NN

Kể về 1 trải nghiệm của em khi em được đi thăm gia đình của các thương binh, liệt sĩ.

SV
2 tháng 1 2022 lúc 17:26

Tham khảo

Chiều thứ năm tuần trước, sau giờ học buổi sáng, chúng em đến thăm gia đình thương binh hỏng mắt Lê Văn Trí tại nhà riêng. Cuộc viếng thăm làm em nhớ mãi.

Để thiết thực chào mừng ngày 30-4 giải phóng miền Nam, hưởng ứng chủ trương của Ban giám hiệu, lớp em phân công nhau đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ. Theo sự phân công của lớp, chúng em sẽ đến thăm gia đình chú Trí, một thương binh bị hỏng cả hai mắt, lại còn liệt nửa người. Chú có hai người con thì một đứa bị di chứng chất độc màu da cam, trở nên ngớ ngẩn, đứa con thứ hai học lớp 5. Chúng em bàn nhau nhịn quà sáng, góp tiền mua một món quà nhỏ mang đến biếu gia đình. Bọn em có 15 bạn, mọi việc do bạn Hương lo liệu.

Chiều hôm ấy chúng em tập hợp tại nhà Hương rồi cùng đến nhà chú Trí. Như đã hẹn trước, thím Trí đón chúng em vào, giới thiệu với chú Trí, một thương binh cao lớn, da xanh, đeo kính đen, ngồi trên chiếc xe đẩy. Khi chúng em chào, chú Trí khẽ nói: "Chào các cháu”. Trong khi thím Trí lấy nước uống mời khách, chúng em nhìn quanh, thấy chú thím ở trong ngôi nhà cũ đã xuống cấp. Chính quyền địa phương đang có kế hoạch giúp đỡ chú. Thím cho biết em thứ hai đang đi học, em đầu ngớ ngẩn, ai hỏi chỉ cười. Bạn Hương thay mặt nhóm biếu gia đình món quà nhỏ, gồm chiếc áo cho thím, đường, sữa cho chú và ít giấy cho đứa em đang đi học. Thím cảm ơn chúng em và cho biết địa phương cũng quan tâm nhiều nhưng bệnh tình chú và đứa em nặng quá, thím không thể làm thêm gì để cải thiện.

Khi chúng em hỏi về cuộc chiến đấu của chú ở chiến trường, chú không muốn nói nhiều. Chú cho biết chú phục vụ ở một binh trạm trên Trường Sơn, bị máy bay B.52 ném bom và bị thương nặng. Chú điều trị mãi đến những năm 80 mới được thế này. Chú cho biết phần lớn đồng đội chú đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ. Khi chúng em tỏ ý biết ơn và thương cảm, thì chú nói: "Nước có giặc thì mình phải đánh, chứ biết sao? Cá nhân mình không may thì ráng chịu. Mong sao từ đây thanh bình. Những ý nghĩ đó, chắc chú đã nghiền ngẫm trong hơn hai chục năm trời sống trong bóng tối, nó biểu thị một ý thức tự giác và nghị lực kiên cường của anh bộ đội Cụ Hồ.

Chúng em tỏ ỷ muốn làm một việc gì, dù rất nhỏ để đỡ đần cho chú, thím. Thím từ chối không được cuối cùng hướng dẫn chúng em làm vệ sinh sân, vườn và ngõ. Chúng em lấy cuốc, chổi xẻng cùng nhau dọn dẹp. Trong vòng nửa giờ, trong sân ngõ sạch sẽ, mảnh vườn nhỏ tinh tươm.

Từ biệt gia đình chú Trí ra về, chúng em nghĩ, sau chiến tranh, nước mình có biết bao thương binh và gia đình liệt sĩ. Đây chỉ là một gia đình trong số đó. Sự hi sinh của nhân dân và quân đội thật lớn lao biết bao! Cuộc viếng thăm của chúng em chỉ là một cử chỉ biết ơn rất nhỏ. Em nghĩ, mọi người trong đó có chúng em, còn phải cố gắng nhiều để góp phần xoa dịu những vết thương chiến tranh của đất nước không thể chữa lành.

Bình luận (1)
ND
2 tháng 1 2022 lúc 17:28

Sáng ngày 27/ 7/ 2014, em đã buổi đi thăm và tặng quà tri ân gia đình liệt sĩ Nguyễn Viết Việt, tại xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, đã hi sinh vào ngày 29/ 11/1976.

Thân sinh của liệt sĩ Nguyễn Viết Việt là bà Hạnh. Con đường đất sét khô cằn, phía hai bên là những vách núi với những lùm cây rậm rạp xanh tốt dẫn lớp em đi vào nhà bà Hạnh là căn nhà cấp bốn đã cũ. Căn nhà cấp bốn không có nhiều đồ dùng hay tài sản đáng quý, có một bộ bàn ghế đã cũ, bàn thờ được treo ngay ngắn di ảnh của người con trai và chồng của bà Hạnh. Trước đây, bà cũng đã từng tham gia chiến đấu cách mạng và chịu nhiều đòn dã man của bọn giặc. Phá đá mở đường, những chuyến xe chở lương thực, súng đạn, các đồ dùng… để tiếp tế cho tiền phương. Một lòng yêu nước, trả thù giặc, một ý chí quyết tâm vững như sắt đá được thể hiện trong từng câu từng chữ, từng lời nói dứt khoát mà kiên quyết của bà khi kể lại những trận chiến, những cuộc ra quân thập tử nhất sinh .

 

Cái nắng gay gắt của mảnh đất miền Trung  cùng lòng nhiệt tình của con người xứ Nghệ, bà Hạnh đón tiếp chúng em rất niềm nở và giàu lòng hiếu khách với bát nước chè xanh đậm mùi xứ Nghệ. Sau khi được nghe bà kể về cuộc đời ngắn ngủi của con trai mình - liệt sĩ Nguyễn Viết Việt không chỉ khiến bà rơi nước mắt nhớ con mà còn khiến cho thầy cô và chúng em xúc động trước sự hi sinh của chàng trai trẻ.

Qua đó, càng thúc giục chúng em học tập tốt, rèn luyện tốt để tiếp bước các anh đồng thời là sự biết ơn, “uống nước nhớ nguồn”. Hiện tại, bà đang được trợ cấp bởi chính sách cho các gia đình liệt sĩ và các dịp lễ tết. Chính sách của Đảng và  nhà nước quan tâm, chú trọng đến các gia đình có công với cách mạng. Tuy cuộc sống có vất vả nhưng bà luôn động viên con cháu hãy sống thật tốt và biết ơn những người đi trước.

Sau những lời hỏi thăm và nụ cười thân tình, thầy cô và một số bạn cán bộ lớp biếu bà món quà nhỏ và chúc bà luôn luôn mạnh khỏe.  Bà xúc động cảm ơn và chia tay lớp em. Em cùng các bạn giúp bà Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giúp bà làm vườn. Nhìn niềm hạnh phúc nở trên môi Bà làm chúng em cảm thấy ấm lòng, niềm vui như nhân lên gấp đôi. 

Những việc làm nhỏ không những đem đến những niềm vui cho những người khác mà còn đem lại niềm vui cho chính bản thân mình. Đó là việc làm ý nghĩa và thiết thực. Mong rằng không chỉ em và các thành viên trong lớp mà sẽ còn nhiều hơn nhiều hơn nữa những tấm lòng. Buổi đi thăm đã để lại cho em kỷ niệm sâu sắc, điều đó luôn nhắc nhở em sống theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và học tập thật tốt.

Nhờ có dịp được đi thăm mộ các anh hùng liệt sĩ mà em hiểu được giá trị cội nguồn của dân tộc, trong chuyến đi em đã được các bác, các chú có dạy em rất nhiều điều về những chiến thắng xưa, sự hy sinh của những người đi trước đã cho chúng em rất nhiều bài học về dân tộc. Hình ảnh đó đã để cho chúng em nhiều điều có ý nghĩa. Hình ảnh đó để cho chúng em hiểu được giá trị cội nguồn của dân tộc mình. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được đi thăm mộ những anh hùng liệt sĩ của dân tộc.

Những giá trị cội nguồn của dân tộc làm cho em cảm thấy rất tự hào về những giá trị của dân tộc Việt Nam, truyền thống đó mang lại cho chúng ta sự tự hào về những truyền thống đã qua. Mỗi người chúng ta cần phải có ý thức để bảo vệ truyền thống giá trị của dân tộc Việt Nam.
#NgaDayy

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
FB
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết