: đó là kẻ tàn bạo, không chút tình người. Hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không bận tâm đến việc hôm qua anh ốm nặng tưởng chết
Hắn bỏ ngoài tai mọi lời van xin, trình bày lễ phép có lí có tình của chị Dậu. Trái lại, hắn đã đáp lại chị Dậu bằng những lời lẽ thô tục, hành động đểu cáng, hung hãn, táng tận lương tâm.
- Trong bộ máy XH đương thời, cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho nhà nước nhân danh
phép nước để hành động .
Có thể nói, tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất, rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
Bạn Tham Khảo Đoạn Văn Sau:)
Cai lệ là hình ảnh tiêu biểu của bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa hung hãn, với bản chất tàn ác và tư cách đê tiện, không chút tình người, một công cụ bằng sắt đắc lực của chính quyền thực dân phong kiến. Trong bộ máy thống trị của xã hội thực dân đương thời, hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng. Nhưng dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, hắn là hình ảnh tượng trưng và tiêu biểu của chính quyền thực dân phong kiến, hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay. Có thể nói, tàn bạo, không chút tính người, là bản chất và tính cách của tên cai lệ! Tính cách ấy được Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ nét trong đoạn trích: Hắn bỏ ngoài tai mọi lời van xin, trình bày lễ phép có lí có tình của chị Dậu. Trái lại, hắn đã đáp lại chị Dậu bằng những lời lẽ thô tục, hành động đểu cáng, hung hãn, táng tận lương tâm. Dưới ngòi bút đầy căm phẫn của nhà văn, cai lệ hiện nguyên hình là một con thú dữ, chỉ biết sủa, rít, gầm; chỉ biết lăn xả vào cắn xé người lương thiện, cắn xé những kẻ khốn khổ.
Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong văn bản " Tức Nước Vỡ Bờ " giúp mình với mình đang cần gấp ạ :< Cảm Ơn mọi người nhiềuuu <333
Tham khảo :
Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.
NÊU CÁC SỰ VIỆC CỦA VĂN BẢN TỰ SỰ" TỨC NƯỚC VỠ BỜ"
( sự việc nguyên nhân, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc)
S O S
em có nhận xét gì về nhân vật bà lão láng giêng trong văn bản tức nước vỡ bờ
giúp mik với mik đang cần gấp
theo em thì bà lão láng giềng là 1 người tốt, quan tâm, lo lắng đến tình hình của anh Dậu nên mới đưa cho chị Dậu để chị náo cháo cho chồng