Những câu hỏi liên quan
HH
Xem chi tiết
LS
4 tháng 10 2021 lúc 19:59

Tham khảo:

Vào những ngày mùa hè, em rất thích đến trường từ sáng sớm, để có thể tận hưởng bầu không khí trong lành và ngắm nhìn vẻ đẹp bình yên của ngôi trường yêu dấu.

Khi còn sớm, trường còn vắng vẻ, nhìn một vòng quanh trường, cảm giác cứ như là ngôi trường vẫn còn ngái ngủ, chưa chịu thức dậy hẳn. Khắp nơi vẫn còn giăng một màn sương mỏng mờ đục - đặc trưng của những sớm mùa hè. Hàng mái ngói trên cao như chuyển màu đỏ thẫm vì tắm đẫm sương đêm. Sân trường cũng đầy hơi ẩm, dẫm lên cảm giác trơn hơn mọi ngày. Qua một đêm gió lớn, những chiếc lá khô rơi rụng khắp đầy mặt sân. Thỉnh thoảng những cơn gió thổi qua, chúng lại lướt trên sân rồi va vào nhau, tạo nên tiếng xào xạc. Những hàng ghế đá cũng vẫn còn hơi ướt, chưa thể ngồi lên được, phải chờ chốc nữa, bác mặt trời hong khô giúp chúng em.

Từ trên cao, những tia nắng đầu tiên của một ngày bắt đầu kéo nhau nhảy xuống mặt đất. Chúng sà xuống những lá cỡ đỏ sao vang đang tung bay phần phật trên mái nhà. Chúng nhảy xuống những vòm lá xanh biêng biếc, tìm kẽ hở để xuyên qua, đáp xuống sân trường. Chúng còn cố chui vào những chiếc tổ, chiếc hang nhỏ để đánh thức mấy chú chim, chú dế. Thế là, chẳng mất chốc, trên cành cây lại ríu rít tiếng chim kêu. Không chỉ vui hót râm ran, mấy chú chim nhỏ còn thích thú nhảy nhót liên hồi, hét nhảy lên cành bàng lại chuyền sang cành phượng, rối rít chạy theo tia nắng mới. Những cơn gió mát thì cứ khe khẽ mà thổi miết. Trong hơi gió ấy, em ngửi thấy được mùi se lạnh của sương đêm, mùi thơm của lá cây, và cả mùi ấm áp của ánh nắng. Những cơn gió luồn qua vách lá, luồn qua mái tóc của em đem đến cảm giác thật là dễ chịu.

 

Thoáng chốc, sân trường đã đông vui và rộn ràng. Càng gần đến giờ vào học, các bạn nhỏ càng đến đông hơn. Trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười tươi rạng rỡ. Nhiều bạn phấn khởi kéo nhau đến xem những bồn hoa xinh xắn của trường. Được yêu thích nhất vẫn là vườn hoa hồng ở cạnh cổng trường. Trong nắng mới, những đóa hồng nhung đỏ rực kiêu sa hé mở từng cánh hoa mỏng manh, trước ánh nhìn trầm trồ của những bạn nhỏ. Trong đám đông, có những bạn nhỏ xách theo bình nước, chăm chú tưới nước cho từng khóm hoa. Bạn nào cũng cẩn thận từng chút một vì sợ làm tổn thương những bông hoa xinh xắn. Phía sau, trên sân trường là rộn ràng các bạn học sinh vui chơi, cười nói. Bạn thì vội ăn sáng cho kịp giờ vào học. Bạn thì đủng đỉnh vừa đi vừa ngắm sân trường buổi sáng. Bạn thì hớn hở chạy vào lớp để kể cho bạn bè nghe về những điều mình vừa thấy. Thật là vui tươi.

Những buổi sáng sớm mùa hè của ngôi trường luôn đem đến cho em những cảm xúc tuyệt vời. Thật mong rằng, trường em sẽ mãi vẫn luôn tươi đẹp và bình yên như thế.

Bình luận (0)
H24
4 tháng 10 2021 lúc 20:51

tham khảo:

Sáng nào em cũng đến trường sớm. Trường của của em là trường "Tiểu học Cát Linh" nằm sát trường Trung học cơ sở Cát Linh. Trường em rợp bóng cây xanh. Biển treo ngay giữa cổng màu xanh lơ nổi bật hàng chữ đỏ "Trường tiểu học Cát Linh". Cánh cổng sắt chắc chắn sơn màu xanh lá cây sẫm. Một bên của đường vào trường là nhà chờ kê hàng ghế thẳng tắp, lợp mái tôn đỏ, một bên là bức tường màu vàng ngăn cách giữa hai trường. Sân trường rộng rãi, được đổ nền bê tông có kẻ ô to cho chúng em xếp hàng tập thể dục.

Những cây cối như cây bàng, cây hoa sữa, cây đa, cau. Được trồng trong bồn hình tròn hoặc hình chiếc lá. Trước mặt là sân khấu hình chữ nhật và cột cờ cao vòi vọi. Sau sân khấu có phòng đoàn đội, phòng hiệu phó. Tầng trên có phòng hiệu trưởng, phòng vi tính. Các dãy lớp học ở hai bên sân. Bên phải là dãy nhà hai bên tầng dành cho học sinh lớp một, hai, ba. Bên trái là dãy nhà ba tầng của học sinh bốn, năm. Các lớp học vuông vức trang trí giống nhau. Dưới ảnh bác là khẩu hiệu: "Kính thầy - Mến bạn", "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại", "Chăm học - Kỉ luật", năm điều bác Hồ dạy, "Trích thư Bác Hồ gửi học sinh", cùng tám bóng đèn bốn cánh quạt. Hành lang thoáng đãng, sạch sẽ. Khu đất nhỏ ở mảnh đất nhỏ ở mảnh sân chính là vườn trường trồng rất nhiều cây cối xanh tốt.

Tuổi thơ của em đã gắn bó với ngôi trường này cùng với biết bao kỷ niệm thân thương về thầy cô, bạn bè.

Bình luận (0)
TT
5 tháng 5 2022 lúc 20:10

Chuông đồng hò chỉ 6h kém 10, ôi đã đến giờ đi học rồi, hôm nay em phải đến trường sớm để trực nhật. Tung tăng chạy chân sáo đến trường, giặt giẻ lau bảng, lau bảng, quét nhà, đổ rác và tưới cây, sau khi dã xong xuôi mọi việc, em ngồi ở ghế đá trước cửa lớp để nghỉ ngơi. Chao ôi! Khung cảnh sáng sớm trước khi vào lớp mới đẹp làm sang!

Bầu trời mùa hạ trong trẻo, phớt xanh, những đám mây trắng tinh như những cụm bông gòn xôm xốp lững lờ trôi. Ông mặt trời vẫn còn ngái ngủ khe khẽ vén bức màn mây thả nhẹ xuống trần gian những vạt nắng mỏng lấp lánh nhảy nhót trên sân trường. Chị gió thỉnh thoảng vờn trên đùa với ngọn cây, thỉnh thoảng vại vuốt ve mái tóc em. Sân trường lúc này vẫn còn vắng, chỉ lác đác mấy bóng dáng của cô cậu học sinh đến trực nhật sớm như em thôi. Không gian tĩnh lặng đến lạ thường chỉ còn tiếng chim ríu rít hót trên cành cây chứ chẳng ồn ào nhộn nhịp như những giờ ra chơi thường ngày. Giữa sân trường là cây phượng sừng sững nở những chùm hoa đỏ rực một góc sân trường, những bông hoa lấp lánh trong ánh nắng mặt trời như những mặt trời tí hon e ấp sau những tán cây xanh rì. Một lúc sau, nắng bật đầu hửng lên, sân trường bắt đầu xuất hiện thêm nhiều bạn học sinh, lại xuất hiện những tiếng trò chuyện cười đùa đâu đây, đâu đó phía ngoài cổng trường nghe thấy cả tiếng nổ bô xe máy, tiếng còi xe ỉnh ỏi, một ngày mới lại sắp sửa bắt đầu. Em nhanh chóng chuẩn bị rửa tay vào lớp để chuẩn bị cho tiết học đầu tiên.

Em rất yêu khung cảnh sân trường lúc sáng sớm này, vừa yên tĩnh đến kĩ lạ, trong trẻo đến bất ngơ, đó chunhs là một vẻ đẹp đặc biệt của saann trường mà ít ai để ý để thấy được, thật may mắn vì em đã cảm nhận được vẻ đẹp đó.
Hiện tại rất nhiều trường học được xây dụng hiện đại với rất nhiều khu vui chơi giải trí ăn uống cho học sinh ngồi chơi, giải trí học tập hoặc nô đùa cùng bạn bè. Ở Việt Nam quang cảnh trường học trước buổi học là các bạn học sinh nô đùa dưới sân trường, một số bạn thì trong lớp ôn lại bài hoặc ngồi dưới các hàng ghế đá hành lang, một số bạn khác thì vội vã cho kịp giờ học tránh đi học muộn

Bình luận (0)
LC
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
HH
5 tháng 2 2018 lúc 21:25

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TẢ CẢNH HOÀNG HÔN TRÊN QUÊ HƯƠNG
1. MỞ BÀI: cảnh hoàng hôn trên quê hương đẹp một vẻ đẹp kì ảo, lung linh và tráng lệ.

2. THÂN BÀI:
Tả cảnh thiên nhiên trên quê hương lúc hoàng hôn, cây cối như trầm lắng trong suy tư, dường như vạn vật đã chìm vào giấc ngủ say sau một chuỗi ngày hoạt động vất vả...
Tả hoạt động của con người trên quê hương khi hoàng hôn. Các bác nông dân đã rời đồng về nhà nghỉ ngơi, đàn trâu đàn bò đã trở về chuồng ngoan ngoãn..
Cảm xúc của em khi ngắm cảnh quê hương lúc hoàng hôn. Quê hương vào những lúc hoàn hôn buông xuống luôn khiến tôi thấy buồn man mác, có những vị bâng khuâng rất riêng của tuổi trẻ...

3. KẾT BÀI:
Cảnh hoàng hôn trên quê hương đã làm giàu có thêm vẻ đẹp cho xứ sở, quê hương, làm phong phú hơn cho các giác quan của mỗi người.

Lưu ý: Mình chọn quê hương vì trên thành phố hầu như cảnh hoàng hôn không được thấy nhiều và đẹp như ở quê.

Bình luận (1)
H24
5 tháng 2 2018 lúc 21:31

Người ta ai cũng bảo thích ngắm bình minh, ngắm mặt trời mọc, bởi ai cũng thích những gì tươi sáng, và mong muốn thấy được ngày mai bắt đầu cũng như chính là sự khởi đầu. Và vì thế, hoàng hôn chính là sự kết thúc, kết thúc một ngày, kết thúc cho một chuỗi dài của cuộc đời. Đây cũng là em khiến em yêu thích hoàng hôn, bởi lúc ngồi ngắm nhìn nó, em cảm giác mọi thứ trở nên bình yên đến lạ, cảnh vật cũng trở nên huyền ảo và đẹp lung linh hơn.

Chiều chiều ngồi ngay chiếc cầu ngắm nhìn từng tia nắng cuối cùng từ từ chìm dần dưới ngọn núi xa xa thật thích làm sao. Ngọn núi như đang nuốt trọn vầng hào quang còn lé loi không muốn vụt tắt của mặt trời. Ánh sáng trở nên dịu dàng, bầu trời đổi màu. Em thắc mắc tại sao ban ngày trời lại xanh ngắt, mây trắng bồng bênh nhưng cứ khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống từng đám mây như được tô lên những sắc hồng, sắc vàng, sắc cam….trông thật ngọt ngào. Em cứ mải mê, ngắm nhìn và trôi theo từng đám mây đang lơ lửng trên cao.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Hoàng hôn cũng là thời điểm để trẻ em bày những trò chơi quen thuộc, như nhày dây, đá banh, bắn bi,đuổi bắt, u quạ…trên các bãi đất trống từng nhóm người nô đùa, chạy nhảy.

Em thích hoàng hôn bởi cái khí trời bắt đầu mát mẻ, gió thổi len qua những tán lá kêu xào xạc, bầu trời đổi màu xinh đẹp và được mẹ âu yếm khi chiều về. Hoàng hôn chính là một sự kỳ diêu, nhắc nhở chúng ta một ngày nữa đã trôi qua, chúng ta đang dần lớn lên và trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn và có ý thức hơn. Đó là tất cả hoàng hôn trong em.

Bình luận (2)
H24
6 tháng 2 2018 lúc 20:03

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố Hạ Long đượm một màu vàng óng.

Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn, thênh thang. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già rễ, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà.

Những chiếc xe buýt vẫn từ tốn, chậm chạp đưa đón các cô chú công nhân than. Trên xe, qua cửa sổ, nhìn các cô chú công nhân, ai cũng như ai, mặt lấm bụi than nhưng vẫn tươi cười rạng rỡ. Vài chiếc xe máy vội vàng lách đi giữa dòng xe cộ. Các chị nữ sinh thướt tha trong tà áo dài trên những chiếc xe mi ni thong thả, đủng đỉnh như đi dạo. Bóng các bà các mẹ từ các ngõ chợ khệ nệ xách những làn đựng thức ăn vội vã về chuẩn bị bữa ăn cơm chiều. Một vài cậu học trò mải chơi la cà vẫn chụm đầu bên những hàng truyện, hàng đồ chơi. Từ mấy quán bia bên những cây phượng cổ thụ, gió lồng lộng tỏa đi khắp nơi mùi mực nướng thơm phức. Khách hàng, khách du lịch đi ngang qua không thể không dừng chân thưởng thức mực và bia Hạ Long đặc biệt - đặc sản của Quảng Ninh. Những quán giải khát, nước mía thơm mát, bổ dưỡng sau ngày lao động mệt mỏi cũng không kém phần.

Hai chiếc xe tưới nước khổng lồ chạy dọc hai bên đường quốc lộ xả nước để rửa đường và tưới cây bên vỉa hè. Con đường được giội rửa như khoác tấm áo mới bóng loáng. Trên vỉa hè, những cây si già không còn trầm tư với màu xanh mờ của bụi nữa mà trở nên xanh rì, tươi tắn và khỏe khoắn. Mọi người đi dạo phố dường như đông hẳn lên.

Nắng đã tắt hẳn. Màn đêm nhàn nhạt bao trùm khắp nơi. Lúc này, đường phố đã bắt đầu lên đèn. Thành phố chuyến mình sang những hoạt động mới của một buổi tối.

Một ngày lao động sôi nổi của thành phố Hạ Long quê hương em kết thúc như vậy đấy. Trật tự, văn minh là lối sống của con người quê em.

Bình luận (2)
HH
Xem chi tiết
H24
4 tháng 3 2020 lúc 21:23

bạn tham khảo ở đây nhé

Con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam.

Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Thái độ coi trọng cộng đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam. Mặc dù tính cộng đồng cao là một nét tính cách của con người Việt Nam có chứa đựng nhiều giá trị, song bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Cộng đồng được đề cao quá mức đã ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm sự phát triển cá nhân vì cộng đồng không chấp nhận cá nhân đứng ngoài cộng đồng và cá tính không phù hợp với "Luật bầy đàn" của cộng đồng. Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau. Theo nhà nghiên cứu Hồ Sỹ Quý, Việc coi trọng tình nghĩa tới mức thái quá đương nhiên không phải là giá trị tốt trong mọi hoàn cảnh. Coi trọng tình nghĩa tới mức coi thường hiến pháp và pháp luật như "phép vua thua lệ làng", "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình" thì khó có thể chấp nhận được.

