Nêu bổn phận của trẻ em
Quan sát tranh và nêu bổn phận của trẻ em.
Kể thêm một số bổn phận khác của trẻ em
Bức tranh 1: Quan tâm, hỏi han, chia sẻ với mẹ
Bức tranh 2: Kính trọng, lễ phép với thầy giáo
Bức tranh 3: Quan tâm, giúp đỡ người già
Bức tranh 4: Giới thiệu về Đất Nước cho du khách
- Một số bổn phận khác của trẻ em:
Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tuân thủ và chấp hành pháp luật
Nêu bổn phận của trẻ em? Bản thân em phải làm gì để thực hiện tốt bổn phận của trẻ em?
Giúp mik vs, mai thi rồi ạ >.<
Bổn phận của trẻ em : yêu thương ông bà , cha mẹ , anh chị em trong nhà ; lễ phép với ông bà , bố mẹ ; kính trọng ông bà và bố mẹ . Phải tỏ lòng biết ơn , Hiếu thảo đối với người đã có công to lớn của cuộc đời chúng ta .Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn ; yêu lớp , yêu trường . Kính trọng với thầy cô .
+ Bản thân em đã làm :
- Luôn " dạ " và " vâng " khi nói chuyện với ông bà , bố mẹ hay những người lớn tuổi hơn em
- Nói chuyện có đầu có đuôi , không được nói trống không .
- Hiếu thảo với ông , với bà , với bố mẹ .
- Đoàn kết cùng cả lớp , bạn bè.
- THƯỜNG XUYÊN GIÚP ĐỠ CÁC BẠN TRONG LỚP .
- Ngoài giúp đỡ bạn bè cần giúp đỡ những người kém may mắn .
- Anh chị em yêu thương nhau , đùm bọc lẫn nhau.
-........
Tham khảo:
Trẻ em có bổn phận sau đây: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
Tham khảo:
Bổn phộn cua trẻ em là:
Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thầy cô, người lớn....
Chăm chỉ học tập, rèn luyện
Yêu lao động, giúp đỡ gia đình
Sống khiêm tốn, có đạo đức tốt, tôn trọng pháp luật, kỉ luật...
Yêu quê hương, đất nước...
-Nghe lời ông bà cha mẹ,chăm sóc yêu thương, nuôi dưỡng khi ông bà cha m ẹ già yếu mất khả năng lao động. Không được ngược đãi xúc phạm ông bà cha mẹ. Giúp ông bà cha mẹ làm những việc trong nhà mà mình làm được.
Hãy nêu 4 việc em sẽ làm để thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em và 4 việc không đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em
Nêu bổn phận của trẻ em ? Liên hệ việc thực hiện bổn phận của bản thân .
Giúp mình với . Camon !
Bổn phận của trẻ em :
+ Kính trọng, yêu thương ông bà , cha mẹ, hay những người lớn tuổi hơn em.
+ giúp đỡ bạn bè hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Yêu thầy yêu cô , và yêu bạn bè .
+ Anh chị em hòa thuận, đoàn kết .
+ ................
Liên hệ việc thực hiện bổn phận của bản thân :
+ Ở nhà, em thường xuyên làm việc nhà để phụ giúp bố mẹ. Tự giác nấu cơm nước cho gia đình. Em cùng với chị em yêu thương nhau , không bao giờ cãi vã . Luôn biết nhường nhịn .
+ Ở lớp, trường thì em cùng với các bạn đoàn kết, cùng nhau sẻ chia những lúc buồn vui , kính trọng thầy cô , học tập giỏi giang, có nhiều kiến thức.
+ Ở những nơi khác : em gặp chuyện bất bình , em đã giúp đỡ họ lấy lại cái đúng để họ không phải chịu thiệt thòi. Và khi em thấy phụ nữ , người già hay trẻ nhỏ em thường nhường ghế cho họ ngồi.
=> Mỗi ngày của em thường trải qua như thế, làm nhiều bản thân em lại thấy vui
Tham Khảo
Trẻ em có bổn phận sau đây: 1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình; 2.Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.( ghi nhớ sgk)
Bổn phận của trẻ em : yêu thương ông bà , cha mẹ , anh chị em trong nhà ; lễ phép với ông bà , bố mẹ ; kính trọng ông bà và bố mẹ . Phải tỏ lòng biết ơn , Hiếu thảo đối với người đã có công to lớn của cuộc đời chúng ta .Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn ; yêu lớp , yêu trường . Kính trọng với thầy cô .
Nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Em đã làm gì để thực hiện tốt bổn phận của trẻ em?
Giúp mình vs ạ, mai mình kiểm tra rồi!!
Cảm ơn^^
Tham khảo
Đối với gia đình:
-Yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ.
-Phải vâng lời ông bà, cha mẹ.
-Khi lớn, phải biết chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chúng ta.
→Làm được những điều đó mới trở thành đứa con hiếu thảo.
*Đối với nhà trường:
-Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.(Phải biết vâng lời...)
-Phải sống khiêm tốn, trung thực và thực hiện theo những nội quy nhà trường(Dám nhận lỗ khi mắc khuyết điểm, vâng lời thầy cô giáo...)
-Thương yêu các em nhỏ.
Em đã thực hiện một số những điều trên.
Tham khảo
a/ Bổn phận của trẻ em đối với gia đình và nhà trường:
- Đối với gia đình: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức.
- Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết, tương thân tương ái với bạn bè.
bổn phậm trẻ em với gia đình
- học thật giỏi
- biết nghe lời bố mẹ (không cãi người lớn, nói dối, đánh nhau, trốn học, ...)
- không học giỏi thì ít nhất phải chăm học
- kính trọng, tôn trọng ông bà cha mẹ
bổn phận trẻ em với nhà trường
- giữ gìn tài sản nhà trường
- cố gắng học giỏi và siêng năng
- tuân theo những nội quy của nhà trường
bổn phận trẻ em với xã hội
- biết kính trên, nhường dưới
- phải biết lắng nghe và không được cãi
Em đã cố gắng thực hiện những nội quy một cách tốt nhất. Nếu như có người nào đó tới khuyên em một điều gì đó, em sẽ học cách lắng nghe và nếu nó đúng thì làm theo còn nếu nó sai thì không làm. Mỗi lần làm sai thì em sẽ tự kiểm điểm bản thân, để lần sau không làm vậy nữa. Đặc biệt phải nhớ kính trên nhường dưới, lễ phép với ông bà cha mẹ, học thật giỏi để sau này lo cho bản thân và gia đình.
-Nêu cụ thể các quyền mà trẻ em được hưởng.
-Bổn phận của trẻ em.
-Nêu trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội.
Tham khảo:
* Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
* Quyền được chăm sóc:
- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng.
- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
* Quyền được giáo dục:
- Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.
- Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
2.2 Bổn phận của trẻ em:
- Trong gia đình: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo,vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ; yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em
- Trong xã hội: yêu quê hương đất nước; có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng và chấp hành pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh; tôn trọng, lễ phép với người lớn; Bảo vệ tài nguyên môi trường; không tham gia tệ nạn xã hội; chăm chỉ học tập rèn luyện đạo đức.
2.3 Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội.
- Cha mẹ (người đỡ đầu) chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em.
- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Có trách nhiệm chăm sóc giáo dục và bồi dưỡng cấc em trở thành người công dân có ích.
Tham khảo.+ Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
+ Quyền được giáo dục, học tập và phát triển
+ Quyền vui chơi, giải trí
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Bổn phận của trẻ em với bản thân:
+ Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.
+ Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
Các quyền mà trẻ em được hưởng:
+ Quyền sống.
+ Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
+ Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.
+ Quyền được giáo dục, học tập và phát triển.
+ Quyền vui chơi, giải trí.
+ Quyền được tham gia bày tỏ những ý kiến , mong muốn của mình.
+ Quyền được bảo vệ.
Bổn phận của trẻ em:
+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.
+ Phụ giúp cha mẹ những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển.
+ Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
+ Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học.
+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.
+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.
+ Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi.
+ Quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
+ Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác.
+ Chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội:
+ Cha mẹ hoặc gia đình là người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, nuôi dạy, chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
+ Xã hội và nhà nước: Tạo mọi điều kiện thuận lợi và tốt nhất để bảo vệ quyền lợi trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục các em thành những công dân có ích cho nước.
Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
Học sinh nêu 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21.
Em hãy nêu hai biểu hiện của học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em ?
chăm chỉ học tạp khi ngồi trên ghế nhà trường
vâng lời ông bà cha mẹ
Trẻ em có những bổn phận gì? Tại sao phải quy định bổn phận của trẻ em?
Trẻ em có bổn phận :
- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN Xã hội chủ nghĩa
- Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác
- Yêu quý , kính trọng và giúp đỡ ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn
- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục
- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe
Phải quy định bổn phận của trẻ em vì :
- Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, phải uốn nắn làm sao để trẻ em trưởng thành một cách tốt nhất, trở thành một công dân có trách nhiệm với gia đình, xã hội; để không ỷ lại và dựa vào quyền của trẻ em lên mặt với người khác...
trẻ em có bổn phận :
- phải chắm chỉ học tập
-phải kễ phép với nguoiwf lớn cha mẹ ông bà và thầy cô giáo ko đc nói láo trước mặt mọi người
- ko buôn bán đò cấm như ma tuý , súng đạn ......
- ko trốn học đi chơi điện tử
- phải yêu tổ quốc đất nước
-..............
tại vì trẻ em là người sẽ giúp cho đất nước phát triển lên . trẻ em là mầm nôn là tương lai sau này của dâtd nước . Nên chúng ta phải dạy dỗ , phải để trẻ em trưởng thành 1 cách tốt nhất.