Hòa tan CaO vào nước rồi nhúng quỳ tím vào dd có hiện tượng
Hòa tan 320 g SO3 vào 480 ml nước. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch thu được ? Nêu hiện tượng xảy ra khi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được ?
PTHH: \(SO_3+H_2O\rightarrow H_2SO_4\)
Ta có: \(n_{SO_3}=\dfrac{320}{80}=4\left(mol\right)=n_{H_2SO_4}\) \(\Rightarrow C\%_{H_2SO_4}=\dfrac{4\cdot98}{320+480}\cdot100\%=49\%\)
Dung dịch sau p/ứ làm quỳ tím hóa đỏ
gì mà 4 mol SO3 lận z
nSO3=4(mol)
PTHH: SO3 + H2O -> H2SO4
mH2O=480(g) => mddH2SO4=mSO3 + mH2O=800(g)
nH2SO4=nSO3=4(mol) => mH2SO4=392(g)
=> C%ddH2SO4= (392/800).100=49%
=> QUỲ TÍM HÓA ĐỎ LÈ LÈ NÈ
Nêu hiện tượng nếu cho mẩu quỳ tím vào dd Ca(OH)2, cho bột P2O5 vào cốc nước có sẵn mẩu quỳ tím
Thí nghiệm 1 : Quỳ tím chuyển dần sang màu xanh
Thí nghiệm 2 : Quỳ tím chuyển dần sang màu đỏ
PTHH : \(P_2O_5 + 3H_2O \to 2H_3PO_4\)
. Nêu hiện tượng và viết các PTHH biểu diễn các phản ứng hoá học ở các thí nghiệm sau:
a) Nhỏ vài giọt axit clohiđric vào ống nghiệm chứa ít bột CuO.
b) Hoà tan diphotpho pentaoxit vào nước rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được.
c) Cho Cu(OH)2 tác dụng với axit sunfuric.
d) Cho một mẫu nhôm vào dung dịch axitsufuric loãng.
e) Nung một ít đồng(II) hiđrôxit trong ống nghiệm.
a) Chất rắn CuO màu đen tan dần và sẽ hết nếu HCl dư, dd từ không màu đổi màu thành xanh
b)Qùy tím hóa đỏ
c)Chất rắn Cu(OH)2 màu xanh tan dần và sẽ hết nếu H2SO4 dư, dd từ không màu đổi màu thành xanh
d)Chất rắn Al màu trắng tan dần và sẽ hết nếu H2SO4 dư, đồng thời có khì H2 bay lên, dd không đổi màu
e)Chất rắn CU(OH)2 màu xanh chuyển màu thành đen, đồng thời có hơi nước bay lên
Bài 1: Hoà tan 21,7 gam Na2O vào nước thu được 400 ml dung dịch A.
a. Nêu hiện tượng xảy ra khi nhúng quì tím vào dd A? Giải thích?
b. Tính nồng độ mol của A?
Bài 2: Người ta dung dung dịch HCl 1,5M để hòa tan hoàn toàn a (g) kẽm, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí H2 (đktc)
a.Tính a?
b.Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng?
Bài1:
a,Vì dd A là dd bazo nên làm cho quỳ tím đổi thành màu xanh
b,\(n_{Na_2O}=\dfrac{21,7}{62}=0,35\left(mol\right)\)
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
Mol: 0,35 0,7
\(\Rightarrow C_{M_{ddNaOH}}=\dfrac{0,7}{0,4}=1,75M\)
Bài 2:
a,\(n_{H_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Mol: 0,15 0,3 0,15
⇒ a=mZn = 0,15.65 = 9,75 (g)
b,\(V_{HCl}=\dfrac{0,3}{1,5}=0,2\left(l\right)=200\left(ml\right)\)
Có hiện tượng gì xảy ra khi nhúng quỳ tím vào các dd muối sau đây: CH3COOK, K2CO3, NaCl, Na2S, NH4Cl,
FeCl3, Al2(SO4)3, Ba(NO3)2, Na3PO4, BaCl2, Na2SO4.
Các dung dịch có môi trường bazo làm cho quỳ tím hóa xanh:
\(CH_3COOK;K_2CO_3;Na_2S;Na_3PO_4\)
Các dung dịch có môi trường axit làm quỳ tím hóa đỏ:
\(NH_4Cl;FeCl_3;Al_2\left(SO_4\right)_3\)
Các dung dịch có môi trường trung tính làm quý tím không đổi màu:
\(NaCl;Ba\left(NO_3\right)_2;BaCl_2;Na_2SO_4\)
Nêu hiện tượng và viết PTHH ( nếu có) của phản ứng: a/ cho mẩu Mg vào dung dịch HCl. b/ CuO phản ứng với dung dịch H2SO4. C/ Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl. D/ Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch Na2SO4.
a) Mẩu Mg tan trong dung dịch, có bọt khí thoát ra
\(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
b) CuO tan hết trong dung dịch, tạo thành dung dịch màu xanh lam
\(CuO+H_2SO_4\rightarrow CuSO_4+H_2O\)
c) Quỳ tím hóa đỏ do HCl là axit
d) Quỳ tím không đổi màu do Na2SO4 là muối trung hòa
a)Hiện tượng khi Mg vào Hcl là Kl Mg tan dần, có bọt khí thoát ra và có dung dịch không màu
pt:Mg+2Hcl---->MgCl2++H2
b)CuO vs H2So4 (loãng hoặc đặc nóng đều giống nhau về hiện tượng và pt ) hiện tượng có chất rắn màu đen tan dần trong dung dịch và xuất hiện dd màu xanh lam
pt:Cuo+H2So4--->Cuso4+H2o
c)Hiện tượng quỳ tím chuyển sang màu đỏ
d)Hiện tượng quỳ tím không đổi màu
\(a,PTHH:Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2\)
Hiện tượng: Chất rắn màu trắng bạc Magie (Mg) tan dần và xuất hiện khí Hidro (H2) làm sủi bọt khí.
\(b,PTHH:CuO+H_2SO_4\to CuSO_4+H_2O\)
Hiện tượng: CuO tan dần và dung dịch chuyển sang màu xanh.
\(c,\) Quỳ tím chuyển sang màu đỏ
\(d,\) Quỳ tím ko đổi màu
Cho dung dịch chứa 2 gam NaOH vào dung dịch chứa 4,9 gam H2 SO4 sau phản ứng nhúng giấy quỳ tím vào, giấy quỳ tím sẽ có hiện tượng gì
n NaOH = 2/40 = 0,05 mol
n H2SO4 = 4,9/98 = 0,05 mol
$2NaOH + H_2SO_4 \to Na_2SO_4 + 2H_2O$
Ta thấy :
n NaOH / 2 = 0,025 < n H2SO4 / 1 = 0,05 nên H2SO4 dư sau phản ứng
Do đó, quỳ tím chuyển sang màu đỏ khi nhúng vào dung dịch sau phản ứng
Hòa tan 6 muối sau đây vào nước: NaCl, NH4Cl, AlCl3, Na2S, Na2CO3, C6H5ONa thành 6 dd, sau đó thêm vào muỗi dd 1 ít quỳ tím. Hỏi dd có màu gì? Vì sao?
NaCl: Quỳ tím không đổi màu.
NH4Cl, AlCl3: Quỳ tím hóa đỏ.
Na2S, Na2CO3, C6H5ONa: Quỳ tím hóa xanh.
Giải thích:
- Ion \(Na^+\) là gốc của các bazo mạnh, \(Cl^-\) là là gốc axit mạnh nên NaCl mang môi trường trung tính.
- Các ion \(NH_4^+,Al^{3+}\) là gốc của các bazo yếu, \(Cl^-\) là là gốc axit mạnh nên NH4Cl, AlCl3 mang môi trường axit.
- Ion \(Na^+\) là gốc của các bazo mạnh, \(S^{2-},CO_3^{2-},C_6H_5O^-\) là là gốc các axit yếu nên Na2S, Na2CO3, C6H5ONa mang môi trường bazo.