Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
H24
25 tháng 5 2021 lúc 21:13

bác Hồ á

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HN
25 tháng 5 2021 lúc 21:14

Là một người Việt Nam, không hiểu các bạn thế nào, còn bản thân tôi cứ mỗi lần nghe lại Tuyên ngôn Độc lập Hồ Chủ Tịch đọc hay mỗi lần dù không trực tiếp đứng chào cờ mà chỉ nghe Quốc ca thôi, tôi cũng thấy trong lòng rạo rực, tràn đầy cảm xúc và cũng rất đỗi tự hào. Tự hào mình là dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng, có bề dầy lịch sử oanh liệt về đánh đuổi ngoại xâm. Qua đây, tôi cũng mong rằng mọi người dân Việt Nam phải làm thế nào để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, không chỉ để bạn bè quốc tế thán phục về truyền thống anh hùng mà còn khâm phục về thành tựu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HM
25 tháng 5 2021 lúc 21:15

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác Hồ còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NU
Xem chi tiết
DK
13 tháng 11 2021 lúc 15:00

Tham khảo:

 Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ , đó là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

 

       Trước hết ta thấy Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ, lãnh đạo dân ta tới chiến thắng, khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo, đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp. Tư tưởng của Người có giá trị vô cùng to lớn đối với Cách Mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc, Người yêu nước thương dân sâu sắc, bởi vậy triệu triệungười dân Việt Nam đều là con cháu của Người. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách đối xử của Bác đối với cá nhân từng người vô cùng thân mật và gần gũi:

 

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế

 

Ôm cả non sông mọi kiếp người .”

 

(Tố Hữu )

 

       Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế: Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ, ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu… Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam, Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị lãnh tụ vĩ đại được mọi người dân Việt Nam kính yêu và ngưỡng vọng .

 

       Bác Hồ còn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới. Bác dã từng là chủ bút tờ báo “Người cùng khổ ”ở Pháp, đã từng viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”gây tiếng vang lớn. Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập truyện ký bằng tiếng Pháp,“Tuyên ngôn độc lập” và "Nhật ký trong tù”cùng rất nhiều những vần thơ khác nữa… Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới, thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc. Bác đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị, giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam .

 

       Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng mọi người dân Việt Nam Bác vẫn là người đẹp nhất:

 

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

 

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

 

       Càng tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác, em càng kính yêu và tự hào về Bác hơn. Điều đó khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội.

 

       Bác là tinh hoa khí phách của dân tộc, cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng. Bởi vậy mà chúng ta cần “Sống, chiến đấu ,lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ”.

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LA
17 tháng 5 2018 lúc 20:36

BÁC HỒ ! tiếng gọi thân thương đó dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bản thân tôi từ thuở còn cắp sách tới trường và in sâu trong trái tim của hàng triệu người Việt Nam. Mỗi khi có dịp xem lại những thước phim tư liệu kể lại thời kìBác còn sống, Bác đi thăm đồng cùng người dân, lên trận đia pháo cùng bộ đội, ca hát cùng các cháu thiếu niên nhi đồng, cũng như lúc Bác đi công tác nước ngoài …ở đâu Bác cũng được mọi người kính trọng, yêu thương, bản thân tôi dâng trào cảm xúc và cay xè nơi khóe mắt và tôi tin rằng người việt Nam ai cũng có những tình cảm như thế đối với Bác Hồ, người lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dânViệt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt cuộc đời và quá trình hoạt động của mình, Người luôn đề cao đạo đức – tác phong của người cách mạng. Bốn đức tính mà Người xem là “gốc của đạo đức cách mạng” gồm: cần, kiệm, liêm và chính. Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc. Người có bốn nết: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người. Như vậy, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong bốn đức tính ấy không thể thiếu được của một con người. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng  đáng là công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Ta bên Người. Người toả sáng bên ta, Ta bỗng lớn lên bên Người một chút”. Để lớn lên, ta thường xuyên rèn đức, luyện tài, có lý tưởng sống và ý chí tự lực tự cường, bằng sức lao động chân chính. Cho nên, mọi người phải xác định rõ lý tưởng sống là cống hiến, là tận tâm, tận lực để phục vụ. Trong lao động phải xuất phát từ mục tiêu trong sáng, làm việc phải có ý chí quyết tâm, vì: ý chí đó là một đức tính cần nhất trong những lúc khó khăn mà Bác là một tấm gương cho chúng ta noi theo. Sự cần thiết phải học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay: Như chúng ta đã biết, sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã khẳng định : Đạo đức là gốc của cách mạng . Bác coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông . Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội . Bởi vậy, học tập , rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết và quan trọng. Mỗi chúng ta hiểu rằng trong quá trình chúng ta hội nhập sâu hơn về kinh tế và giao lưu văn hoá , khoa học kỷ thuật ngày càng mạnh mẽ hơn với bên ngoài , bên cạnh những thời cơ lớn thì có những thách thức không nhỏ, trong đó có những thách thức về đạo đức lối sống do những luồng tư tưởng văn hoá ngoại lai du nhập . Mặt khác, thực tiễn cuộc sống cũng cho thấy đã và đang xẩy ra tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức và trong các tầng lớp nhân dân . Vì vậy với đợt học tập này lại càng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là học tập và làm theo tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản chân chính, đồng thời cũng là  tấm gương đạo đức của một con người bình dị, gần gũi, ai cũng có thể học tập, noi theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội. Đó là tấm gương trọn 

Bình luận (0)
LA
17 tháng 5 2018 lúc 20:38

Hiện nay, cả nước ta đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong xây dựng xã hội mới, xây dựng đời sống văn hóa ở từng khu dân cư, ở từng khu phố, thôn, ấp, nhiều cán bộ, đảng viên đang nêu gương sáng, được nhân dân tin yêu, mến phục, cộng đồng ngưỡng mộ. Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là ở cái tâm trong sáng, một đức độ hy sinh: có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Đó chính là cái cốt của học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng tới để xây dựng, gìn giữ mối quan hệ bền chặt, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân./.

Bình luận (0)
NU
17 tháng 5 2018 lúc 20:38

Suy nghĩ về sự nêu gương trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.

Tác dụng nêu gương giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành đạo đức xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.

Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình, đó là tấm gương của cha, mẹ đối với con cái, của anh, chị đối với các em; trong xóm làng, khu phố, đó là tấm gương của các bậc cao niên, các cựu chiến binh, các thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ; trong cơ quan Đảng và Nhà nước, đó là tấm gương của các đồng chí phụ trách, các đồng chí lãnh đạo đối với nhân viên; trong đơn vị quân đội, đó là tấm gương của các cấp chỉ huy, các chính ủy, chính trị viên đối với binh sĩ, của cấp trên đối với cấp dưới; trong toàn xã hội, đó là tấm gương của những "người tốt việc tốt", đối với mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân.

Nền đạo đức mới chỉ trở thành nền tảng văn hóa của xã hội khi những phẩm chất đạo đức trở thành hành vi đạo đức phổ biến trong toàn xã hội, trong đó những tấm gương đạo đức có tác dụng thúc đẩy việc hình thành nền tảng văn hóa đó. Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, là hiện thân của nền đạo đức mới Việt Nam.

Đảng ta phát động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nhằm góp phần tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng tối của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo quyền lực, địa vị… đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội trong đời sống hàng ngày.

Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ là học cho được cái gốc, tức là học cho được cái tâm và tấm lòng của mình  trước nỗi khổ của nhân dân, của con người, của đồng loại, biết đồng cảm, sẻ chia những bất hạnh của mỗi cảnh đời trong cuộc sống. Bác Hồ thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên mới đi làm cách mạng. Người có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Học gương đạo đức Bác Hồ là phải học từ cái tâm, từ những xúc động đến rưng nước mắt của Bác trước nỗi khổ của con người, là vận dụng bài học đó để suy nghĩ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.

Hiện nay, cả nước ta đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong xây dựng xã hội mới, xây dựng đời sống văn hóa ở từng khu dân cư, ở từng khu phố, thôn, ấp, nhiều cán bộ, đảng viên đang nêu gương sáng, được nhân dân tin yêu, mến phục, cộng đồng ngưỡng mộ. Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là ở cái tâm trong sáng, một đức độ hy sinh: có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Đó chính là cái cốt của học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng tới để xây dựng, gìn giữ mối quan hệ bền chặt, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân./.

Bạn vui lòng tham khảo thêm link này nhé

https://h.vn/hoi-dap/question/248856.html

k nha!

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NX
Xem chi tiết
UT
25 tháng 3 2021 lúc 20:28

Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được
truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiến sĩ xúc động:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác đã nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng
khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho các anh chiến sĩ đang ở trong mái lều cùng Bác mà Bác còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân

công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Mặc dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn cứ thức. Bác còn động viên anh chiến sĩ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho anh đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan với Bác và anh thức luôn cùng Bác.
 
Bình luận (0)

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng  lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.

 

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy  sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.

 

 Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần  mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại  thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc  ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Bình luận (0)
TD
25 tháng 3 2021 lúc 20:28

Hình ảnh Bác Hồ vĩ đại hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại và một người cha già luôn dành tình yêu thương với những cử chỉ quan tâm đến những người chiến sỹ. Dù cho bên ngoài trời đã rất khuya nhưng Bác vẫn chưa ngủ mà vẫn đốt lửa sưởi ấm cho những người chiến sỹ. Hành động "nhón chân nhẹ nhàng" và "đi dém chăn từng người" của Bác chính là hành động giản dị nhưng đầy ắp tình yêu thương của Bác. Bác là ngọn lửa ấm áp dành cho dân tộc, dành cho cách mạng và con đường gian nan trước mắt. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ không những là hình ảnh của 1 vị lãnh tụ kính yêu mà còn là 1 người cha đầy ắp tình thương dành cho các con của mình. 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TM
8 tháng 1 2022 lúc 7:07

Ta thấy rằng qua hai bài thơ cảnh khuya vằm tháng giêng hình ảnh Bác Hồ hiện ra thật lung linh vĩ đại. Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Còn với bài thơ Rằm tháng giêng ình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm túc nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước. Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương. 

chúc bạn học tốt

 

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
16 tháng 3 2022 lúc 18:16

refer

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Bình luận (0)
KS
16 tháng 3 2022 lúc 18:44

tham khảo 

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Bình luận (0)