Những câu hỏi liên quan
SP
Xem chi tiết
SP
Xem chi tiết
MH
30 tháng 12 2021 lúc 12:03

Tham khẻo

 

Dừa là một loại cây trồng phổ biến ở các vùng quê khắp cả đất nước, đặc biệt tập trung nhiều ở các miền ven biển nước ta. Cây dừa đóng góp rất nhiều lợi ích vào trong đời sống của con người, trở thành cây trồng quen thuộc, hữu ích và kinh tế cao.

Dừa có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á, sau đó trở nên phổ biến khắp thế giới nhờ những dòng chảy của biển mang quả dừa khô đi đến mọi nơi. nhờ khả năng chịu hạn, sức sống bền bỉ, giúp cây dừa trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Thậm chí, tại các vùng núi cao, cây dừa vẫn phát triển tốt.

Dừa là một loài cây trong họ Cau, thuộc loại cây lớn, thân đơn trục, có thể cao tới 30m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim một lần, cuống và gân chính dài 4 – 6 m, các thùy với gân cấp hai có thể dài 60 – 90cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.

 

Ở nước ta, cây dừa phát triển rất phong phú. Căn cứ vào hình thức bên ngoài hoặc đặc trong bên trong quả, hoặc vùng miền phát triển, người ta phân dừa thành nhiều loại: Dừa xiêm, dừa bị, dừa nếp, dừa dâu, dừa dứa, dừa sáp. Các giống dừa trồng phổ biến ở địa phương có dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, dừa cỏ, dừa Tam Quan, dừa lùn.

Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.

Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể được sử dụng. Không một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sông lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.

Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mĩ nghệ khác hoặc làm chén đũa… Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí, vừa thanh nhã vừa lạ mắt.

 

Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mĩ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn độc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào,… rất thích hợp với người ăn chay. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa (còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nước giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa.

Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mĩ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.

Các sản phẩm của dừa còn được làm thuốc chữa bệnh, đồ mĩ nghệ và các vật dụng đồ đạc hết sức tiện lợi và bền bỉ. Tại một số nước, trái dừa còn là vật phẩm dâng lên các vị thần trong những ngày lễ quan trọng. Cây dừa, quả dừa và tên gọi của nó là là biểu trưng cho sự tinh khiết, sức sống bền bỉ, có ý nghĩa biểu thị cho sự an lành.

Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750 – 2.000 mm hàng năm), điều này giúp dừa trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao đế có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lí giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao.

Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn. Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi,… phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thê quả sẽ ít bị hư hại khi rụng.

Dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Cây dừa đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của nhân dân ta. Có thể thấy điều này qua các bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc các lễ hội hái dừa ở vùng đồng bằng tư Nam Bộ. Trái dừa luôn có mặt trong mâm ngũ quả thờ cúng trong ngày Tết cổ truyền.

Từ bao đời nay, cây dừa vẫn bền bỉ, kiên trung với đất, với người, dâng cho cuộc sống biết bao hoa thơm trái ngọt. Cây dừa là biểu tượng của sức sống phi thường, lòng quả cảm, đức hi sinh mà con người Việt Nam đời đời gắn bó, trân trọng và biết ơn.

 
Bình luận (0)
KN
Xem chi tiết
LL
25 tháng 11 2021 lúc 18:47

Tham khảo
Một những loài cây có sự gắn bó lâu đời và mật thiết đời sống, văn hóa của dân tộc Việt Nam phải kể đến là cây tre. Khi nhắc đến cây tre, chúng ta không khỏi tư hào gọi là cây tre Việt Nam như sự thừa nhận, khẳng định cây tre là một phần không thể thiếu được của nước nhà.

Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.

Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân. Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che nắng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Khi thời bình, tre trở thành những vật dụng thường ngày của người nông dân nhưng vào lúc nước ta gặp nỗi gian truân, tre lại trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vũ khí sử dụng đều phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Từ ngày còn bé ta đã được biết đến truyền thuyết về vị anh hùng Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện lịch sử quan trọng, Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt giành độc lập dân tộc.

