Những câu hỏi liên quan
NN
Xem chi tiết
GT
30 tháng 10 2018 lúc 13:29

Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,

Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,

Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang...

Mỗi lần nghe những câu hát này là tôi lại nhớ đến đêm rtrawng Trung Thu quê hương tôi .

Bình luận (0)
GT
30 tháng 10 2018 lúc 13:10

  Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu sắp đến. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu.

Bình luận (0)
NN
30 tháng 10 2018 lúc 13:14

Thứa mình cần là đoạn mở bài ko chép mạng

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
TD
7 tháng 12 2016 lúc 21:43

Bài 1 :

Dường như tuổi thơ của tôi đã gắn liền với dòng sông Cửu Long mênh mông, xanh biết. Quanh năm nứơc vây kín lòng sông.
Dòng sông êm ả trôi cùng với nhữg kỉ niệm tuổi thơ của tôi. Nhữg kỉ niệm bùn cũng như những kỉ niệm vui của tôi lúc nào cũng gắn liền với dòng sông Cửu Long mênh mông, êm ả đó.
Tuy tôi sinh ra ở Mỹ Tho_Tiền Giang nhưg tuổi thơ ủa tôi đã kg dc gắn lền với nơi này.
Tuổi thơ của tôi suốt 5 năm trời, từ lúc sinh ra cho đến lên 5 đã phải xa rời ba mẹ vì một số chuyện cá nhân của hai ng. Tôi đã dc ba mẹ gởi về wê dì ở Tân Quới_Thanh Bình để sống. Và nhữg kỉ niệm về tuổi thơ cũng đã bắt đầu từ đó.

Dòng sông giống như một dòng thời gian, trôi đi mang theo nhữg kỉ niệm của con ng. Dù thời jan có là vô thuỷ vô chung nhưg vẫn có nhữg kỉ niệm mà chúng ta kg bao giờ và không bao jờ có thễ nào wên dc. Với riêng tôi, đó là một dòng sông định mệnh. Nó đã ru tôi suốt nhữg ngày thơ dại, nghe tôi rũ rĩ mỗi khi tôi bùn. Dường như nó đã lớn lên cùng tuổi thơ hồn nhiên thơ mộng của tôi.
Cứ thế, dòng sông cứ lặng lẽ trôi theo thời jan và tôi cũng dần dần lớn lên theo sự lặng lẽ đó. Nhữg lúc bùn cũng như nhữg lúc vui, dòng sông cũng chia sẽ và an ủi cùng tôi.
Nhữg lúc tôi khóc, dòng sông dường như cũng khóc cùng tôi. Nhữg làng sóng êm ã vỗ vào bờ dưòng như dang thỏ thẻ, tâm tình cùng tôi. Dường như nó đang khuyên tôi, đang trò chuyện với tôi cho tôi vơi bớt nỗi bùn của mình.

Tuổi thơ của tôi kg dc hạnh phúc, êm đềm như tuổi thơ của các bạn. Tuổi thơ của tôi dường như gắn liền với sự đau bùn, mất mát và nó luôn luôn song hành củng nhữg háng nứơc mắt chạy dài từ khoé mi xuống gương mặt của tôi.
Có nhìu lần tôi đã ngồi bên bờ sông vắng vẽ mà khóc một mình, khóc cho sự cô đơn, khóc cho sự mất mát, khóc cho sự bất hạnh và khóc cho sự tuổi thân.
Có bít bao nhiu là lần mà dòng sông phải an ủi nhữg nỗi bùn đó cùng tôi và không bít đã có bao nhiu lần nó cùng hoà quyện những giọt nứơc mắt cùng tôi và vỗ về lấy tôi.
Tôi thật sự ganh tị với nhữg đứa trẻ xung wanh tôi, ganh tị với niềm hạnh phúc mà chúng đang có, ganh tị với sự ấm áp gia đình mà chúng nó dc hưởng.
Sự ấm áp của một gia đình đối với tôi lúc bấy giờ chỉa là một giấc mơ, jấc mơ mãi kg bít tới khi nào mới dc thực hiện dc.

