Những câu hỏi liên quan
KK
Xem chi tiết
MN
4 tháng 4 2021 lúc 22:02

Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu:

   - Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.

   - Thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/ lứa, trứng có vỏ đá vôi.

   - Trứng được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.

Bình luận (0)
TC
4 tháng 4 2021 lúc 22:11

-Sinh sản :

   + Thụ tinh trong .

   + Mỗi lứa đẻ hai trứng , trứng giàu noãn hoàn , vỏ có đá vôi .

   + Có tập tính ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
NH
3 tháng 8 2016 lúc 7:07

 Đề bài : Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?

Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định ,nên sử dụng được nguồn oxi với hiệu suốt cao,nhất là trong khí bay.

CHúc bạn học tốt! hihi

Bình luận (0)
MV
3 tháng 8 2016 lúc 7:13

- Thân: hình thoi                                               

- Chi trước biến thành cánh

- Chi sau: gồm 3 ngón trước và 1 ngón sau, có vuốt

- Lông ống: có các sợi lông tạo thành phiến mỏng

- Lông tơ: có các sợi lông mọc thành chùm lông xốp

-  Mỏ sừng, bao lấy hàm không có răng

-  Cổ dài, khớp đầu với thân

Bình luận (0)
NH
15 tháng 2 2020 lúc 11:39

Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay. Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phũ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vù mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chi có chùm sợi lông mảnh tạo thành một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
Cánh chim khi xoè ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.
Chi sau có bàn chân dài gồm 3 ngón trước, 1 ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xoè rộng ngón khi chim hạ cánh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MS
Xem chi tiết
PT
8 tháng 2 2021 lúc 19:16

Câu 1:Nêu những đặc điểm của cơ thể sống. Lấy ví 3 ví dụ về vật sống và 3 ví dụ về vật không sống.

Đặc điểm: Lớn lên, lấy thức ăn, sinh sản.

Ví dụ: Vật sống: con gà, cây đậu, cây lúa

Vật không sống: cái bàn, hòn đá, cái ly

Câu 2: Kể tên các loại thân biến dạng và chức năng của từng loại.

Thân củ: khoai tây, su hào, .... chứa chất  dự trữ 

Thân rễ: gừng, giềng, dong ta, ..... chứa chất dự trữ

thân mọng nước: xương rồng, cành giao,... dự trữ nước

 Câu 3: Phân biệt đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?

Rễ cọc có rễ cái to khỏe , đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên . Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa . Rễ chùm gồm nhiều rễ con , dài gần bằng nhau , thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm .

Bình luận (0)
NT
8 tháng 2 2021 lúc 19:13

Câu 1: 

-Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:

+Có sự trao đổi chất với môi trường(lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được.

+Lớn lên và sinh sản

 

Bình luận (0)
SB
Xem chi tiết
IP
11 tháng 1 2021 lúc 20:29

- Điều kiện sống: Cá chép ưa các vực nước lặng (ao, hồ, ruộng, sông, suối...), chúng ăn tạp (giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh...). Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, vì cá chép là động vật biến nhiệt.

- Đặc điểm sinh sản: Mỗi lần cá chép cái đẻ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Trứng được thụ tình phát triển thành phôi, rồi thành cá con.

Bình luận (0)
VN
11 tháng 1 2021 lúc 20:29

Điều kiện sốngCá chép ưa các vực nước lặng (ao, hồ, ruộng, sông, suối...), chúng ăn tạp (giun, ốc, ấu trùng côn trùng  thực vật thủy sinh...). ... - Sinh sản: Mỗi lần cá chép cái đẻ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thủy sinhCá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài).

Bình luận (0)
NT
11 tháng 1 2021 lúc 21:27

-Điều kiện sống :

+Cá chép sống ở vùng nước ngọt (ao, hồ, sông, suối,...)

+Cá chép loài ăn tạp (Giun, ốc, côn trùng,...)

+Cơ thể sống nhờ vào nhiệt độ môi trường, vì cá chép là động vật biến nhiệt

-Đặc điếm sinh sản:

+Cá chép sinh sản vào mùa mưa

+Mỗi lần đẻ cá chép cái đẻ khoảng từ 15 - 20 vạn trứng(cá chép đẻ nhiều để duy trì nòi giống vì không được b mẹ đi theo để bảo vệ) suôi theo dòng nước hoặc vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo sau tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài)

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
MN
17 tháng 6 2016 lúc 12:18

So với thằn lằn chim bồ câu có những đặc điểm tiến hóa về:

+Hệ thần kinh:Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng. Trong bộ não thì não trước( đại não), não giữa( hai thùy thị giác), và não sau( tiểu não) phát triển hơn ở thằn lằn.

+Hệ sinh sản: Đối với chim bồ câu mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển. Chim bồ trống không có cơ quan giao phối( cơ quan giao phối tạp thời" do xoang huyệt của chim trống lộn ra"). Thụ tinh trong đẻ và ấp trứng.

Bình luận (2)
NP
Xem chi tiết
ZZ
7 tháng 3 2016 lúc 19:02

Câu 1: Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giảm, sự quang hợp của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân ,rễ; nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sự ra hoa, kết hạt và tạo quả.

Câu 2: Ví dụ 1:Xương rồng sống ở những nơi khô hạn (sa mạc,...)nên lá của nó sẽ biến thành gai nhằm giảm bớt sự thoát hơi nước qua lá và để thích ứng với môi trường.

             Ví dụ 2:Cây bần Rễ thở : mọc ngược lên trên mặt đất để lấy oxy

            Ví dụ 3: Cây tơ hồng
Giác mút : rễ biến thành giác mút, lấy thức ăn từ cây chủ. 

Câu 3: Cơ quan sinh dưỡng:

Rễ chùm :Gồm nhiều rễ con
dài gần bằng nhau ,thường mọc
tỏa ra từ gốc thân thành một chùm.
+Thân: màu nâu,có phủ những lông nhỏ.
+Lá: Có những đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm.
_ Lá non cuộn tròn lại ở phần đầu.

Cơ quan sinh sản: Sinh sản bằng bào tử

Mặt dưới lá dương xỉ túi bào tử có những đốm chứa .Vách túi bào tử có một vòng cơ màng tế bào dầy lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín.Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tản rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con Dương xỉ sinh sản bằng bảo tử như rêu.

Câu 4:- Ngành rêu: thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ. Sống ở cạn thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con. 
- Ngành dương xỉ: đã có rễ, thân, lá thật . Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản.

=> Loài dương xỉ phát triển hơn.

 

 

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
IP
2 tháng 3 2021 lúc 20:54
          Đặc điểm cấu tạo ngoài 
 Cá

- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân → giảm sức cản của nước.

- Mắt không có mi, màng mắt cá tiếp xúc với môi trường nước→ màng mắt không bị khô.

- Vây cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy→ giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.

- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp→ giúp cá cử động theo chiều ngang.

- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân → có vai trò như bơi chèo.

 Ếch 

+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

     + Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

     + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

  -   Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

     + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

     + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

     + Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

 Bồ câu 

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

 

Bình luận (0)
QC
Xem chi tiết
MH
30 tháng 3 2021 lúc 10:21

Đời sống

- Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm.

- Có tập tính đào hang, ẩn náu trong bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy nhanh bằng cách nhảy 2 chân sau khi bị săn đuổi.

- Kiếm ăn chủ yếu vào buổi chiều và ban đêm nên khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh nắng cho chuồng thỏ.

- Thức ăn: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm nên trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay gỗ.

- Là động vật hằng nhiệt.

Trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre nứa hoặc bằng gỗ vì thỏ là động vạt gặm nhấm nên thỏ sẽ gặm chuồng (tre, gỗ)

Bình luận (0)
PB
Xem chi tiết
MN
4 tháng 4 2021 lúc 13:12

a) Đời sống : 

Thỏ có tập tính sống ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù. Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ); là động vật hằng nhiệt.

b) 

+ Thỏ ăn thực vật, thuộc bộ Gặm Nhắm, răng cửa luôn mọc dài ra, vì thế thỏ thường xuyên gặm nhắm để mài mòn răng, nên làm cho chuồng tre sẽ bị hư, phải sửa chữa.
+ Thỏ gặm chuồng bị hư lâu ngày nếu không phát hiện thỏ có thể trốn thoát
 

 
Bình luận (0)
AL
4 tháng 4 2021 lúc 13:12

Đời sống của tỏ là:

- Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm.

- Có tập tính đào hang, ẩn náu trong bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy nhanh bằng cách nhảy 2 chân sau khi bị săn đuổi.

- Kiếm ăn chủ yếu vào buổi chiều và ban đêm nên khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh nắng cho chuồng thỏ.

- Thức ăn: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm nên trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay gỗ.

- Là động vật hằng nhiệt.

Người ta ko làm chuông bằng tre hoặc gỗ vì: những động vật bị nhốt trong lồng như thỏ sẽ gặm lồng nếu lồng làm bằng gỗ, tre.

Bình luận (0)
H24
4 tháng 4 2021 lúc 13:50

Đời sống của tỏ là:

- Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm.

- Có tập tính đào hang, ẩn náu trong bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy nhanh bằng cách nhảy 2 chân sau khi bị săn đuổi.

- Kiếm ăn chủ yếu vào buổi chiều và ban đêm nên khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh nắng cho chuồng thỏ.

- Thức ăn: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm nên trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay gỗ.

- Là động vật hằng nhiệt.

Người ta ko làm chuông bằng tre hoặc gỗ vì: những động vật bị nhốt trong lồng như thỏ sẽ gặm lồng nếu lồng làm bằng gỗ, tre để mài mòn răng

Bình luận (0)