Những câu hỏi liên quan
TM
Xem chi tiết
MH
29 tháng 12 2020 lúc 10:48

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.

- Phổi là bộ phận quan trọngnhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.

- Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màngngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.

- Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng

- Số lượng phế nang lớn có tới 700 –800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhần có hại là:

+ Tích cực trồng nhiều cây xanh

+ Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra khí độc.

+ Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá.

+ Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi.

+ Đảm bảo nơi làm việc và nơi có đủ nắng, gió tránh nơi ẩm thấp.

+ Thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa. không khạc nhổ bừa bãi.

Bình luận (1)
KD
Xem chi tiết
DC
31 tháng 12 2018 lúc 17:45

* Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại

- Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí:

- Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi, phế quản.

- Tham gia bảo vệ phổi:

   + Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.

   + Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.

   + Các tế bào limphô ở các hạch amiđan, V-A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.

* Đặc điểm cấu tạo của phổi giúp tăng bể mặt trao đổi khí:

- Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào thành ngực và lá tạng dính chặt vào phổi, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc không (0), làm cho phổi nở rộng và xốp.

- Có tới 700 - 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.

* Chức năng:

- Chức năng của đường dần khí là dẫn không khí vào và ra khỏi phổi; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại. Chức năng này được thực hiện tốt nhờ dường dẫn khí có cấu tạo với những đặc điểm phù hợp sau:

   + Toàn bộ đường dẫn khí đều được lót nhẹ bởi niêm mạc và phần lớn có khả năng tiết chất nhày (làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ), có nhiều mao mạch (làm ấm không khí).

   + Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông, có tác dụng cản các hạt bụi lớn (làm sạch không khí và bảo vệ phổi).

   + Lớp niêm mạc khí quản có các lông rung chuyển động liên tục để quét các bụi bặm dính vào ra phía ngoài.

- Chức năng của phổi: trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi.

Bình luận (0)
BB
Xem chi tiết
AL
10 tháng 12 2021 lúc 21:14

Tham Khảo :

 

- Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, lớp lông rung quét hạt bụi nhỏ ra khỏi khí quản;

- Chất nhày do niêm mạc mũi, khí quản tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ;

- Nắp thanh quản: Đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt

- Các tế bào limphô ở các hạch Amiđan, V-A tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm.

* Khi lao động vệ sinh hay đi ra ngoài đường nên đeo khẩu trang vì: Mật độ khói, bụi trên đường quá nhiều, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp. Có thể gây bệnh về đường hô hấp, gây bệnh bụi phổi.

Bình luận (0)
DB
10 tháng 12 2021 lúc 21:14

Tham gia bảo vệ phổi:

+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.

+ Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.

+ Các tế bào limphô ở các hạch amiđan, V.A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.

* Đặc điểm cấu tạo của phổi giúp tăng bề mặt trao đổi khí:

- Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào thành ngực và lá tạng dính chặt vào phổi, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc không (0), làm cho phổi nở rộng và xốp.

- Có tới 700 - 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.

* Chức năng

- Chức năng của đường dẫn khí là dẫn không khí vào và ra khỏi phổi; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại. Chức năng này được thực hiện tốt nhờ đường dẫn khí có cấu tạo với những đặc điểm phù hợp sau:

+ Toàn bộ đường dẫn khí đều được lót nhẹ bởi niêm mạc và phần lớn có khả năng tiết chất nhày (làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ), có nhiều mao mạch (làm ấm không khí).

+ Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông, có tác dụng cản các hạt bụi lớn (làm sạch không khí và bảo vệ phổi).

 

+ Lớp niêm mạc khí quản có các lông rung chuyển động liên tục để quét các bụi bặm dính vào ra phía ngoài.

- Chức năng của phổi: trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi.

Bình luận (0)
H24
10 tháng 12 2021 lúc 21:15

Tham khảo 

 

* Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại

- Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí:

- Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi, phế quản.

- Tham gia bảo vệ phổi:

   + Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.

   + Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.

   + Các tế bào limphô ở các hạch amiđan, V-A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.

* Đặc điểm cấu tạo của phổi giúp tăng bể mặt trao đổi khí:

- Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào thành ngực và lá tạng dính chặt vào phổi, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc không (0), làm cho phổi nở rộng và xốp.

- Có tới 700 - 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.

* Chức năng:

- Chức năng của đường dần khí là dẫn không khí vào và ra khỏi phổi; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại. Chức năng này được thực hiện tốt nhờ dường dẫn khí có cấu tạo với những đặc điểm phù hợp sau:

   + Toàn bộ đường dẫn khí đều được lót nhẹ bởi niêm mạc và phần lớn có khả năng tiết chất nhày (làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ), có nhiều mao mạch (làm ấm không khí).

   + Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông, có tác dụng cản các hạt bụi lớn (làm sạch không khí và bảo vệ phổi).

   + Lớp niêm mạc khí quản có các lông rung chuyển động liên tục để quét các bụi bặm dính vào ra phía ngoài.

- Chức năng của phổi: trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi.

Bình luận (0)
KN
Xem chi tiết
CX
6 tháng 1 2022 lúc 14:34
Giải đáp thắc mắc: Hệ tuần hoàn gồm những gì?
Bình luận (1)
TP
6 tháng 1 2022 lúc 14:34

Tham khảo

 

*Cấu tạo hệ tuần hoàn gồm: tim và hệ mạch

- Tim có 4 ngăn (2 tâm nhĩ ở trên, 2 tâm thất ở dưới), nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.

- Hệ mạch gồm:

+ Động mạch xuất phát từ tâm thất.

+ Tĩnh mạch trở về tâm nhĩ.

+ Mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch.

- Gồm hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi từ tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch phần trên, dưới cơ thể và đến tận tế bào trao đổi chất thành máu đỏ thẫm → tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới → tâm nhĩ phải.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẫm từ tâm nhĩ phải → động mạch phổi →mao mạch phổi (trao đổi khí nhận oxi, thải cacbonic) → máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.

Các biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim mạch:

- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn:

+ Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch.

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêroin, rượu, doping, ...

+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt dộng và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.

+ Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp theo lời khuyên của bác sĩ

- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hấu, ... và điều trị kịp thời các chứng bệnh khác như cúm, thấp khớp...

- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật...

Bình luận (0)
PH
6 tháng 1 2022 lúc 14:36
1.Hệ tuần hoàn máu gồm tim (4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất) và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch) tạo thành 2 vòng tuần hoànVòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp trao đổi O2 và CO2 ở phổiVòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất toàn cơ thể.2.Trình bày những biện pháp phòng tránh những tác nhân có hại cho tim mạch ?

Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch.

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêroin, rượu, doping, ...

+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt dộng và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.

+ Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp theo lời khuyên của bác sĩ



 
Bình luận (0)
CN
Xem chi tiết
NA
23 tháng 12 2016 lúc 17:29

do ăn uống : chẳng hạn như ăn quá nhiều axit

ăn thiếu chất dinh dưỡng

ăn uống không hợp vệ sinh

...

Bình luận (0)
HT
14 tháng 12 2017 lúc 20:40

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa: vi khuẩn, giun sán, chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn không hợp lí.

Bình luận (0)
DB
Xem chi tiết
IP
10 tháng 12 2020 lúc 20:40
Thuốc lá điện tử khiến cho hơi thở có mùi

Hơi được tạo ra bởi thuốc lá điện tử có chứa các hạt nhỏ có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng mô phổi khiến bạn dễ bị đau ngực hoặc gặp các vấn đề về hơi thở. Nếu bạn là người sử dụng cả thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu thì hơi thở của bạn còn nặng mùi trầm trọng hơn nữa.

Bình luận (0)
H24
10 tháng 12 2020 lúc 20:43

Khói thuốc do người khác hút từ thuốc lá truyền thống là đủ xấu. Phát ra ít nhất 70 hóa chất gây ung thư, thậm chí phơi nhiễm ngắn ngủi cũng nguy hiểm.1

Bây giờ, có một mối nguy mới từ hơi bình xịt có hại do thuốc lá điện tử tạo ra —cũng được biết như khói thuốc vape do người khác hút. Cũng như khói thuốc lá, khói hơi bình xịt có thể ở trong không khí và có thể bị người không hút thuốc lá vô tình hít vào. Giám Đốc Bộ Y Tế Hoa Kỳ cho biết không có mức độ an toàn nào về phơi nhiễm khói thuốc do người khác hút. Trẻ em, thai phụ, người già và những người với chứng bệnh mãn tính đặc biệt dễ bị tổn thương vì hậu quả nguy hại của khói thuốc do người khác hút.

Chất độc hơi bình xịt thuốc lá điện tử có thể chứa hóa chất độc hại bao gồm:

Nicotine; Các hạt mịn và siêu mịn có thể hít sâu vào phổi Mùi thơm như diacetyl, một hóa chất liên kết đến bệnh phổi nghiêm trọng Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzene, được tìm thấy trong ống xả xe hơi Kim loại nặng, chẳng hạn như niken, thiếc, và chì.2

Trong khi đó nhiều người dân ở California đã chọn không cho phép hút thuốc hay hút vape trong nhà, căn hộ và chung cư của họ, hàng triệu người có thể vẫn bị phơi nhiễm với khói thuốc do người khác hút và khói hơi bình xịt.

Bình luận (2)

Thuốc lá điện tử là một loại thuốc lá ở ngoài xã hội, chúng có thể làm ung thư phổi, khó thở (vì phổi là cơ quan hô hấp, thậm chí làm hại đến tính mạng của con người.

Hok tốt~~~

Bình luận (0)
CN
Xem chi tiết
LL
22 tháng 11 2021 lúc 21:39

  - Nhờ sự hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

   - Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.

   - Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

Bình luận (0)
DB
22 tháng 11 2021 lúc 21:41

b)

- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

+ Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin, ...

+ Các vi sinh vật gây bệnh.

- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:

Biện pháp

Tác dụng

- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở.

- Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ O2 và CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp.

- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế ô nhiễm không khí do các chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicôtin,...)

- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

- Thường xuyên dọn vệ sinh.

- Không khạc nhổ bừa bãi.

- Hạn chế ô nhiễm không khí do các vi sinh vật gây bệnh.

- Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.

- Hạn chế ô nhiễm không khí do bụi.

Bình luận (0)
LL
22 tháng 11 2021 lúc 21:41

các không khí bị ô nhiễm 

các biện pháp vệ sinh hô hấpĐeo khẩu trang chống bụi. ...Vệ sinh mũi thường xuyên. ...Giữ ấm đường thở ...Uống nhiều nước. ...Dùng thiết bị lọc không khí tại nhà ...Tiêm phòng các vacxin phòng bệnh đường hô hấp. ...Ăn đủ chất dinh dưỡng. ...Luyện tập thể dục thường xuyên. 
Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
KL
23 tháng 12 2020 lúc 18:36

Các tác nhân gây hại:

-Khói bụi

-Khí độc

-Vi khuẩn, virus

-Khí hậu khắc nghiệt

BIện pháp: 

-Đeo khẩu trang

-Không xả rác bừa bãi

-Vệ sinh hệ hô hấp sạch sẽ

-Giữ ấm cổ họng, cơ thể

Bình luận (2)
NT
Xem chi tiết
HD
29 tháng 6 2017 lúc 9:28

- Do các yếu tố tự nhiêm (núi lửa, cháy rừng, quá trình phân hủy xác động vật,...). Các yếu tố con người như thải ra các khí độc hại trong quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch, khí đốt, khí thải từ các phương tiện giao thông và trong hoạt động sinh hoạt của con người.

- Tác hại của ô nhiễm không khí: Gây hại cho thực vật (gây cháy lá, rụng lá, giảm khả năng kháng bệnh), làm trải đất nóng lên, tạo ra mưa axit. Đối với con người thì ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về hô hấp, mắt, da, máu, ung thư,…

Bình luận (0)
NH
3 tháng 5 2022 lúc 20:23

còn cái nịt

 

Bình luận (0)