Sự cô đơn, trống vắng cứ bao trùm lấy tôi mãi kg chịu buôn. Và chính những lúc đó, những lúc mà tôi cảm thấy cô đơn, trống vắng đó tôi đã thả mình vào dòng sông mênh mông, êm ã đó. Dường như nó hỉu dc nỗi bùn, nỗi cô đơn đó của tôi, nó đã nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng, âu yếm, vuốt ve tôi bằng những làng sóng nhẹ nhàng mà êm ã. Những lúc đó, tôi cảm thấy lòng mình như nhẹ hẳn đi, những nỗi bùn cùng bới sự trống vắng của tôi dường như cũng dc xua tan hết theo những làng sóng ê ã đó.
Những lúc rãnh rỗi, tôi lun lun có mặt cạnh bờ sông, có mặt cạnh ng mẹ thứ hai của tôi, ng mà lun wan tâm tôi, chia sẽ những nỗi bùn cùng tôi.
Sự khao khát một gia đình ấm áp lúc nào cũng cháy bỏng trong tôi. Tôi lúc nào cũng ao ước dc ở bên cạnh bố mẹ, dc vòng tay ấm áp của mẹ ôm chặt lấy tôi, dc nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ, dc nghe những lời dạy bảo của cha, dc vui chơi cùng hai anh tôi. Mỗi khi những suy nghĩ đó trỗi dậy trong tâm trí tôi thì hai hàng nước mắt từ khóe mi của tôi cũng lăn tròn trên khuông mặt kg chịu ngưng. Những giọt lệ từ khóe mắt tôi cứ hòa quyện vào dòng sông êm ả. hòa vào những điệp khúc ngọt ngào của lòng sông, của những tiếng sóng ào ào bất diệt.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi và tôi cũng phải lìa xa dòng sông tuổi thơ đó, lìa xa ng mẹ thứ hai của tôi mặt dù tôi không mún một chút nào và tất cả củng chỉ là việc học của tôi mà thui.
Năm tháng trôi qua và bây giờ tôi cũng đã là một cô nữ sinh lớp 9. Những hành động và suy nghĩ của tôi cũng dần dần chững chạc, sâu sắc hơn trước rất nhìu nhưng những suy nghĩ về dòng sông tuổi thơ, về ng mẹ thứ hai của tôi mãi kg thay đổi, nó cứ dừng chân ở đó, dừng chân ở những suy nghĩ thật đẹp, thật đẹp về tuổi thơ của tôi.


Tuy xung quanh tôi bạn bè rất nhìu nhưng kg khi nào tôi cò thể tâm sự cùng họ, cùng kể cho họ nghe nỗi cô đơn, sự trống vắng và những nỗi bùn vô hạn của tôi cả. Trong lòng tôi những nổi bùn tủi, sự cô đon, sự trống vắng cứ chất chứa thành núi, kg có chỗ nào có thể trút bỏ ngọn núi vô vọng kia dc.
Ngoại trừ dòng sông, ng mẹ thứ hai của tôi thì tôi cũng chẵn bít tâm sự cùng ai, cùng ng nào. Tôi rất mún quây về dòng sông đó, rất mún gặp lại nó, rất mún kể cho nó nghe những tâm sự chất chứa trong tôi bao năm nay nhưng thôi kg thể. Vì thời gian kg cho phép tôi.
Nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ quây về đó, quây về dòng sông tuổi thơ của tôi và quây về ng mẹ hiền thứ hai của tôi. Những làng gió, tiếng sóng vỗ sẽ mãi mãi bên cạnh tôi và những dòng tâm sự của tôi sẽ mãi chất chứa đến khi nào tôi dc gặp lại ng mẹ dịu hiền cũa tôi tự khắc những dòng tâm sự đó sẽ nhẹ nhàng theo gió bay tới mẹ tôi. Dòng sông tuổi thơ, dòng sông tuổi thơ đó sẽ mãi mãi chảy trong lòng tôi, kg bao giờ ngưng, kg bao giờ nghĩ.

Những cơn gió cư nhẹ nhàng thổi
Mang theo những nỗi bùn lặng lẽ xa xôi
Bít khi nào trở về nguồn cội
Đễ quây về khoảng trời của riêng tôi......

Bài 2 :

 

Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu đã gần kề. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu. 

Mặt trời lặn đã lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trời thăm thẳm, lấp lánh muôn vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi lũy tre tím mờ trong lấn sương mỏng. Tiếng trông ếch khuấy động không khí vốn tĩnh lặng chôn thôn quê. Hôm nay là rằm tháng Tám, cả làng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu.

 Mẹ bày cho em mâm cỗ đón trăng. Quả bưởi vàng rám nắng, cuống lá tươi xanh đặt ở giữa, xung quanh là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuôi tiêu lốm đốm trứng cuốc thật xứng với cốm Vòng nõn nà màu ngọc đựng trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao! Một mùi hương dịu ngọt lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng. Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. Ánh trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng như dải lụa bạc lấp lánh trăng. Đồng lúa càng trở nên mênh mông dưới ánh trăng rằm. Trên đường làng, từng đoàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức: Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,
Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,
Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang… Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng. Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây rơm, mái nhà… in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời.

Đêm nay, trăng sáng quá! Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng thêm đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no đủ, thanh bình. Có một cái gì đó thật mơ hồ len nhẹ vào hồn làm cho em xúc động mỗi khi nghĩ đến hai tiếng quê hương!

Bài 3 :

Giữa cuộc sống tất bật hằng ngày, chắc ai cũng có một người bạn cùng đồng hành để xua tan những vất vả, lo lắng trong công việc, học hành. Những người bạn đó là ai? Đó là những con thú mà chúng ta vẫn nuôi. Đối với mỗi người, chúng có thể là những chú chim, hay những chú mèo. Còn đối với tôi thì chú chó "Bill" là một niềm vui lớn giúp tôi xua tan đi những mệt nhọc, lo toan sau một ngày học hành mệt mỏi.

Chú chó "Bill" được bác tôi cho từ khi tôi mới lên sáu tuổi. Nó trông rất to,bằng cái xe đạp của tôi. Nó khoác trên mình một màu nâu vàng rất dịu. Cái đầu của nó tròn tròn, lúc nò cũng lắc trông rất ngộ. Bill có đôi mắt tròn, màu nâu đậm. Chiếc mũi của Bill nhỏ nhỏ, xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Những chiếc râu mép nhỏ, trắng như cước. Bill có những chiếc răng nanh nhỏ, trông rất sắt bén. Khi nó ngủ, lại nhe ra những chiếc răng trông rất dữ. Hai đôi tai của Bill lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Hai đôi chân của Bill hơi gầy có những chiếc móng đeo đi rất nhẹ nhàng. Bill có cái đuôi dài và xù lên giống như cây chổi lúc nào cũng phe phẩy, rất ngộ.

Tôi còn nhớ mãi vào mùa thu năm trước. Bill mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Ba mẹ tôi đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình của Bill vẫng không hề suy giảm. Bill ngày càng yếu dần. Thấy Bill như vậy, tôi khóc nhiều lắm. Có lúc, tôi còn xin ông tiên cho tôi được thế bệnh cho Bill mắc dù biết đó chỉ là một ước mơ, một ước mơ không bao giờ có thể thực hiện được. Rôi một bổi chiều đầy mưa, Bill không còn ở trên thế gian này nữa.. Tôi ôm lấy Bill và khóc oà lên...

Tôi không bao giờ có thể quên được chú chó Bill thân yêu này này. Bởi nó đã giúp cho gia đình tôi rất nhiều. Mỗi khi đi học về, vừa bước qua cánh cổng thì thứ mà tôi thấy đầu tiên chính là Bill. Nó quấn quít lấy chân tôi, đuôi ve vẩy mừng rỡ làm cho tôi quên hết những mệt nhọc. Khi màng đêm buông xuống, mọi người đều chìm trong giấc ngủ, thì nó lại thức giấc canh nhà. Nhiều lúc chỉ nghe được tiếng động nhỏ, nó lại sủa lên làm cho cả nhà thức giấc. Không những thế, trong đời sống chó còn là một món ăn đặc sản. Đáng ca ngợi nhất là đức tín trung thành của chúng. Có những chú chó mà dù chủ có ở đâu thì chúng cũng có mặt ở bên cạnh. Lúc chỉ có một mình. chúng còn có thể là người bạn ở bên cạnh để xua tan đi cái cảm giác cô đơn đó.

Gia đình tôi rất quý Bill. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có có Bill cùng chia sẻ. Bố tôi nói: nó nó không còn là một chú chó, mà nó như một thành viên thân thiết trong gia đình. Dù đã đi xa khỏi thế giới này mãi mãi, nhưng hình ảnh của Bill lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi sẽ nhớ mãi Bill và giữ gìn những kỉ niệm giữa tôi và chú chó thân yêu này.

 

 

Bình luận (0)
CR
Xem chi tiết
TP
17 tháng 11 2021 lúc 18:06

                          Làm

   Trong tất cả các bài hát , bài em thích nhất là bản '' Sonate ánh trăng '' của Bét-to-ven.

   Nó rất hay và làm rung động lòng người .

   Em rất yêu thích bài hát .

( đây là 1 bài văn có đủ 3 phần mở bài , thân bài và kết bài )

Bình luận (0)
BL
Xem chi tiết
VA
4 tháng 5 2022 lúc 20:21

tham khảo:Bài thơ mang tâm lý thiếu nhi mà lại sâu sắc việc đời, người lớn khó viết được.Bài thơ nói chuyện mất chó nhưng đoạn đầu, đoạn dài nhất trong ba đoạn của bài, lại nói chuyện lúc chó đang còn. Nói cái mất, cái không có dễ trừu tượng, nên phải lấy cái có để nói cái không, vẽ mây nẩy trăng vốn là thủ pháp thường gặp trong văn chương, ở đây em Khoa dùng rất đắc địa là chó, sinh động nhất, tình cảm nhất là lúc nó đón mừng chủ. Đó là hoàn cảnh điển hình để bộc lộ "tính cách điển hình'' của con Vàng. Nói lý do mất chó, Khoa đã biến bài thơ mất chó thành bài thơ hạ không lực Hoa Kỳ, một yêu cầu thời sự của văn chương những năm sáu mươi. Bom Mỹ rơi chỉ có chó nó sợ, nó chạy, không thấy tác động gì khác tới làng xóm.Hai câu kết:''Tao nhớ mày lắm đó/
Vàng ơi là vàng ơi!''
là đỉnh cao của tình cảm bài thơ, tưởng như thấy được chú bé đang mếu máo gọi chó, vác gậy chạy tìm khắp xóm.

Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
BT
12 tháng 12 2020 lúc 19:20

Tham khảo nhé !

Trong bài thơ ” ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang nhiều ý nghĩa, trước hết vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi rồi thời chiến tranh ở rừng với con người, không chỉ vậy, vầng trăng còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. Ở khổ cuối, ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt. Với ý nghĩa như vậy nên ta hiểu được chủ đề của bài thơ, ánh trăng chính là tiếng lòng, là những suy nghĩ thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ sống và những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa với thiên nhiên, đất nước bình dị, hồn hậu, bài thơ cũng có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống ” uống  nước nhớ nguồn”, thủy chung với quá khứ đặc biệt là quá khứ gian lao, tốt đẹp.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
H24
27 tháng 2 2021 lúc 7:26

Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng  đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NA
27 tháng 2 2021 lúc 7:17

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích.

Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật kí trong tù”; tập nhật kí bằng thợ được viết trong một hoàn cảnh đọa đày đau khổ, từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, "… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng lên…”. Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi; trăng thề nguyền, trăng chia li, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều; “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ…

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa