Kể về 1 trải nghiệm của em khi em được đi thăm gia đình của các thương binh, liệt sĩ.
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
a) Em và các bạn đi học về gặp một chú thương binh đang tìm nhà người quen.
b) Bà Năm ở cạnh nhà em là mẹ liệt sĩ. Mấy hôm nay bà bị ốm.
c) Nhân ngày 27 tháng 7 trường em tổ chức đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
d) Trong buổi lao động dọn vệ sinh khu vực nghĩa trang liệt sĩ, một số bạn bỏ ra ngoài chơi nhảy dây.
a) Em sẽ giúp đỡ chú tìm nhà người quen để không mất nhiều thời gian.
b) Giúp bà dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc bà hoặc đưa bà đi viện.
c) Tán thành và đi cùng mọi người để tìm hiểu về các vị anh hùng của dân tộc.
d) Yêu cầu các bạn nghiêm túc trước nơi chôn cất những người đã chiến đấu bảo vệ đất nước.
Trong kì nghỉ hè vừa qua , nhân kỉ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ . Địa phương em đã tổ chức 1 số hoạt động như : thăm hỏi bà mẹ việt nam anh hùng , thăm các gia đình thương binh liệt sĩ , chăm sóc tu sửa thương binh liệt sĩ , thắp nến chi ân các anh hùng liệt sĩ . Hãy kể 1 trong những hoạt động có ý nghĩa mà em được tham gia và chứng kiến
Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn. Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, ... Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình. Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “ Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “. Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay. Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị. Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.
Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.
Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an: - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây! Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ: - Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị. Người phụ nữ nức nở: - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với! Chú công an hỏi: - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? An mặc thế nào? Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép ... Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh: - Oi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi! Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất mục lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít: - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao? Chị Lan nhẹ nhàng đáp: - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ. Người phụ nữ nói tiếp: - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về. Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.
Ơ khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm. Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lai chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc. Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm. Biết hoàn cảnh khó khăn của bà năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫn quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà: - Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủi nhật là được rỗi. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi! Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười: - Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé! Ba chúng em đều thích vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó. Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc. Chúng em cũng vậy, niền vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân”
dựa vào dàn ý kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
a. mở bài
- nhân dịp nào đi thăm
- ai tổ chức? đoàn gồm những ai?
- dự định đến thăm gia đình nào? ở đâu
b. thân bài
- chuẩn bị cho cuộc đi thăm
- tâm trạng của em trước khi đi thăm
- trên đường đi đến nhà liệt sĩ? quang cảnh gia đình?
- cuộc gặp gở , viếng thăm diễn ra như thế nào?
- lời nói , việc làm , quà tặng
- thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ
c. kết bài
- ra về? ấn tượng về cuộc đi thăm(30 dòng)
ai làm ngắn gọn , hay thì được like
thứ 2 mik nộp bài rồi. giúp mik làm nha
Truyền thống "Lá lành đùm lá rách" là truyền thống quí báo của dân tộc ta, vì thế hàng năm ngày 27/7 các thường tổ chức cho chúng em đi đến nhà của những liệt sĩ neo đơn đề giúp đỡ, động viên họ. Trong một chuyến đi do trường tổ chức, em có ấn tượng về gia đình Nguyễn Quốc Khải .
Sáng thứ 7 mới khởi hành mà từ đầu tuần lớp em đã chuẩn bị đủ thứ nào là thức ăn, quà,....Vào lúc 5 giờ sáng, xe bắt đàu khởi hành. Chiếc xe chạy bon bon, bon bon. Đi trên xe chúng em vừa đi vừa hát, tập hát đề tặng những liệt sĩ. Cảnh vật hiện ra dần từ trong màn sương, ánh ban mai chiếu rọi khắp nơi. Đến tận 8 giờ 30 phút chúng em mới tới nơi. Vừa bước xuống xe em thấy quang cảnh khác lạ. Trước nhà là vườn cây ăn quả, giữa sân còn có một cây cau đang chín. Từ trong nhà, em thấy một cụ già khoảng 70 - 80 tuổi. Chúng em chào hỏi cụ rồi dìu cụ vào nhà. Ngồi nghe cụ kể chuyện một hồi, những giọt nước mắt đã rưng rưng rơi xuống, rồi cụ dắt chúng em vào mộ của các liệt sĩ đã hi sính cho đất nước, cụ nói rõ tên từng người, từng chiến công, chúng em thấp lại bằng sự kính trọng, niềm tự hào,... Sau một lát, chúng em vào nhà. Bấy giờ mới là giờ vui. Con trai tụi mình thì hái rau, xuống ao bắt cá. Tụi con gái thì nấu ăn. Tầm 15 phút sau, thức ăn đã sẵn sàng. Chúng em mời cụ vào nhà ăn. Cụ rưng rứng nước mắt, cụ bảo :"Đã lâu rồi cụ chưa được ăn bữa cơm gia đình như thế này, cụ cảm ơn tụi con". Sau khi dọn dẹp, chúng em trình bày tiết mục văn nghệ chuẩn bị hồi ban sáng. Mới
đó mà đã 5 giờ chiều rồi.......
Đã tới giờ về, tất cả chúng em đều có gì nuối tiếc. Cảnh vật cứ như ban sáng mà sao con người thay đổi nhanh thế này, có lẽ nào đây là giấc mơ..... Cụ già tiễn tụi em ra tới trước sân nhà và nói với giọng trầm ấm :" Tụi con về nhé, có gì về đây chơi với ta nữa nhé. Các cháu ráng học thành người, vâng lời cha mẹ thầy cô nha" Chúng em đồng thanh đáp: :" Vâng ạ". Chiếc xe bắt đầu khởi hành, chúng em vẫn nhìn lại, cụ già vẫn giơ tay chào cho đến khi xe đi mất.
a) Em hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn về những hoạt động đền ơn đáp nghĩa gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương em.
b) Hãy kể tên các trường học, đường phố, công viên và các công trình công cộng khác mang tên các anh hùng, liệt sĩ mà em biết.
a) Các hoạt động ở địa phương em:
- Thăm hỏi các gia đinh thương binh, liệt sĩ vào các ngày lễ.
- Giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn.
b)
- Tượng đài anh hùng Võ Thị Sáu, đường Võ Thị Sáu, công viên Võ Thị Sáu.
- Đường Trương Định
Kể lại một chuyến viếng thăm gia đình thương binh liệt si mà em có dịp tham dự.
Sáng chủ nhật tuần trước, lớp em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm bà Phan, mẹ liệt sĩ và chú Hiển, thương binh nặng, cụt cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975.
Nhà bà Phan nằm sâu trong một con hẻm ở đường Bàn Cờ. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man.
Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn một tháng, phòng Giáo dục quận 3 đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho căn nhà dột nát chật chội.
Thấy chúng em tới, bà mừng lắm: Các cháu đến thăm bà đấy ư? Khuôn mặt nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười đôn hậu. Bạn Thu Hương thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khỏe của bà. Bạn Tiến Thành cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm tỏa ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quang nhìn chúng em trìu mến. Chúng em biếu bà mấy ký đường, vài hộp sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ… Bà xúc động cảm ơn chúng em. Em thầm nghĩ là không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến, hi sinh đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc.
Rồi chúng em quây quần bên cánh võng, nghe bà kể về những kỉ niệm trong đời hoạt động cách mạng của mình; kể về chú Quang, người con trai yêu quý. Cảnh tượng bà cháu sum vầy thật vui vẻ và ấm cúng.
Từ giã bà Phan, chúng em sang thăm chú Hiển. Chú ngồi trên xe lăn, tươi cười chào đón chúng em. Tuy là một thương binh nặng nhưng chú Hiển vẫn rất lạc quan. Chú là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí khắc phục khó khăn.
Theo lời Bác dạy: Thương binh tàn nhưng không phế, chú Hiển vẫn cần cù làm việc bằng đôi tay tài hoa của mình. Chú hướng dẫn cho vợ con đan lát những mặt hàng thủ công mĩ nghệ bằng mây, tre, lá. Bàn tay cầm súng năm xưa giờ đây đang thoăn thoắt luồn những sợi mây óng chuốt, tạo nên những chiếc khay, chiếc giỏ xinh xắn, làm đẹp cho mọi nhà.