Tre cũng mang trong mình những ý nghĩa biểu tượng rất đáng tự hào, tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng, là một truyền thống quý báu từ bao đời của cha ông. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất, giống như những con người Việt Nam dù phải chịu bao nhiêu sương gió, nhọc nhằn hay bị áp bức vẫn không mất đi sự cao quý trong tâm hồn và sự kiên cường trong tính cách. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam. Bởi vậy, cả dân tộc đều gọi tre là cây tre Việt Nam.
  Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, thế hệ này sẽ tiếp nối nhựa sống của thế hệ kia, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn, nhiều loại vật liệu được sinh ra thay thế cho tre nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt và mãi là tài sản vô giá của cả dân tộc.

Trên mảnh đất Việt Nam của cha ông, tre và người và đã gắn bó, cùng đồng cam cộng khổ, nâng đỡ nhau qua bao năm tháng lịch sử có giá trị to lớn và vĩnh hằng. Hình ảnh cây tre đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những trang văn hóa bất diệt của dân tộc, là người bạn lớn đáng tôn vinh của cả dân tộc.

Bình luận (0)
NT
25 tháng 11 2021 lúc 18:56

Nữ hoàng độc dược hay bả sói là những biệt danh dùng để chỉ loài hoa Ô đầu chứa chất kịch độc làm liệt cơ xương, loạn nhịp tim, gây tử vong cho người.

Cây hoa Ô đầu có nhiều loại, phổ biến như Aconitum napellus, Aconitum fortunei. Trong đó, Aconitum napellus thường mọc ở vùng sườn núi châu Âu, còn Aconitum fortunei được tìm thấy ở vùng núi Hà Giang, Lào Cai (Sa Pa) của Việt Nam và nhiều nơi khác.Cây trưởng thành cao khoảng 1 mét, lá cây có đường kính 5-10 cm xẻ thành 5-7 phần, hoa có màu tím đậm hoặc hơi xanh, mũ hoa hẹp dài hình cái mũ. Vì có hình hài hoa như vậy nên Ô đầu còn được gọi là "khăn đội đầu của thầy tu".Cây hoa Ô đầu chứa một loạt hóa chất có độc tố cao như aconitine, mesaconitine, hypaconitine và jesaconitine. Nếu hái lá cây mà không dùng găng tay, chất aconitine có thể xâm nhập vào cơ thể người một cách dễ dàng qua da.Chất độc trên cây Ô đầu tập trung đậm đặc nhất ở phần quả của cây, ngay cả cánh và mật hoa cũng chứa chất độc. Khi trúng độc tố của cây Ô đầu có thể làm tứ chi bị tê bì, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, loạn nhịp tim, nếu đủ liều có thể gây tử vong.Tương truyền thời kỳ Hy Lạp cổ đại, những người chăn cừu đã biết lấy chất độc từ cây Ô đầu để tẩm vào mũi tên bắn chết chó sói. Cho nên cây hoa này còn được biết đến với cái tên là cây bả sói.. Ở châu Âu, đây có lẽ là một trong những loài hoa đẹp nhưng độc nhất nên còn được tôn phong là "nữ hoàng độc dược".Với một lượng 20 – 40 ml chất độc từ cây Ô đầu có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong trong vòng 2 – 6 tiếng trúng độc. Còn nếu liều lượng lớn hơn thì có thể gây tử vong ngay. Chất độc của Ô đầu cũng từng được người Eskimos sử dụng để săn cá voi. Thậm chí phát xít Đức từng dùng chất độc của cây Ô đầu để làm đạn độc.

Tuy chứa chất kịch độc nhưng cây Ô đầu lại được sử dụng làm dược liệu trong việc bào chế thuốc trong chữa tim, chống viêm, xoa bóp khi nhức mỏi chân tay, khớp,nếu như sử dụng đúng liều.Cũng vì đó mà ô đầu đã được đưa vào y học ngày nay để chế tạo thuốc và sử dụng  một cách rộng rãi,phổ biến.
 

 
Bình luận (0)
DB
Xem chi tiết
DB
Xem chi tiết
ET
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
NG
14 tháng 11 2021 lúc 17:02

Tham khảo!

 

Em rất yêu thích những bóng cây nơi sân trường, những tán lá rợp mát xòe rộng ngập tràn kỉ niệm. Và có lẽ, em yêu nhất là cây phượng vĩ nơi góc sân trường.

Cây phượng vĩ này nép mình lặng lẽ nơi góc kín, nếu không để ý kĩ thì sẽ khó lòng mà thấy được vì nó bị che khuất bởi những tán cây rợn ngợp kia. Có khi, chỉ một ngày hè nóng nực, đứng trên lan can tầng ba mà đưa mắt nhìn ra khắp sân trường, hưởng thụ những cơn gió mát, có lẽ trong thoáng chốc sẽ thu được sắc đỏ thắm rực rỡ của những bông hoa phượng nở thành chùm ấy. Từng bông hoa như cánh bướm dập dờn, đan cài vào nhau, cứ thế lấp lánh, như rực lên dưới nắng chói chang. Gốc cây phượng ấy chính là nơi bí mật của em, nơi đây rất yên tĩnh và mát mẻ.

Cầm một cuốn sách, ngồi dưới gốc cây mà đọc, mà lắng nghe lòng mình, lắng nghe tiếng chim kêu, lắng nghe tiếng gió xào xạc, thưởng thức hương hoa dịu nhẹ, hương lá thanh thanh thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Có những chiều ra về ngủ quên dưới gốc cây, khi em tỉnh dậy, toàn thân đã tràn ngập lá và hoa, sắc trắng tinh khôi của tấm áo học trò như được tô điểm.

Những ngày cuối năm học, em dạo bước tới chỗ cây phượng, nhặt lấy những cánh hoa mềm mà đem về ép vào trang sách, thêm một dấu ấn kỉ niệm thời học trò. Cây như người bạn của em vậy. Mỗi lần có chuyện không vui ở trường, chỉ cần ngồi dưới gốc cây, dựa lưng vào thân cây màu nâu xù xì thô ráp là mọi khó chịu dường như tan biến hết cả.

Em rất yêu cây phượng này. Em ước gì nơi đây vẫn sẽ luôn là nơi bí mật của em, là người bạn tuyệt vời của riêng e suốt những năm tháng tiếp theo dưới mái trường thân yêu.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
IP
15 tháng 12 2021 lúc 21:53

Tham khảo 

   Suốt quãng đời thời học sinh, những đồ dùng  học tập như sách, vở, bút... luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu. Trong đó, cây bút bi là người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Ngày xưa, con người thường sử dụng bút lông ngỗng, lông chim để viết nhưng sau đó thì bút máy ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản bút máy rất bất tiện nên một phóng viên người Hungary đã phát minh ra cây bút bi. Bút bi đang bày bán trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy thế nhưng đa số có cấu tạo chung giống nhau. Vỏ bút được làm bằng nhựa, hình dáng thon dài còn ruột bút thì gồm đầu bút bi và mực đựng đầy trong ống nhỏ. Đầu bấm cũng rất quan trọng, nó giúp ta dễ dàng bấm mở mỗi khi sử dụng. Bút bi là một dụng cụ quan trọng và cũng là người bạn thân thiết của chúng ta vì nhờ có bút mà có những bài văn, thơ hay, những bức tranh đẹp. Bút bi là một trong những đồ dùng có ích cho mỗi người học sinh nên ta phải giữ gìn thật kĩ, không nên vứt hay làm rơi vì bút dễ vỡ.

Bình luận (0)