Vì sao nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí gần biển hay xa biển, theo độ cao và vĩ độ địa lí
ai trả lời hộ mình câu này với
Tiêu đề 1 : nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.Giải thích
Tiêu đề 2 : nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ. Giải thích
Tiêu đề 3 : nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển. Giải thích
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo: vị trí gần hay xa biển,..........., và..........
(Địa 6, hỏi hộ)
3 tick nha!
vị trí gần hay xa biển , độ cao và vỉ độ
k cho mk nha
Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo: vị trí gần hay xa biển,độ cao và vĩ độ
Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo:vị trí gần hay xa biển,theo độ cao,và theo vĩ độ.
Câu 10. Sự phân tầng thực vật theo độ cao là do:
A. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi
B. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm theo vĩ độ
C. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm theo kinh độ
D. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm theo vị trí gần hay xa biển
A. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi
Hãy tóm tắt lý thuyết:
a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí gần hay xa biển .
b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
Giúp mình nhanh nha ngày mai cần gấp :)
a) Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của đất đá và nc khác nhau. Cụ thể: Đất đá hấp thụ và tỏa nhiệt nhanh.
b) Càng lên cao nhiệt độ ko khí càng giảm (Trung bình lên cao 100m giảm 0,6oC).
c) Nhiệt đọ ko khí giảm dần từ xích đạo về hai cực.
Vì ở gần xích đạo, quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời vs Mặt Đất lớn nên Mặt Đất nhận đc nhiều nhiệt.Càng lên gần cực góc chiếu tia năng Mặt Trời càng nhỏ, Mặt Đất nhận đc nhiều nhiệt hơn, nên ko khí trên Mặt Đất cũng nóng ít hơn
(Theo ý mk là như vậy, có gì sai cho mk xin lỗi nha!)
Chúc bạn học tốt Mai Thanh Xuân!
Trên cùng vĩ độ, nhiệt độ khác biệt nhau là do
A. Vị trí gần biển hay xa biển
B. Độ cao địa hình
C. Góc nhập xạ cảu ánh sáng Mặt trời
D. Độ che phủ cua thảm thực vật
Dựa vào bảng 11 (trang 41 – SGK) và hình 11.3 (trang 42 SGK), trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Xích đạo về cực. Nguyên nhân, càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0o, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng ở địa cực).
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ đại dương vào đất liền. Nguyên nhân: càng xa đại dương, tính chất lục địa càng tăng dần.
Hãy nêu biểu hiện của không khí khi thay đổi nhiệt độ:
a) Theo vị trí xa hay gần biển.
b) Theo vĩ độ.
c) Theo độ cao.
(mọi người giúp mình với nhé, mình đang cần gấp tuần sau kiểm tra).
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển
- Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
- Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:
- Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:
+ Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.
+ Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.
- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.
- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.
trình bày giải thích sự thay Đổi nhiệt độ của không khí theo vị trí gần xa biển và theo vĩ độ.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn (từ 1,80C tại vĩ độ 00 tăng lên 32,20C tại vĩ độ 700).
⟹ Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).
- Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt càng tăng:
+ Ớ bờ ven đại dương có biên độ nhiệt thấp nhất (Valenxia: 90C).
+ Tiến vào phía trong lục địa biên độ nhiệt tăng dần (Podơnan: 210C và Vacxava: 230C).
+ Vùng nội địa có biên độ nhiệt cao nhất (Cuốcxcơ: 29 0C).
⟹ Nguyên nhân: Do sự nóng lên và lạnh đi khác nhau giữa lục địa và đại dương.
Vùng biển hấp thu nhiệt chậm đồng thời tỏa nhiệt chậm nên chênh lệch nhiệt độ thấp, mặt khác khí hậu được điều hòa bởi nguồn ẩm dồi dào.
Càng vào sâu bên trong, tính lục địa càng tăng: do lục địa hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt cũng rất nhanh nên chênh lệch nhiệt độ lớn, khí hậu khắc nghiệt.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn (từ 1,80C tại vĩ độ 00 tăng lên 32,20C tại vĩ độ 700).
⟹ Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).
- Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt càng tăng:
+ Ớ bờ ven đại dương có biên độ nhiệt thấp nhất (Valenxia: 90C).
+ Tiến vào phía trong lục địa biên độ nhiệt tăng dần (Podơnan: 210C và Vacxava: 230C).
+ Vùng nội địa có biên độ nhiệt cao nhất (Cuốcxcơ: 29 0C).
⟹ Nguyên nhân: Do sự nóng lên và lạnh đi khác nhau giữa lục địa và đại dương.
Vùng biển hấp thu nhiệt chậm đồng thời tỏa nhiệt chậm nên chênh lệch nhiệt độ thấp, mặt khác khí hậu được điều hòa bởi nguồn ẩm dồi dào.
Càng vào sâu bên trong, tính lục địa càng tăng: do lục địa hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt cũng rất nhanh nên chênh lệch nhiệt độ lớn, khí hậu khắc nghiệt