Chúng em nhận giúp đỡ gia đình chú đã hơn nửa năm nay nên đến nhà chú thấy việc là làm. Nhóm nữ giúp cô Hồng dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp. Bạn Thủy, bạn Dung hướng dẫn hai em con chú Hiển giải những bài toán khó. Chúng em quyên góp tiền mua tặng sách vở và một số đồ dùng học tập cho hai em. Chú Hiển nói lên ước nguyện của mình là cố gắng nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn. Với tình hình sức khỏe và hoàn cảnh gia đình của chú, điều ấy quả thật chẳng dễ chút nào. Nhưng chúng em tin rằng với tinh thần phấn đấu và quyết tâm cao, ước vọng của chú sẽ thành hiện thực.
Buổi đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ kết thúc tốt đẹp. Trên đường về, chúng em bàn bạc để tìm cách giúp đỡ các gia đình ấy sao cho có hiệu quả hơn. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc nhắc nhở chúng em sống sao cho có nghĩa có tình đối với những người có công với đất nước. Em càng hiểu sâu sắc hơn về lòng biết ơn – nền tảng đạo đức, đạo lí truyền thống của dân tộc ta.
Em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu về :
a) Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương ;
b) Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của nhà trường, của địa phương.
c) Gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc của một vài thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ.... người địa phương ;
d) Các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh ở địa phương.
a) Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương: Rất tốt, hàng năm số thanh niên đủ tuổi nhập ngũ đúng quy định.
b) Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” của trường, của địa phương:
- Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ;
- Chăm sóc thương binh, bệnh binh, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng;
- Thăm gia đình thương binh, liệt sĩ nhân ngày 27-7;
- Cấp học bổng cho con thương binh, liệt sĩ...
c) Gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc của một vài thương binh, liệt sĩ:
Liệt sĩ Nguyễn Vãn Thạc sinh ngày 14 - 10 - 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công (dệt), là con thứ 10 trong 14 anh em.
Tuy nhà nghèo nhưng anh học rất giỏi: những năm học phổ thông anh luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Năm lớp 10, anh là người đã đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn lớp 10 (lớp 12 ngày nay) toàn miền Bắc năm học 1969 - 1970, khi là học sinh trường cấp ba Yên Hoà B, Hà Nội. Với thành tích đó anh được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải tham gia nhập ngũ. Trong khi chờ nhập ngũ, anh đã thi và đỗ vào khoa Toán — Cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chỉ trong 1 năm anh đã học và tự học xong chương trình 2 năm, được học thẳng năm 3, anh là sinh viên xuất sắc. Giai đoạn đó là thời điểm ác liệt của chiến tranh nên ngày 6 tháng 9 năm 1971 anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Trong quãng thời gian từ ngày 2 - 10 - 1971 tới ngày 3 — 6 - 1972 anh đã viết cuốn Nhật kí "Chuyện đời" cùng nhiều lá thư và gửi lại cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc để tiếp tục chiến đấu. 6 tháng sau (ngày 30 - 7 - 1972), tại chiến trường Quảng Trị anh đã anh dũng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.
d) Các hoạt động của đội dân phòng, tố an ninh ở địa phương:
- Trực tuần tra canh gác, bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương.
- Trực những ngày lụt bão để giúp đỡ đồng bào di dời đến những vùng an toàn.
- Kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh môi trường, trật tự trị an ở khu phố, làng xóm nơi mình cư trú...
EM HÃY KỂ LẠI MỘT CHUYẾN ĐI THĂM GIA ĐÌNH LIỆT SĨ
Chiều thứ năm tuần trước, sau giờ học buổi sáng, chúng em đến thăm gia đình thương binh hỏng mắt Lê Văn Trí tại nhà riêng. Cuộc viếng thăm làm em nhớ mãi.
Để thiết thực chào mừng ngày 30-4 giải phóng miền Nam, hưởng ứng chủ trương của Ban giám hiệu, lớp em phân công nhau đi thâm một số gia đình thương binh, liệt sĩ. Theo sự phân công của lớp, chúng em sẽ đến thăm gia đình chú Trí, một thương binh bị hỏng cả hai mắt, lại còn liệt nửa người. Chú có hai người con thì một đứa bị di chứng chất độc màu da cam, trở nên ngớ ngẩn, đứa con thứ hai học lớp 5. Chúng em bàn nhau nhịn quà sáng, góp tiền mua một món quà nhỏ mang đến biếu gia đình. Bọn em có 15 bạn, mọi việc do bạn Hương lo liệu.
Chiều hôm ấy chúng em tập hợp tại nhà Hương rồi cùng đến nhà chú Trí. Như đã hẹn trước, thím Trí đón chúng em vào, giới thiệu với chú Trí, một thương binh cao lớn, da xanh, đeo kính đen, ngồi trên chiếc xe đẩy. Khi chúng em chào, chú Trí khẽ nói: "Chào các cháu”. Trong khi thím Trí lấy nước uống mời khách, chúng em nhìn quanh, thấy chú thím ở trong ngôi nhà cũ đã xuống cấp. Chính quyền địa phương đang có kế hoạch giúp đỡ chú. Thím cho biết em thứ hai đang đi học, em đầu ngớ ngẩn, ai hỏi chỉ cười. Bạn Hương thay mặt nhóm biếu gia đình món quà nhỏ, gồm chiếc áo cho thím, đường, sữa cho chú và ít giấy cho đứa em đang đi học. Thím cảm ơn chúng em và cho biết địa phương cũng quan tâm nhiều nhưng bệnh tình chú và đứa em nặng quá, thím không thể làm thêm gì để cải thiện.
Khi chúng em hỏi về cuộc chiến đấu của chú ở chiến trường, chú không muốn nói nhiều. Chú cho biết chú phục vụ ỗ một binh trạm trên Trường Sơn, bị máy bay B.52 ném bom và bị thương nặng. Chú điều trị mãi đến những năm 80 mới được thế này. Chú cho biết phần lớn đồng đội chú đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ. Khi chúng em tỏ ý biết ơn và thương cảm, thì chú nói: "Nước có giặc thì mình phải đánh, chứ biết sao? Cá nhân mình không may thì ráng chịu. Mong sao từ đây thanh bình". Những ý nghĩ đó, chắc chú đã nghiền ngẫm trong hơn hai chục năm trời sống trong bóng tối, nó biểu thị một ý thức tự giác và nghị lực kiên cường của anh bộ đội Cụ Hồ.
Chúng em tỏ ỷ muốn làm một việc gì, dù rất nhỏ để đỡ đần cho chú, thím. Thím từ chối không được cuối cùng hướng dẫn chúng em làm vệ sinh sân, vườn và ngõ. Chúng em lấy cuốc, chổi xẻng cùng nhau dọn dẹp. Trong vòng nửa giờ, tròng sân ngõ sạch sẽ, mảnh vườn nhỏ tinh tươm.
Từ biệt gia đình chú Trí ra về, chúng em nghĩ, sau chiến tranh, nước mình có biết bao thương binh và gia đình liệt sĩ. Đây chỉ là một gia đình trong số đó. Sự hi sinh của nhân dân và quân đội thật lớn lao biết bao! Cuộc viếng thăm của chúng em chỉ là một cử chỉ biết ơn rất nhỏ. Em nghĩ, mọi người trong đó có chúng em, còn phải cố gắng nhiều để góp phần xoa dịu những vết thương chiến tranh của đất nước không thể chữa lành.
Hãy tìm hiểu về những hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em (ví dụ: Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của trường, của địa phương; gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc của các thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ,... người địa phương; các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh địa phương,...)
- 100% thanh niên đủ độ tuổi, đạt yêu cầu đều tham gia nghĩa vụ quân sự
- Đội thanh niên xung kích địa phương tham gia phân làn, điều khiến các điểm nút giao thông giờ tan tầm.
- Giúp đỡ các gia đình thuơng, bệnh binh, liệt sĩ,..
- …
Hãy tìm hiểu về những hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em (ví dụ: Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của trường, của địa phương; gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc của các thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ,... người địa phương; các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh địa phương,...)
- 100% thanh niên đủ độ tuổi, đạt yêu cầu đều tham gia nghĩa vụ quân sự
- Đội thanh niên xung kích địa phương tham gia phân làn, điều khiến các điểm nút giao thông giờ tan tầm.
- Giúp đỡ các gia đình thuơng, bệnh binh, liệt sĩ,..