Cần cù lao động là một giá trị đạo đức nổi bật. Người Việt Nam được các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa.

chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HH
4 tháng 3 2020 lúc 21:26

cảm ơn bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
4 tháng 3 2020 lúc 21:27

uk

chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PL
Xem chi tiết
GT
12 tháng 10 2023 lúc 19:28

               Mẹ là ánh sáng của con 

         Soi đường chỉ lối cho con suốt đời 

              Mẹ là một người tuyệt vời 

       Nâng bước con tới cuộc đời sáng tươi

Bình luận (0)
TX
Xem chi tiết
DH
30 tháng 10 2023 lúc 20:35

Qua cách miêu tả bức chân dung Thúy Kiều của Nguyễn Du em cảm nhận được vẻ đẹp hoàn mĩ hài hòa cả nhan sắc và trí tuệ của một tuyệt sắc giai nhân. Đôi mắt nàng tựa như nước mua thu trong trẻo bất cứ ai đã trót mê đắm không thể thoát ra được. Người ta hay nói rằng "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Chỉ cần qua nét miêu tả ấy thôi, ta đã thấy sự tinh anh, trong sáng của một người con gái tài sắc vẹn toàn. Điểm thêm trên khuôn mặt thanh tú ấy là hàng lông mày tựa như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt và hàng lông mày kết hợp hài hòa tạo nên ngũ quan của một mĩ nhân xinh đẹp lộng lẫy, kiêu sa. Chính vì vậy đã khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Phải chăng đây là báo hiệu một kiếp người "hồng nhan bạc mệnh".

Bình luận (1)
PH
30 tháng 10 2023 lúc 19:31

sao không tham khỏa mạng rồi thêm lời mình và bắt lời mạng hoặc tham khảo rồi tự làm

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
LT
25 tháng 2 2021 lúc 16:42

#tk:

Ngoại trừ một số con sông nhỏ ở phía tây nam, hầu hết các con sông và hệ thống sông tại Campuchia đều đổ vào Tonle Sap hay sông Mê Kông. Phnom Kravanh và dãy núi Damrei tạo thành một đường phân nước. Ở phía đông, các công sông đổ nước vào Tonle Sap, trong khi các con sông ở sườn tây chảy ra vịnh Thái Lan. Tuy vậy, ở phía cực nam của dãy Damrei, do ảnh hưởng của địa hình, một số con sông nhỏ chảy về phía nam và lệch sang phía đông của đường phân nước.

Từ biên giới Campuchia-Lào, sông Mê Kông chảy theo hướng nam đến điểm dưới thành phố Kratie, tại đây, sông chảy 50 km về phía tây và sau đó theo hướng tây nam đến thủ đô Phnom Penh. Ở phía trên Kratie, dòng sông có nhiều thác ghềnh, còn từ Kampong Cham, dòng sông khá hiền hòa, và khu vực hai bên bờ sông thường bị ngập lụt vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11. Tại Phnôm Pênh, bốn dòng nước gặp nhau ở một điểm gọi là Chattomukh (Bốn mặt). Sông Mê Kông chảy từ hướng đông bắc xuống và sông Tonle Sap nối với Tonle Sap ở tây bắc. Chúng hợp lưu rồi phân ngay thành 2 dòng nước là sông Mê Kông (tức sông Tiền) và sông Basak (sông Hậu), và chảy độc lập với nhau qua vùng đồng bằng châu thổ tại Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông.

Lưu lượng nước vào Tonle Sap là tùy thuộc theo mùa. Vào tháng 9 hay tháng 10, dòng chảy của sông Mê Kông, được cấp thêm từ các trận mưa do gió mùa, tăng lên đến điểm mà các dòng chảy qua đồng bằng không thể chứa được nữa. Lúc này, dòng nước bị đẩy về phía bắc theo sông Tonle Sap và đổ vào the Tonle Sap, do đó làm tăng kích thước của hồ từ khoảng 2.590 km² đến khoảng 24.605 km² vào cao điểm mùa lũ. Sau khi nước sông Mê Kông lên đến đỉnh và các dòng chảy phía hạ du có thể chứa được dung tích nước, dòng sông đảo ngược và chảy từ hồ ra sông.

Bình luận (0)
HP
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết