Các câu chuyện về Trạng Quỳnh.
câu chuyện Mèo của Trạng Quỳnh ?
Phủ Chúa có nuôi một con mèo tam thể quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn toàn những đồ cao lương mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trông thấy, liền tìm cách bắt trộm về, cất xích vàng đi buộc bằng xích sắt, nhốt lại. Đến bữa đợi cho con mèo thật đói, Quỳnh để hai cái đĩa, một đĩa cơm trộn thịt cá và một đĩa cơm trộn rau. Mèo nhà vua quen ăn miếng ngon chạy đến chỗ thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn đĩa cơm rau. Dạy như vậy được một thời gian, mèo quen dần, không bao giờ dám gì ngoài rau nữa mới thả ra.
Chúa mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con mèo tam thể giống như hệt, nghi lắm, bắt Quỳnh mang mèo vào chầu. Chúa xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của Trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của Trẫm đẹp bắt về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho Trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm trộn với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Chúa sai làm thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch. Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú qúy thì cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ, đem mèo về.
Phủ Chúa có nuôi một con mèo tam thể quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn toàn những đồ cao lương mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trông thấy, liền tìm cách bắt trộm về, cất xích vàng đi buộc bằng xích sắt, nhốt lại.
Đến bữa đợi cho con mèo thật đói, Quỳnh để hai cái đĩa, một đĩa cơm trộn thịt cá và một đĩa cơm trộn rau.
Mèo nhà vua quen ăn miếng ngon chạy đến chỗ thịt cá chực ăn.
Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn đĩa cơm rau.
Dạy như vậy được một thời gian, mèo quen dần, không bao giờ dám gì ngoài rau nữa mới thả ra.
Chúa mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con mèo tam thể giống như hệt, nghi lắm, bắt Quỳnh mang mèo vào chầu.
Chúa xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của Trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của Trẫm đẹp bắt về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho Trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm trộn với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay. Chúa sai làm thử.
Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch.Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú qúy thì cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ, đem mèo về.
Nhà vua có nuôi một con mèo tam thể quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn toàn những đồ cao lương mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trông thấy, liền tìm cách bắt trộm về, cất xích vàng đi buộc bằng xích sắt, nhốt lại. Đến bữa đợi cho con mèo thật đói, Quỳnh để hai cái đĩa, một đĩa cơm trộn thịt cá và một đĩa cơm trộn rau. Mèo nhà vua quen ăn miếng ngon chạy đến chỗ thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn đĩa cơm rau. Dạy như vậy được một thời gian, mèo quen dần, không bao giờ dám gì ngoài rau nữa mới thả ra. Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con mèo tam thể giống như hệt, nghi lắm, bắt Quỳnh mang mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của Trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của Trẫm đẹp bắt về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho Trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm trộn với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Vua sai làm thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch. Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú qúy thì cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ, đem mèo về.
a) Câu chuyện Tào Tháo với rừng mơ ?
b) Câu chuyện mèo của Trạng Quỳnh ?
c) Vì sao quân sĩ hết khát và nhà Chúa chịu mất mèo ?
tham khảo
Cuối thời Đông Hán, Trương Tú cát cứ ở Nam Dương luôn đánh nhau với Tào Tháo. Năm 195 sau Công nguyên, Tào Tháo dẫn đại quân tiến đánh Trương Tú. Trên đường đến Uyển Thành, các binh sĩ liên tục ba ngày không được uống đủ nước. Miệng khát khô bỏng, có người đã tỏ ra oán hận. Tào Tháo cảm thấy tinh thần của quân sĩ giảm sút rõ rệt, sợ như thế sẽ ảnh hưởng đến kết quả chiến đấu. Vì vậy Tào Tháo nghĩ ra một kế để động viên binh sĩ. Tào Tháo ngồi trên lưng ngựa đột nhiên chỉ về phía trước mà nói: “Trước đây ta đã đi qua chỗ này, nhớ rằng hồi đó phía trước có một rừng mơ. Ta phải đi nhanh lên, đến đó vừa có thể tìm được nước, mà mơ cũng có thể giúp giải khát”. Quân sĩ nghe nói thế bỗng nhiên tinh thần hồ hởi hẳn lên, trong miệng không ngừng ứa ra nước bọt làm giảm cơn khát và hăng hái tiến lên phía trước. Cuối cùng họ đã tìm thấy nguồn nước
.
Câu 1: Bé Thu thích ra ban công nghe ông nội kể chuyện gì?
A. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.
B. Chuyện về khu vườn, về cây quỳnh.
C. Chuyện về các loài cây.
Câu 2: Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?
A. Cây quỳnh, cây hoa mai, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.
B. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn Độ.
C. Cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.
Câu 3: Chú chim lông xanh biếc đã làm gì trên ban công nhà bé Thu?
A. Ngắm cây trên ban công, bắt sâu cho cây .
B. Bắt sâu , rỉa cánh rồi ngắm cây.
C. Bắt sâu cho cây, rỉa cánh, hót líu ríu.
Câu 4: Chú chim về đậu trên ban công làm Thu rất vui. Vì sao vậy?
A. Vì Thu đã được nhìn thấy một loài chim đẹp.
B. Vì bé Thu muốn khoe với Hằng là ban công có chim đến đậu.
C. Vì ban công có chim về đậu tức là vườn rồi.
Câu 5: Em hiểu Đất lành chim đậu là thế nào?
Đất lành chim đậu có nghĩa đên là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân
Câu 6: Đọc bài văn trên em cảm nhận được điều gì?
Chuyện về bé Thu và ông nội yêu thiên nhiên. Ông trồng một ban công toàn cây cảnh, hoa lá. Thu thích nghe ông nói về các loài cây. Em còn muốn chứng minh cho bạn thấy ban công của ông là vườn, vì có chim về đậu.
Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.
Câu 7: Từ "xuân" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
A. Anh ấy đã ngoài 70 xuân.
B. Một sớm đầu xuân, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc.
C. Em rất yêu mùa xuân.
Câu 8: Dòng nào chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
A. sung sướng, bất hạnh, mãn nguyện.
B. mãn nguyện, bất hạnh, khốn khổ.
C. sung sướng, mãn nguyện, toại nguyện.
Câu 9:. Cho câu văn: “ Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” Ghi lại động từ và tính từ có trong câu văn trên.
Động từ là:…săm soi, mổ mổ, rỉa cánh , hót………………………………………………
Tính từ là:…………………………………………………………………..
Câu 10. Hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân -kết quả nói về ban công nhà bé Thu.
-Vì vườn nhà bé Thu không có chim nên lann bảo đó không phải là vườn.
Câu 11: Ghi lại các từ láy có trong bài:……………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
Câu 12: Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì? : “ Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!”
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 13: Câu hỏi: “Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?” được dùng với mục đích gì?
............................................................................................................................................................
Câu 14: Gạch chân các đại từ có trong các câu sau:
– Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
Câu 15: “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy cứ như những cái vòi voi bé xíu.”
a. Từ “râu trong câu văn trên được dùng theo nghĩa gôc hay nghĩa chuyển:…………………….
b. Ghi lại CN, VN trong câu văn trên:
CN:………………………………………………………………………………………………….
VN:………………………………………………………………………………………...........
Và bé Thu k bt bài này là j sao trả lời
có vài câu mình làm rồi nhé còn đâu các bạn giúp mình
Câu 1: C. Chuyện về các loài cây.
Câu 2: C. Cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.
Câu 3: C. Bắt sâu cho cây, rỉa cánh, hót líu ríu.
Câu 4: C. Vì ban công có chim về đậu tức là vườn rồi.
Câu 7: A. Anh ấy đã ngoài 70 xuân.
Câu 8: C. sung sướng, mãn nguyện, toại nguyện.
Câu 9:Động từ là: săm soi, mổ mổ, rỉa cánh hót
Tính từ là: líu ríu.
Câu 11: Cái này mình không biết nhé bạn.
Câu 12: Nêu lí do tại sao Thu chưa vui.
Câu 13: Câu này mình cũng không biết nhé bạn.
Câu 14: Câu này mình không biết làm nhé bạn.
Câu 15: a. Từ “râu" trong câu văn trên được dùng theo nghĩa gốc.
b. Ghi lại CN, VN trong câu văn trên: Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy cứ như những cái vòi voi bé xíu.
- CN: Cây hoa ti gôn
- VN: thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy cứ như những cái vòi voi bé xíu.
Câu chuyện “ mèo của Trạng Quỳnh ” . Em hãy giải thích vì sao nhà vua lại chịu mất con mèo yêu quí của mình ?
Vì Trang Quỳnh đã tạo ra một phản xạ có điều kiện cho con mèo qua hàng ngày cho nó ăn rau
Vậy nên khi có một bát cơm thịt và một bát cơm rau thì con mèo vẫn theo phản xạ là ăn cơm rau
Dựa vào nội dung bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của nhà thơ Xuân Quỳnh, em hãy kể sáng tạo bằng văn xuôi câu chuyện đó
Thủa ấy, trong vũ trụ bao la còn chưa hề có một sinh vật nào tồn tại. Trái đất của chúng ta chỉ là môt hành tinh tăm tối và trụi trần. Thế rồi một hôm.
Một hôm thiên đình bèn ban cho trái đất một giống sinh vật mới, để vũ trụ có một nơi hiện diện sự sống. Bà mụ đem đất sét trắng nặn thành những hình thù rất lạ, nhưng đẹp đẽ và xinh xắn vô cùng. Rồi Bà Mụ đem đặt xuồng mặt đất. Đó là những con người - lúc nhỏ còn gọi là “trẻ con”. Những đứa trẻ bò đi khắp nơi, nhưng nơi đâu chúng cũng thấy chỉ toàn là đất đai cằn cỗi, không khí chỉ toàn một màu đen xám xịt. Đôi mắt của chúng sáng lắm nhưng cũng chẳng nhìn thấy gì ngoài không gian đen tối mịt mờ. Trong lúc ấy, trên thiên đình, nữ thần ánh sáng đang mân mê chuỗi kim cương đỏ thắm rực rỡ của mình. Chẳng may, chuỗi kim cương đứt tung, những hạt kim cương rơi xuống không gian bao la của vũ trụ, hạt kim cương lớn đỏ rực lại rơi xuống gần trái đất, hóa thành mặt trời tỏa sáng rực rỡ. Lũ trẻ reo lên vui vẻ: “Hoan hô! Hoan hô! Nhìn được rồi, chúng ta nhìn được rồi!”. Đôi mắt lấp lánh của chúng nhìn quanh trái đất vẫn trần trụi chẳng có một màu sắc gì ngoài màu đen của đất và màu vàng cam chói lọi của mặt trời. Những đứa trẻ ngây thơ, trong trắng bò đi khắp nơi. Tiếng cười của chúng ríu rít vui vẻ khiến những mầm cây xanh mướt của nhú dần lên. Trong thế giới trẻ thơ, những cái cây xanh xanh chỉ bằng sợi tóc. Cây xanh bắt đầu nở ra những bông hoa màu đỏ bé xíu bằng cái cúc áo. Thật là dễ thương! Những lũ trẻ suốt ngày chỉ đùa vui với nhau, chẳng nghe thấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng cười. Chúng buồn quá thì chợt một đàn chim họa mi nhỏ bé bay từ đâu đến véo von múa hát cùng lũ trẻ. Tiếng chim vang xa, xa mãi khiến thượng đế trên thiên đàng thích thú, làm rơi cả chiếc khăn bông màu xanh mướt của ngài xuống trái đất. Chiếc khăn bỗng biến thành bầu trời trong xanh vời vợi và những đám mây trắng xốp như những cụm bông. Tiếng hát của chim lại reo vui trong gió. Suối chảy mãi chảy mãi rồi hợp thành một con sông lớn. Nước sông đổ ra biển, tạo thành những đại dương bao la vô tận. Lũ trẻ có thể vui đùa thỏa thích trong làn nuớc trong xanh hay lên những con thuyền đi khắp mọi nơi mọi chốn.
Trái đất dần dần trở nên tươi đẹp hơn. Lũ trẻ cũng lớn dần, chúng bắt đầu tập đi. Nhưng mặt đất đầy cát sỏi gồ ghề. Chúng cứ bước đi rồi lại vấp ngã. Trời thương tình ban cho trái đất một dải lụa hồng. Dải lụa biến thành con đường mềm mại, nâng đỡ những bước chân chập chững non nớt của trẻ. Những đám mây cụm lại, tạo nên những chiếc áo che nắng cho chúng. Tuy nhiên, lũ trẻ suốt ngày đùa nghịch, vui chơi với nhau đã chán. Đêm đến, chúng ôm nhau ngủ trong bóng tối, cô đơn lạnh lẽo, chúng khao khát có một người yêu thương dậy dỗ chúng, vỗ về chúng trong vòng tay. Lũ trẻ bắt đầu khóc, chúng khóc mãi, khóc to và nức nở. Chẳng ai có thể làm chúng nguôi ngoai, mặt trời tỏa ánh nắng xuống vỗ về, gió đu đưa mơn trớn, nước róc rách reo vui gọi mời, cây tươi xanh, hoa lung linh, chim ríu rít... Tất cả chỉ làm chúng thêm khóc to hơn mà thôi. Tiếng khóc của chúng vang lên phá tan bầu không gian yên tĩnh của thiên đình. Ngọc Hoàng bèn sai Bà Mụ nặn thêm những con người có thể dỗ dành chúng được. Và những người phụ nữ chạy đến, dang cánh tay ấm áp vỗ về, ôm chúng vào lòng, hát ru chúng ngủ. Lũ trẻ thiêm thiếp giấc nồng, nín khóc và thay vào đó là nụ cười hé nở trên môi. Chúng gọi những người ấy là mẹ. Mẹ bảo ban dậy dỗ, chăm sóc chúng. Mẹ có giọng hát ngọt ngào, đôi tay khéo léo, ánh mắt yêu thương. Trong giọng hát của mẹ có chứa bao điều mới mẻ diệu kì như: đầu nguồn cơn mưa, bãi sông cát vắng, vết lấm chưa khô... Lũ trẻ vui vẻ sống bên mẹ, nhưng chúng còn khát khao được nghe về những chuyện thời xưa, thời sau, và chúng lại khóc. Giờ đây, tiếng ru và vòng tay mẹ cũng không còn dỗ dành được chúng. Thế là từ đấy những người bà được Bà Mụ ban xuống trần gian, với tâm hồn yêu thương, ấm áp và trong tim chứa một kho truyện cổ. Lũ trẻ nín khóc, và chúng lại vui vẻ nằm trong vòng tay của bà, để nghe chuyện cổ, nào là truyện Thạch Sanh, truyện Nàng tiên. Bà kể bao nhiêu là truyện, con mắt bà ấm áp nhìn cháu, mái tóc bà bạc trắng hiền từ. Thời gian trôi đi, lũ trẻ khát khao hiểu biết, bao câu hỏi “tại sao” cứ vang lên, khiến mẹ và bà không thể trả lời hết được. Từ đó, người cha xuất hiện để dạy dỗ, bảo ban giảng giải những tìm hiểu của con. Nào là: vì sao biển rộng, con đường dài. Lũ trẻ lại muốn được đi học. Và trường lớp, tất cả như một giấc mơ xuất hiện: bảng đen, phấn trắng, thầy giáo và lũ trẻ đi học. Chúng đã lớn dần trong tình thương yêu của cha mẹ, bà, thầy, cô, bạn bè. Thật là tuyệt vời!
Từ ấy, loài Người bắt đầu, phát triển và sinh sống khắp nơi. Thượng đế và Bà Mụ mỉm cười: “Thế là vũ trụ đã có sự sống!”
câu chuyện về nguồn gốc loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc loài người mà em đã biết ? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào ?
Tham khảo:
Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có sự khác biệt với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết. Đó là cuộc sống của con người trên trái đất khi loài người mới xuất hiện. Sau này khi loài người ngày càng tiến bộ và văn minh hơn thì cuộc sống cũng có những thay đổi. Một vấn đề tưởng chừng như phức tạp và khó khăn nhưng qua tài năng của Xuân Quỳnh đã trở thành một bài học dễ hiểu. Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.
Bài này mình tự làm:
Đó là cuộc sống của con người trên trái đất khi loài người mới xuất hiện. Sau này khi loài người ngày càng tiến bộ và văn minh hơn thì cuộc sống cũng có những thay đổi. Một vấn đề tưởng chừng như phức tạp và khó khăn nhưng qua tài năng của Xuân Quỳnh đã trở thành một bài học dễ hiểu. Bài thơ có một thông điệp sâu sắc được chuyển tải chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.
Viết một đoạn văn 7 câu trình bày cảm nhận của em về bài thơ 'Chuyện cổ tích về loài người' của Xuân Quỳnh
Tham khảo:
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu ghi lại cảm xúc về bài thơ " CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI" của nhà thơ Xuân Quỳnh
T
rong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
TL :
Tham khảo ạ :
Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Viết theo hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại - về nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.
_HT_
Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.
Viết đoạn văn từ 10-12 câu ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ " CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI" của nhà thơ Xuân Quỳnh
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của Trái Đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, Trái Đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, Trái Đất đã hoàn toàn thay đổi: mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ; biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện trên Trái Đất đều xoay quanh trẻ em để giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.