Nêu đặc điểm của các nhóm đất
Câu1: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta? Câu2: Nước ta có các nhóm đất chính nào? Nhóm đất nào chiếm diện tích chủ yếu? Cho biết giá trị sử dụng từng nhóm đất? Câu3: Nêu đặc điểm chung của sông ngoài nước ta?
Câu1: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
* Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)
+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.
+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi nước ta?
1. Đặc điểm chung
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
- Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
- 93% các sông nhỏ và ngắn.
- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công,…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
- Các con sông chảy hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...
- Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam,…
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Hàm lượng phù sa lớn, khoảng 200 triệu tấn/năm.
Nước ta có mấy nhóm đất chính? Nêu đặc điểm phân bố, diện tích, đặc tính và giá trị kinh tế của các nhóm đất?
Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất
- Kể tên? Nêu nơi phân bố? Đặc điểm của các nhóm đất điển hình.
Tham khảo
1. đất đen thảo nguyên ôn đới
2. đất pốt dôn
3. đất đỏ vàng nhiệt đới.
Đất đen thảo nguyên ôn đới: nội địa Bắc Mỹ, Đông Nam Nam Mỹ, châu Á và châu Âu (từ khoảng vĩ tuyến 30oB - 60oB).
Đất pốt dôn: Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ (từ vĩ tuyến 45oB đến vĩ tuyến 60 - 65oB).
- Đất đỏ vàng nhiệt đới: phần lớn Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á và Đông Bắc Ô-xtrây-li-a.
Tham khảo
1. đất đen thảo nguyên ôn đới
2. đất pốt dôn
3. đất đỏ vàng nhiệt đới.
Đất đen thảo nguyên ôn đới: nội địa Bắc Mỹ, Đông Nam Nam Mỹ, châu Á và châu Âu (từ khoảng vĩ tuyến 30oB - 60oB).
Đất pốt dôn: Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ (từ vĩ tuyến 45oB đến vĩ tuyến 60 - 65oB).
- Đất đỏ vàng nhiệt đới: phần lớn Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á và Đông Bắc Ô-xtrây-li-a.
Nêu được đặc điểm các tầng đất và các thành phần chính của đất? Trình bày được một số nhân tố hình thành đất? Kể tên các nhóm đất điển hành trên thế giới?
Trên cùng là tầng chứ mùn ( mỏng, màu xám) Giữa là tầng tích tụ sét, sỏi….(dày, màu vàng đỏ) Dưới cùng là đá mẹ ( xuống sâu, màu tùy loại đá). Thành phần Khoáng: có tỉ lệ lớn ( 90 – 95%), các hạt màu loang lổ ( do đá gốc tạo ra hoặc do bồi tụ, lắng lại). Hữu cơ: Tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen ( sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây). Nước và không khí trong các khe hổng của đất. Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.
Những hành tinh nào thuộc nhóm Trái Đất và những hành tinh nào thuộc nhóm Mộc tinh? Nêu những đặc điểm chung của các hành tinh trong mỗi nhóm.
Những hành tinh nào thuộc nhóm Trái Đất và những hành tinh nào thuộc nhóm Mộc tinh ? Nêu những đặc điểm chung của các hành tinh trong mỗi
Những hành tinh thuộc nhóm Trái Đất gồm : Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất và Hỏa tinh. Đó là các hành tinh "nhỏ", nhưng là các hành tinh rắn, có khối lượng riêng tương đối lớn. Tuy nhiên mỗi hành tinh trong nhóm chỉ có rất ít hoặc không có vệ tinh, chúng ở gần Mặt Trời nên nhiệt độ bề mặt tương đổi cao.
Những hành tinh thuộc nhóm Mộc tinh gồm : Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh và Thiên Vương tinh, chúng là các hành tinh "lớn", có kích thước lớn, khối lượng lớn, nhưng khối lượng riêng nhỏ. Chúng là một khối khí hoặc một nhân rắn hoặc lỏng, bao bọc xung quanh là các lớp khí rất dày. Chúng có rất nhiều vệ tinh.
Câu 1:Đặc điểm về nhiệt độ,độ ẩm của khối khí đại dương,Câu 2:Nêu Nguyên nhân hình thành sóng,thủy triều,Câu 3:Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.Kể tên được một số nhóm đất chủ yếu,Câu 4:Trình bày được đặc điểm phân bố dân cư thế giới,Câu5:Nắm được một số thành phố đông dân nhất thế giới.GIẢI MÌNH VỚI.
Câu 1: Đặc điểm về nhiệt độ và độ ẩm của khối khí đại dương: Khối khí đại dương có nhiệt độ và độ ẩm thay đổi tùy theo vị trí và thời điểm. Thường thì nhiệt độ của khí đại dương giảm khi tiến về phía cận cực và tăng khi tiến về phía xích đạo. Độ ẩm của khối khí đại dương có thể biến đổi tùy thuộc vào vùng địa lý và mùa trong năm. Nó có thể làm tăng sự tạo ra mây và các hiện tượng thời tiết.
Câu 2: Nguyên nhân hình thành sóng và thủy triều:
Sóng hình thành do sự tác động của gió lên mặt biển. Gió đẩy một phần của nước biển, tạo thành sóng. Sóng cũng có thể được tạo ra bởi sự rung động của động đất hoặc sự va chạm của các vật thể trong biển.
Thủy triều là hiện tượng biến đổi mực nước biển do tương tác giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất. Thủy triều biến đổi theo chu kỳ hàng ngày và hàng tháng.
Câu 3: Các tầng đất và các thành phần chính của đất:
Các tầng đất chính bao gồm:
- Tầng hữu cơ: Đây là lớp trên cùng của đất, chứa chất hữu cơ như cây cỏ đã phân hủy và thức ăn cho động vật.
- Tầng biến chất: Lớp này chứa các tảng đá và khoáng sản, thường nằm dưới tầng hữu cơ.
- Tầng dưới cùng: Là lớp đất nằm ở đáy, thường chứa nước ngầm và các tầng sỏi.
Các thành phần chính của đất bao gồm chất hữu cơ, khoáng sản, nước, không khí, và vi sinh vật.
C3: Nhận xét xu hướng dân số thế giới? hậu quả của việc dân số tăng quá nhanh.
C4: Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới ? giải thích sự phân bố đó.
C5: Trình bày các nhóm đất chính trên thế giới?Nêu đặc điểm của nhóm đất đỏ vàng.
refer
C3:Quá tải dân số hay nạn nhân mãn, bùng nổ dân số là một trạng thái thống kê theo đó số lượng của một sinh vật vượt quá khả năng chống đỡ của môi trường sống của nó. Theo cách nói thông thường, thuật ngữ thường chỉ mối quan hệ giữa số lượng con người và môi trường
refer
C4:
Sự phân bố dân cư trên thế giới :
-Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
-Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.
-Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam.
-Phân bố không đều ngay trong nội bộ của các vùng dân cư
-Những vùng núi, rừng, hải đảo… đi lại khó khăn
-Vùng cực, vùng hoang mạc… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
-Dân cư tập chung chủ yếu ở những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện.
refer
C5:ý 1
Nước ta có ba nhóm đất chính:
* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:
– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
– Thích hợp trồng cây công nghiệp
* Nhóm đất mùn núi cao:
– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
* Nhóm đất phù sa sông và biển:
– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.
– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..
– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…
ý 2 :Nhóm đất đỏ vàng hay còn gọi là nhóm đất Feralit trong phân loại của FAO, nó được gọi tên là Ferralsols, là nhóm đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ, thường xuất hiện dưới tán rừng mưa nhiệt đới. Tầng tích luỹ chất hữu cơ thường mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, acid fulvônic thường chiếm ưu thế. Thường có tích tụ các oxide của sắt và nhôm trong tầng B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường thấy của loại đất này. Hàm lượng các khoáng vật nguyên sinh rất thấp, trừ các khoáng vật rất bền. Đoàn lạp của đất có tính bền tương đối cao. chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Đất có tính chất: chua, nghèo mùn, thường bị khô hạn. Dễ bị rửa trôi, xói mòn, thoái hóa
1. Nêu đặc điểm đời sống và đặc điểm cấu tạo ngoài của các nhóm chim chạy và nhóm chim bơi?
tham khảo
1. Nhóm chim chạy
Đời sống : Chim hoàn toàn không biết bay. thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng.
Đặc điểm cấu tạo : Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khoẻ, có 2 hoặc 3 ngón.
Đa dạng : Bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
2. Nhóm chim bơi
Đời sổng : Chim hoàn toàn không biết bay. đi lại trên cạn vụng về, song thích nghi cao với đời sổng bơi lội trong biển.
Đặc điểm cấu tạo : Bộ xương cánh dài, khoẻ ; có lông nhò, ngắn và dày, không thấm nước. Chim có dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi.
Đa dạng : Bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán cầu.
Nêu đặc điểm của các nhóm thực vật
- Cung cấp oxy cho con người, ĐV, TV hô hấp: hầu hết các TV
- Dùng làm thuốc: đinh lăng, trinh nữ hoàng cung, cam thảo.
- Dùng làm gia vị: cà ri, sả, ớt, tiêu.
- Cung cấp lương thực: Lúa, ngô, khoai,...
- Cung cấp gỗ: muồng đen, bạch đàn,...
- Dùng làm cảnh: Mai, đào, quất,...
Vai trò cuả thực vật đối với con người là:
- Thực vật cung cấp thức ăn
- Thực vật cung cấp khí ô xi cho ta hô hấp.
- Cung cấp nguồn lợi từ lâm nghiệp
Không có thực vật thì không có nguồn cung cấp ôxi cho động vật và con người
bạn trả lời câu hỏi của mik dc ko:(
Vai trò cuả thực vật đối với con người là:
- Thực vật cung cấp thức ăn
- Thực vật cung cấp khí ô xi cho ta hô hấp.
- Cung cấp nguồn lợi từ lâm nghiệp
Không có thực vật thì không có nguồn cung cấp ôxi cho động vật và con người