Viết 1 bài văn tả mùa thu có từ tượng hình và từ tượng thanh
Viết 1 bài văn tả mùa thu có từ tượng hình và từ tượng thanh
viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm sáng tỏ diễn biến tâm trạng của nhân vật giôn-xy trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của nhà văn o-hen-ri trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động
Trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O. Henry, diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn-xy được sáng tỏ qua các sự kiện trong câu chuyện. Ban đầu, Giôn-xy bị bệnh và rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tin rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cô sẽ chết. Tuy nhiên, sau khi chiếc lá cuối cùng không rụng trong đêm bão, Giôn-xy bắt đầu thay đổi suy nghĩ và hy vọng vào cuộc sống. Điều này cho thấy sự thay đổi tâm trạng từ bi quan sang lạc quan của nhân vật. Trong quá trình này, nhân vật cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xy, nhưng cuối cùng anh đã chết vì bệnh sưng phổi. Sự hy sinh của cụ Bơ-men cũng làm sáng tỏ tâm trạng của Giôn-xy, khi cô nhận ra giá trị của cuộc sống và tình yêu thương.
Xác định sự việc chính và tóm tắt văn bản chiếc là cuối cùng của nhà văn o-hen-ri
Sự việc chính: Sự hi sinh của cụ Berhman dành cho Johnsy
Tóm tắt:
Sue và Johnsy là hai họa sĩ nghèo sống ở khu nhà trọ, bên dưới là cụ Berhman. Một mùa đông, Johnsy bị viêm phổi nặng, bệnh tật khiến cô tuyệt vọng mặc dù Sue ở bên cạnh động viên chăm sóc hết mình. Johnsy đếm từng chiếc lá thường xuân, khi chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc cô lìa đời. Biết được điều đó, cụ Berhman đã âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa gió để cứu cô gái tội nghiệp. Tác phẩm được coi là tác phẩm để đời của cụ, tuy nhiên cụ lại không thể tiếp tục đón ánh bình minh. Johnsy lại tiếp tục tìm thấy hi vọng sống và sau đó biết được tình trạng của cụ Berhman và chiếc lá cuối cùng.
_mingnguyet.hoc24_
giúp mình với ạ
Lần thứ nhất: Giôn-xi nghĩ mình chắc chắn sẽ chết nên không còn tinh thần cố gắng giành lấy sự sống quyết định chết khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân rơi sau ngày bão
Lần thứ hai: Giôn-xi cảm nhận được sức sống mảnh liệt của chiếc lá và tự nghĩ về bản thân không được như chiếc lá cuối cùng nên đã cố gắng vượt qua bệnh tật
Hãy là Giôn- xi kể lại quãng thời gian chán nản, tuyệt vọng khi mắc bệnh hiểm nghèo
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
"Khi hai người lên trên gác thì Giôn-xi đang ngủ. Xiu kéo tấm mành mành xống che kín cửa sổ và ra hiệu cho cụ Bơ-men sang buồng bên cạnh. Sang đến nơi, họ sẹo sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì. Một cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng vẫn đang rơi, lẫn cùng với tuyết. Cụ Bơ-men mặc chiếc sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá."
1. Tìm một câu ghép và cho biết mối quan hệ giữa các vế câu.
2. Nội dung đoạn trích trên là gì?
3. Tìm các từ láy trong đoạn trích trên.
Đề bài:Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn chiếc lá cuối cùng..........................Cần gấp
tk:
Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn ''Chiếc lá cuối cùng". Đặc biệt trong bài có chi tiết chiếc lá cuối cùng đã để lại ấn tượng trng người đọc.
Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao. Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác – chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men.
Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy.
Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.
"Đó là chiếc lá cuối cùng",Giôn-xi nói," em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng.Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ lục thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết". "Em thân yêu,thân yêu!",Xiu nói, cuối khuôn mặt hốc hác xuống gần gối," Em hãy nghĩ đến chị, Nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa.Chị sẽ làm gì đây?". Nhưng Giôn-xi ko trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những giây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lôi lòng dần từng sợi một, ý nghĩ kỳ quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. Câu1: Nêu nội dung của đoạn trích trên Câu2: xác định câu ghép trong đoạn văn thứ hai của phần trích trên Câu3: Hãy xác định và nêu ý nghĩa của phép tu từ được sử dụng trong câu văn:" cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình". Câu4: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn thứ nhất của phần trích trên.
hãy nêu 1 văn bản cùng nội dung với văn bản "Chiếc lá cuối cùng",trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở đề cập đến sức mạnh nghệ thuật trong đời sống .
Văn bản "Ý nghĩa văn chương" (Hoài Thanh)
Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. "Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị", cô nói, "Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và- em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ- men,- cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Câu 1 Cho biết nhân vật chị và em trong đoạn trích trên là ai? Câu 2 Tìm 1từ tượng hình có trong đoạn trích trên. Tác dụng của từ tượng hình đó. Câu 3 Hãy chỉ ra một trợ từ, thán từ có trong đoạn trích trên. Câu 4 Trong đoạn trích trên, nhà văn đã bỏ qua không kể sự việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. Em hãy hình dung và kể lại sự việc ấy bằng một vài câu văn. Câu 5 Truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình yêu thương và sự sống của con người.Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10-12 câu trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương con người .